当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Ipswich Town vs Wolves, 21h00 ngày 5/4: Bắt bài chủ nhà 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Kèo vàng bóng đá MU vs Man City, 22h30 ngày 6/4: Khó tin The Citizens
Thực tế triển khai 4 năm qua, tôi cho rằng, dự án đầu tư xe buýt nhanh-BRT ở Hà Nội, thực chất là một dự án “ép duyên”, hấp tấp, “học đòi” mấy nước phát triển. Các nước có nhiều các đường phố rộng từ 8 đến 12 làn xe trở lên, mới có thể dành riêng ra 2 làn xe (1 làn của chiều đi, 1 làn của chiều về) cho xe buýt nhanh-BRT. Đằng này, Hà Nội có đường Giảng Võ… rộng 6 làn xe, thậm chí có phố chỉ rộng 4 làn xe, mà cũng duy ý chí-dành ra 2 làn xe BRT. Thế nên, công luận đã phải “lên tiếng”… Và dẫn đến việc đề xuất này, cũng là một “nhân, quả”.
Tuy nhiên tôi cho rằng, nếu cho xe buýt thường được đi vào làn xe buýt nhanh-BRT, sẽ bất hợp lý, hay có thể nói là thất sách. Lý do là làn xe BRT thiết kế ở trong cùng (sát dải phân cách giữa, hoặc sát tim đường); kèm theo những điểm dừng xe (BRT) ở bên trái, áp sát những “nhà ga” tọa lạc giữa đường, thuận theo thiết kế; trong khi đó, những điểm dừng đón trả khách xe buýt thường, lại ở bên phải, sát vỉa hè đường phố.
Do đó, nếu cho xe buýt thường đi vào làn xe BRT thì mỗi khi đến các điểm dừng xe buýt thường, sẽ phải thực hiện chuyển từ làn trong cùng ra làn ngoài cùng dẫn đến những điểm nhập làn xe, gây cản trở dòng xe vào các giờ cao điểm. Hậu quả sẽ gây ra tắc đường kéo dài (giờ cao điểm). Có người đưa ra giải pháp: nếu thế các tài xế (xe buýt thường), sẽ chủ động chuyển làn xe từ xa các điểm dừng đón trả khách…
Nhưng như vậy thì việc cho xe buýt thường được đi vào làn xe BRT là vô nghĩa. Vì xe buýt thường sẽ phải mau mau, chóng chóng chuyển dần làn rất sớm ra khỏi làn BRT, để hạn chế tắc đường, “cập bến” dừng xe đón trả khách ở làn ngoài cùng…
Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu cho loại phương tiện như xe buýt thường được đi vào làn xe BRT ở trong cùng, là thất sách.
Độc giả Nguyễn Thành Lập (Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ảnh:
" alt="Hà Nội cho xe buýt thường đi vào làn BRT là thất sách"/>
Lưu Cường, 45 tuổi, con trai thứ hai của ông Vinh đang làm việc ở Thành Đô, vội vã trở về quê cùng vợ con sau khi nghe tin bố nhập viện. Được đưa đến bệnh viện kịp thời nên sau một thời gian điều trị, ông Vinh đã hồi phục.
Lo bố tuổi cao sức yếu, Cường nói với anh cả Lưu Khôn rằng muốn đưa bố đến Thành Đô cùng mình. Bản thân ông Vinh cũng thích sống với con thứ hơn.
Sau khi bàn bạc, hai anh em thống nhất rằng Cường sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc bố, Khôn đưa tiền cấp dưỡng khoảng 200 nhân dân tệ mỗi tháng. Cả gia đình đều hài lòng với quyết định này, chỉ có vợ của Khôn là Trương Phượng (50 tuổi) có vẻ bất mãn.
Trưa 23/8, Phượng nấu một bữa thịnh soạn cho cả nhà để tiễn gia đình Cường về lại thành phố. Nhưng không lâu sau bữa ăn, con trai 2 tuổi tên Lưu Hồng của Cường đột nhiên quấy khóc, nôn mửa và tiêu chảy. Thấy vậy, Cường cùng vợ là Mã Phương vội đưa con đến trạm y tế thôn.
Bác sĩ cho rằng Hồng chỉ bị đau bụng, không nghiêm trọng nên kê đơn thuốc trị rối loạn tiêu hóa trong hai ngày. Sau khi uống thuốc, đêm đó, các triệu chứng của cậu bé đã thuyên giảm. Để con đỡ mệt, Cường quyết định đưa bố trở lại Thành Đô trước, vợ con sẽ đi sau 1-2 ngày.
Sáng sớm hôm sau, Phương ra bến xe tiễn chồng và bố chồng, về đến nhà thì đã 11-12h. Lúc đó, Phượng đang nấu cơm trong bếp, trên bàn có bát thuốc đã để nguội cho Hồng.
Phương cầm bát thuốc cho con uống rồi vào bếp phụ giúp. Nhưng ngay sau đó, cô nghe thấy con hét lên. Hồng ngã trên sàn, toàn thân co giật, trợn mắt và nôn mửa. Phương bế con chạy đến trạm y tế, tuy nhiên, Hồng không qua khỏi. Nguyên nhân cái chết được bác sĩ đưa ra là do bệnh lỵ trực khuẩn.
Cái chết của con nhỏ khiến vợ chồng Cường suy sụp. Họ đã phải trải qua nỗi đau mất con bốn lần trong 12 năm, lần lượt mất bốn đứa con trai.
Từ năm 1993, sau khi mẹ Cường qua đời vì bệnh, những điều kỳ lạ liên tục xảy ra trong gia đình họ Lưu. Ban đầu, hàng chục con lợn lăn ra chết không rõ nguyên nhân, đều bị co giật dữ dội, sùi bọt mép, chảy máu mũi.
Chẳng bao lâu sau, đàn gà cũng có triệu chứng tương tự. Cường lên thị trấn mua một số loại thuốc thú y nhưng không có tác dụng. Chỉ trong một tháng, đàn lợn, gà nhà nuôi không còn sót lại bao nhiêu.
Lo ngại gia súc, gia cầm mắc bệnh truyền nhiễm, Cường báo cáo tình hình với Cục Chăn nuôi địa phương. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, nhà chức trách không phát hiện bệnh gì.
Năm 1996, gia đình Cường cũng bắt đầu xuất hiện triệu chứng bệnh lạ. Con trai đầu lòng Lưu Ba bị đau bụng, buồn nôn, dần hôn mê rồi qua đời. Do trình độ y tế còn hạn chế, bác sĩ ở thôn không thể nêu rõ nguyên nhân tử vong.
Năm 2003-2004, vợ chồng Cường lần lượt mất đi con trai thứ hai và thứ ba, tình trạng trước khi chết giống hệt Lưu Ba, nguyên nhân tử vong không được làm rõ.
Trong khoảng thời gian này, Cường nghi ngờ chất lượng đất và nước ở nhà có vấn đề, nhưng kiểm tra cho thấy mọi thứ vẫn bình thường. Sau đó, anh bắt đầu "nghi thần nghi quỷ", cho rằng nhà mình gặp vận hạn hoặc phong thủy có vấn đề nên đã nhờ cậy không ít thầy bói, thầy phong thủy.
Để vượt qua nỗi đau mất đi ba đứa con liên tiếp, vợ chồng Cường rời quê đến Thành Đô làm việc. Năm 2006, sự ra đời của Hồng mang lại niềm an ủi lớn cho cặp đôi. Nhưng không ngờ Hồng mới hai tuổi cũng không thoát khỏi số phận.
Cái chết đột ngột của Hồng khiến cả thôn bàn tán xôn xao, bảo nhà họ Lưu là "nhà ma", ai sống trong đó sẽ gặp xui xẻo. Đài truyền hình địa phương cũng đến đưa tin về "ngôi nhà cổ bí ẩn" này. Có chuyên gia y tế xem bản tin, nghi ngờ nguyên nhân cái chết là do trúng độc nên đã liên hệ với cảnh sát địa phương.
Tháng 2/2009, được sự đồng ý của vợ chồng Cường, cảnh sát khám nghiệm tử thi Hồng, phát hiện thành phần thuốc diệt chuột trong cơ thể cậu bé.
Cuộc điều tra nhanh chóng dẫn đến nghi phạm là vợ chồng Khôn - Phượng. Ngoại trừ hai người này, những thành viên khác trong nhà họ Lưu đều có triệu chứng trúng độc, bao gồm cả vợ chồng Cường. Hơn nữa, vào ngày phát bệnh, Hồng chỉ tiếp xúc với vợ chồng Phượng, đồ ăn thức uống đều do họ chuẩn bị.
Một số dân làng cho biết, sau khi cảnh sát lập hồ sơ vụ án, Khôn vội chạy từ Quảng Đông về quê, vứt một túi đồ giữa đêm. Anh ta chỉ ở nhà một ngày rồi lại đi, còn nhờ người nghe ngóng tiến độ điều tra của cảnh sát.
Tháng 4/2009, Khôn và Phượng bị bắt tại một nhà máy ở Quảng Đông. Sự thật về bốn vụ án mạng cũng được làm rõ.
Chị Phạm Thị Hạnh, quản lý Thung lũng hoa Hồ Tây (một trong số ít vườn ở Hà Nội giữ được vườn cúc họa mi), cho biết loài hoa này cần 3 tháng để sinh trưởng và phát triển. Để hoa bung nở đúng vụ, nhà vườn đã bắt đầu trồng từ tháng 8.
Tuy vậy, khi hoa mới trồng được khoảng một tháng thì bão Yagi đổ bộ gây ngập lụt diện rộng. Dù không chịu tác động trực tiếp của bão, mưa lớn đã khiến quá trình chăm sóc hoa của vườn khó khăn hơn.
Vườn 5.000m2 trồng cúc họa mi hút khách đến tham quan, chụp ảnh dịp cuối tuần (Ảnh: Tô Sa).
Theo chị Hạnh, thung lũng hoa nằm trong đê, bị ảnh hưởng bởi bão nhưng không thiệt hại nặng. Do đó, khu vực này vẫn còn nhiều hoa nở, dù muộn hơn 2-3 tuần.
"Cúc họa mi được trồng trên sườn thoai thoải với diện tích khoảng 5.000m2. Hoa được trồng thành hai đợt để thời gian nở dài hơn, dự kiến mùa cúc họa mi năm nay kéo dài đến cuối tháng 12", chị Hạnh chia sẻ.
Phần lớn khách từ các địa phương đến chụp ảnh với cúc họa mi, đặc trưng của Hà Nội tháng 11, là lứa tuổi trung niên, đi họp lớp hoặc tour tham quan. Khách đến từ các khu vực Hà Nội chủ yếu là khách tuổi teen, học sinh - sinh viên.
Vườn hoa mở cửa miễn phí nhưng khách cần gọi một món đồ uống, giá từ 40.000 đồng. Thời gian đón khách từ 5h đến 23h mỗi ngày, khách được tham quan chụp ảnh tự do và không giới hạn thời gian ở lại.
Mỗi ngày, vườn đón từ vài trăm đến 1.000 khách vào dịp cuối tuần. Ngoài cúc họa mi, hiện hoa oải hương, dạ yến thảo cũng đang nở rộ trong vườn, thu hút nhiều du khách chụp ảnh.
Huyền Trang sửa soạn hơn một tiếng để chụp ảnh với cúc họa mi (Ảnh: Tô Sa).
Nguyễn Huyền Trang (24 tuổi, quận Thanh Xuân) đã sửa soạn trang điểm, làm tóc hơn một tiếng để chụp ảnh với cúc họa mi.
"Những năm trước, từ cuối tháng 10 cúc họa mi ngập các con phố, nhưng năm nay mùa hoa nở muộn hơn hẳn. Tôi yêu thích vẻ đẹp thuần khiết của cúc họa mi nên tìm bằng được vườn hoa còn nguyên vẹn sau bão để chụp ảnh", Trang nói.
Chuẩn bị sẵn 5 bộ váy trong ba lô, bà Phương Loan (65 tuổi, giảng viên đã về hưu) đến vườn cúc họa mi lúc 8h. Bà là khách quen của vườn, mỗi mùa đều đến đây chụp ảnh và ngắm cảnh.
Bà Loan cho biết rất yêu thích cúc họa mi nhưng năm nay đợi mãi chưa có nhiều vườn hoa bung nở.
"Khi biết ở đây trồng 5.000m2 cúc họa mi, tôi đã chuẩn bị 5 bộ váy khác nhau để chụp ảnh", bà Loan nói.
Nữ giảng viên đến vườn một mình, chuẩn bị chiếc tripod (gậy chụp ảnh), dạo khắp vườn chụp ảnh với cúc họa mi. Bà không cảm thấy mệt khi mang theo nhiều "đạo cụ", bởi bà coi đây là hoạt động rèn luyện thể dục kết hợp vãn cảnh, chụp hình.
Bà Phương Loan đầu tư 5 bộ váy chụp ảnh với cúc họa mi (Ảnh: Tô Sa).
Cúc họa mi là một loại hoa nhỏ nhắn, thuộc họ cúc, thường nở rộ vào cuối thu và đầu đông tại Việt Nam. Hoa có cánh trắng tinh khôi, xếp đều quanh nhụy vàng, mang vẻ đẹp giản dị nhưng rất cuốn hút.
Cúc họa mi thường được yêu thích vì ý nghĩa biểu tượng của nó, thể hiện sự thuần khiết, nhẹ nhàng và tình yêu trong sáng. Đây cũng là loài hoa gợi lên hình ảnh của Hà Nội mỗi khi đông về.
" alt="Chủ quán cà phê ở Hà Nội trồng 5.000m2 cúc họa mi, khách đổ xô đến chụp ảnh"/>Chủ quán cà phê ở Hà Nội trồng 5.000m2 cúc họa mi, khách đổ xô đến chụp ảnh
Nhận định, soi kèo U17 Indonesia vs U17 Yemen, 22h00 ngày 7/4: World Cup vẫy gọi
![]() |
Hành trình Cảm ơn cuộc đời 2020 với những câu chuyện thật đẹp đã khép lại nhưng những con người trong chương trình vẫn đang tiếp tục công việc của họ. |
Cảm ơn cuộc đời 2020 là câu chuyện về những con người với những việc làm, hành động mang lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. Năm 2020, dịch Covid-19 đã tạo ra một bối cảnh đặc biệt dẫn đến những thay đổi lớn lao, mở đầu cho một năm đầy biến động. Dù vậy, bên cạnh những hệ quả tiêu cực mà dịch Covid-19, thiên tai gây ra là những thay đổi tích cực.
Chương trình Cảm ơn cuộc đời năm 2020 gồm 3 phần: Thay đổi để mạnh mẽ hơn; Đương đầu trước thay đổi; Thay đổi để bền vững. Trong chương trình, khán giả được gặp gỡ PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương - người đã có mặt trong hàng ngũ y, bác sĩ tại Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, địa phương đầu tiên có ca mắc Covid-19 và nhiều người đã góp sức trong công tác phòng, chống dịch.
![]() |
Ca sĩ Đoan Trang biểu diễn trong chương trình. |
Bên cạnh những câu chuyện về Covid-19, câu chuyện về bão lũ cũng mang đến sự xúc động cho khán giả. Đó là câu chuyện của lực lượng quân đội - lực lượng nòng cốt, chỗ dựa của nhân dân trong bão lũ. Đó là câu chuyện của cô giáo Nguyễn Thị Hạnh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) - một trong số thầy cô đã đưa các em học sinh trở về tìm lại bố mẹ, người thân sau cơn bão số 9, hay câu chuyện của Thiếu tướng Hứa Văn Tưởng, Phó Tư lệnh Quân khu 5 - người trực tiếp chỉ huy công tác cứu hộ, cứu nạn trong vụ sạt lở tại Trà Leng, huyện Nam Trà My...
Chương trình cũng giới thiệu tới khán giả dự án Rừng Việt Namcủa ca sĩ Hà Anh Tuấn, dự án Hạnh Phúc Xanhcủa Sống Foundation.
Ca sĩ Hà Anh Tuấn chia sẻ: "Thêm một người bắt tay trồng cây thì có thể góp một phần giúp mọi người chống bão lũ, bảo vệ môi trường, thiên nhiên". Với động lực này, ca sĩ Hà Anh Tuấn đã khởi xướng dự án Rừng Việt Nam, anh hợp tác với lực lượng thanh niên của các tỉnh đoàn, kiểm lâm để bắt tay vào trồng cây tại Đà Nẵng và Lâm Đồng.
![]() |
Dự án 'Rừng Việt Nam' của ca sĩ Hà Anh Tuấn được giới thiệu trong chương trình 'Cảm ơn cuộc đời' |
Hạnh Phúc Xanh của Sống Foundation là một chương trình thúc đẩy việc trồng cây kéo dài 70 năm, với mục tiêu ban đầu là làm sao mỗi một đứa trẻ ra đời khi lớn lên sẽ có cây xanh làm bạn.
Hành trình Cảm ơn cuộc đời 2020với những câu chuyện thật đẹp đã khép lại nhưng những con người trong chương trình vẫn đang tiếp tục công việc của họ. Đội ngũ y bác sĩ, những người lính áo xanh và cả những người dân, những bạn trẻ bình dị đang tạo ra sự hồi sinh từ mệnh lệnh của chính trái tim mình. Hành trình của họ, chắc chắn rồi sẽ có thêm nhiều người đồng hành mới.
Tình Lê
Hà Anh Tuấn cùng ê-kíp đã trồng 1.500 cây tại Lâm Đồng và 305 cây tại Đà Nẵng cho dự án Rừng Việt Nam.
" alt="'Rừng Việt Nam' của ca sĩ Hà Anh Tuấn được giới thiệu trong chương trình 'Cảm ơn cuộc đời'"/>'Rừng Việt Nam' của ca sĩ Hà Anh Tuấn được giới thiệu trong chương trình 'Cảm ơn cuộc đời'
Theo nghiên cứu của Geotab, phạm vi hoạt động của xe điện sẽ giảm đáng kể khi trời nắng. Khi nhiệt độ bên ngoài nóng lên đến 95 độ F (trên 35 độ C), việc bật điều hòa có thể làm giảm phạm vi hoạt động của xe tới 17%. Nếu nhiệt độ lên tới hơn 40 độ C, phạm vi hoạt động của xe điện sẽ giảm tới 20%.
Không chỉ làm giảm phạm vi hoạt động của xe, nắng nóng cũng là “kẻ thù” của lốp xe. Bộ Giao thông vận tải Anh cho hay, áp suất lốp xe có thể bị ảnh hưởng tiêu cực trong những ngày nắng nóng, đặc biệt là đối với xe điện do hầu hết các mẫu xe điện đều nặng hơn xe chạy xăng hay diesel trong cùng phân khúc.
Nhiệt độ tăng cao cũng khiến pin ô tô điện dễ tăng nhiệt trong quá trình sử dụng. Nắng nóng có thể khiến pin quá tải, gây hao hụt lượng điện tích trữ. Về lâu dài, điều này khiến pin xe điện xuống cấp nhanh hơn.
Ngoài ô tô điện, nhiệt độ tăng cao cũng ảnh hưởng không nhỏ đến trạm sạc xe điện. Trên thực tế, hầu hết các trạm sạc xe điện tại Mỹ thường ít có mái che.
Việc sạc nhanh tại những trạm sạc không có mái che sẽ tạo điều kiện cho dòng điện mạnh kết hợp cùng thời tiết nắng nóng có thể khiến pin xe xuống cấp nhanh chóng. Trong một số trường hợp xấu hơn, pin xe có thể bị quá nóng và dẫn đến tình trạng cháy, nổ tại các trạm sạc.
Chính vì vậy, nhiều hãng xe đã lên tiếng khuyến cáo người dân nên hạn chế sạc xe điện dưới trời nắng nóng, đặc biệt là ở những trạm sạc không có mái xe. Thêm vào đó, khi sạc xe điện vào mùa hè, chủ xe nên lựa chọn phương án sạc thường thay vì sạc nhanh và chỉ nên sạc đến 80%. Nhờ đó, tuổi thọ của pin xe cũng như của xe điện sẽ được cải thiện đáng kể.
Minh Nhật (Theo Newsnpr)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt="Ảnh hưởng của nắng nóng với ô tô điện"/>Điều đáng nói đây là University of California, Los Angeles (UCLA), một trường danh tiếng, đang đứng vị trí số một các đại học công của Mỹ, được mệnh danh là Public Ivy (trường công xuất sắc), hiện thu học phí với sinh viên ngoài bang và sinh viên quốc tế 46.000 USD/năm học.
Gần đây, các giáo sư, giảng viên của Đại học Central Florida (Mỹ) cũng biểu tình để phản đối việc không được tăng lương, lương không đủ mua thực phẩm thiết yếu trong bối cảnh giá nhà, giá sinh hoạt leo thang. Cuộc biểu tình này của các giáo sư, giảng viên được sinh viên tham gia, ủng hộ. Bang Florida đã không tăng học phí trường công suốt hơn 10 năm qua, và học phí tại Đại học Central Florida chỉ khoảng 22.000 USD/năm cho sinh viên ngoài bang, mức khá thấp so với trung bình trường công tại Mỹ, và thấp hơn rất nhiều các trường tư cùng hạng đang thu mức học phí 60.000 USD/năm học chín tháng.
Tiền lương của giáo viên, giảng viên, giáo sư luôn là câu chuyện nhạy cảm. Trả lương cho giáo viên bao nhiêu là đủ? Họ có thể sống được bằng nghề không? Xã hội có mong giáo viên làm nhiều nghề để đủ sống không?
Dù ở Đông hay Tây, nghề giáo không được thiết kế để làm giàu, mà là nghề nghiệp phụng sự xã hội, lấy sự phát triển của con người làm thành công của nghề nghiệp. Nhiều người hiểu không đúng nên nêu quan điểm trả lương "sòng phẳng" với nhà giáo theo quy luật cung - cầu. Điều này chỉ đúng với trường tư. Nếu trả đúng lương nhà giáo theo thị trường, e rằng mức học phí sẽ rất cao, nhiều gia đình không chịu nổi, và học sinh không thể đến trường.
Tại Việt Nam cũng vậy, nhờ được bảo trợ từ ngân sách, học phí trường công chỉ ở mức tượng trưng, nhà nước thu trên mỗi học sinh chỉ 4-6 triệu đồng mỗi năm, trong khi học phí trường tư - cùng dạy chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam - có thể lên tới cả trăm triệu mỗi năm học. Có bao nhiêu gia đình sẵn sàng trả được mức học phí này?
Như vậy, có thể thấy, ở bất cứ quốc gia nào, giáo viên chọn làm việc cho hệ thống công lập cũng có nghĩa là lựa chọn và chấp nhận phụng sự xã hội, nhận về phần ít hơn so với sức lao động mình đã đóng góp, để cùng chính phủ cung cấp giáo dục miễn phí hoặc chi phí thấp cho đại đa số người dân. Điều này đặc biệt đúng với các quốc gia còn nghèo, nguồn thu thuế không đủ chi trả hết cho các chi phí trong giáo dục. Giáo dục công vốn là dịch vụ phi lợi nhuận.
Nhưng nói như thế không có nghĩa là xã hội mong giáo viên làm việc không công, hoặc làm từ thiện. Nghề giáo cũng cần được trả lương ở mức đảm bảo chi trả những nhu cầu tối thiểu của gia đình, có thể tái tạo sức lao động, cũng như nuôi con cái. Với mức lương hiện tại ở Việt Nam, giáo viên trường công lập phải cố gắng "co kéo" để có thể sống được với nghề.
Dạy thêm lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Khi nhà nước tuyển dụng giáo viên, nhà nước chính là nhà tuyển dụng, do vậy cho phép nhân viên của mình làm thêm, hay bắt buộc phải tập trung làm duy nhất nhiệm vụ ở trường là hoàn toàn thuộc thẩm quyền của "nhà tuyển dụng". Chính sách càng rõ ràng càng tránh cho giáo viên khỏi mang những điều tiếng tiêu cực xung quanh việc dạy thêm.
Để biết giáo viên xứng đáng với mức lương bao nhiêu, hãy xem mức độ khó cũng như tính chất công việc của họ. Hiện nay, trừ giáo viên mầm non cần có bằng cao đẳng, tất cả giáo viên từ tiểu học tới trung học phổ thông tối thiểu phải có trình độ cử nhân đại học, và đáp ứng thêm các yêu cầu khác liên quan đến chức danh nghề nghiệp. Giáo viên phổ thông làm việc với trẻ em dưới 18 tuổi lại cần tới những chuẩn mực khắt khe khác nữa.
Thầy cô giáo không chỉ làm việc vào lúc lên lớp, họ còn rất nhiều việc khác như soạn bài, chấm bài, dạy phụ đạo, tiếp phụ huynh, tổ chức sự kiện, tham gia các phong trào thi đua... Vào mùa hè, trên danh nghĩa là được nghỉ, nhưng hiếm khi trọn vẹn vì giáo viên thường tham gia học bồi dưỡng nghiệp vụ, và các hoạt động hỗ trợ cộng đồng như tiêm chủng, trực trường lớp, trông thi, lao động công ích, dọn dẹp...
Một giáo viên trường công thông thường phải làm việc với số lượng học sinh rất lớn, chỉ riêng lớp mình chủ nhiệm đã 40-50 em, nếu tính tổng số học sinh do một giáo viên dạy có thể lên tới vài trăm em mỗi năm học. Do vậy các vấn đề phát sinh về bài học, kiểm tra, chấm điểm, vào điểm, nhận xét học bạ, hành vi đạo đức, các vụ tai nạn, các tình huống va chạm giữa học sinh... sẽ lấy đi của thầy cô rất nhiều thời gian và năng lượng. Nếu không được thấu hiểu, chia sẻ và hỗ trợ, giáo viên chịu áp lực nặng nề. Mà khi thầy cô không giữ được năng lượng tích cực, không còn thấy hạnh phúc trong công việc, chất lượng giáo dục chắc chắn đi xuống.
Tôi nghĩ hiếm thầy cô nào muốn đòi hỏi để có thể "làm giàu" từ nghề, mà phần lớn họ chỉ mong mỏi "đủ sống" và giảm bớt các áp lực không đáng có. Nếu ai đó mong giàu có, họ hẳn phải chuyển việc.
Trong hệ thống ngạch bậc, giáo viên chỉ là một trong số rất nhiều viên chức - công chức khác nhau. Việc xác định mức lương của giáo viên nằm ở đâu không thể không so sánh về tính chất công việc, tầm quan trọng, mức độ đóng góp của nghề giáo so với các viên chức - công chức khác.
Chị họ của tôi là một giáo viên thâm niên gần 30 năm. Khi giáo viên được tăng lương từ 1/7/2024, lương của chị tăng thêm ba triệu đồng mỗi tháng. Chị vui vẻ chia sẻ: "Như vậy là mỗi ngày được thêm 100 nghìn, không nhiều nhưng rất vui". Trong khi đó, vốn dạy STEM, lại là giáo viên giỏi cấp tỉnh/thành phố nhiều năm, chỉ dạy thêm hai giờ mỗi ngày cho đơn vị tư, chị sẽ được trả 1-1,5 triệu đồng. Ví dụ này cho thấy nếu lấy giá thị trường để xác định mức lương giáo viên, xã hội "nợ" nhà giáo chứ nhà giáo không mắc nợ gì xã hội cả.
Khi hiểu được bản chất của công việc phụng sự của giáo viên, xã hội sẽ mong muốn hỗ trợ cho thầy cô hơn. Khi xã hội chưa thể là "ông chủ trả lương đúng và đủ" cho giáo viên, thì sự tôn trọng và thấu hiểu sẽ là nguồn động viên to lớn để thầy cô giáo làm tốt công việc của mình mỗi ngày.
Bùi Khánh Nguyên
" alt="Lương giáo viên: bao nhiêu là đủ?"/>