您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề: Những tranh luận chưa dứt
NEWS2025-01-27 13:11:00【Bóng đá】4人已围观
简介Mới đây,àgiáophảicóchứngchỉhànhnghềNhữngtranhluậnchưadứgia vang moi nhat Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Lugia vang moi nhatgia vang moi nhat、、
Mới đây,àgiáophảicóchứngchỉhànhnghềNhữngtranhluậnchưadứgia vang moi nhat Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Luật Nhà giáo để xin ý kiến góp ý của dư luận. Đáng chú ý có nội dung mới về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo.
Theo dự thảo, chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo là văn bản xác nhận tư cách nhà giáo do cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo cấp cho người đạt chuẩn nhà giáo trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục khác.
Theo Bộ GD-ĐT, để có căn cứ pháp lý cụ thể, rõ ràng về người có “tư cách” nhà giáo, xứng đáng với danh xưng “nhà giáo”; đảm bảo nhà giáo là người đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, giáo dục tại cơ sở giáo dục và có khả năng hoạt động nghề nghiệp có hiệu quả và làm tăng niềm tự hào nghề nghiệp đối với những người được gọi là “nhà giáo”, dự thảo Luật Nhà giáo quy định về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo.
Sau khi đăng tải bài viết về vấn đề này, VietNamNet đã nhận được nhiều ý kiến tranh luận với những luồng quan điểm trái chiều.
Một số người bày tỏ hoàn toàn đồng thuận, ủng hộ cần có chứng chỉ hành nghề nhà giáo để nâng cao chất lượng giáo dục, khiến nghề giáo trở nên chuyên nghiệp hơn.
Độc giả Thanh Hằng bình luận: “Cũng như ngành Y, nhà giáo cần có chứng chỉ hành nghề, quan trọng là tiêu chí ra sao và cần được soạn thảo một cách kĩ lưỡng và khoa học. Ngành “trồng người” không thể vừa làm vừa sửa, cải cách liên tục được, bởi sẽ hỏng một, thậm chí nhiều thế hệ”.
Độc giả Nguyễn Trọng Đào chia sẻ, hoàn toàn nhất trí với phương án giáo viên cần có giấy chứng nhận nghề nghiệp. Vì để trở thành người thầy đúng nghĩa phải có giấy chứng nhận, được hội đồng chuyên ngành thẩm định và ít nhất phải có thời gian thực tập về nghề”.
Độc giả Lương Thành cũng cho rằng, cần áp dụng chứng chỉ hành nghề với nhà giáo để tạo nên sự chuyên nghiệp, chứ không phải cứ tốt nghiệp Sư phạm là nghiễm nhiên trở thành nhà giáo và được đi dạy.
“Ngành Y cũng vậy, các sinh viên tốt nghiệp cử nhân, sau một thời gian làm việc thực tế đủ điều kiện mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Thiết nghĩ những gì liên quan trực tiếp đến con người, chúng ta cần phải làm chặt chẽ”.
Độc giả Khanh Nguyễn bình luận: “Tôi rất đồng ý. Kể từ cấp nhà trẻ, khi trẻ mới 2-3 tháng tuổi trở đi đến khi đủ 18 tuổi, người chăm sóc hoặc dạy đều phải có bằng đào tạo về Sư phạm cùng cấp và chứng chỉ hành nghề”.
Độc giả Đan Bổng còn cho rằng, cũng như với nghề Y, nghề giáo nên theo chu kỳ sau 5 năm thi sát hạch để được cấp chứng chỉ hành nghề. “Bởi điều này sẽ buộc những người thầy phải tự học tập, tự rèn luyện, tự tu dưỡng suốt đời”, độc giả này nêu quan điểm.
Song cũng rất nhiều người tỏ ý không đồng thuận, bởi đội ngũ giáo viên “đã mệt mỏi với các loại giấy tờ chứng chỉ”.
Một độc giả bày tỏ: “Giáo viên đã thiếu, lương thấp, giờ lại thêm chứng chỉ. Chúng ta cần xem xét thật kỹ vì điều này có thể ảnh hưởng rất lớn”.
Độc giả Nguyễn Văn Đức cũng bình luận: “Thêm chứng chỉ sẽ gây lãng phí, liệu ai đảm bảo có chứng chỉ hành nghề rồi, nhà giáo sẽ trở nên tốt hết không?”.
Độc giả Minh Phong cho rằng, điều cần nhất là chúng ta phải siết chặt đầu vào cũng như chất lượng giảng dạy ở các bậc đào tạo. “Nếu cấp giấy phép lại sinh ra thủ tục hành chính và hàng triệu giáo viên sẽ phải đi học thêm rồi thi sát hạch chứng chỉ để đủ điều kiện hành nghề, trong khi các trường sư phạm đã đào tạo đủ chuẩn để các sinh viên ra trường có thể dạy học”, độc giả này chia sẻ.
Độc giả Trần Đình Anh cho rằng, không nên có chứng chỉ hành nghề nhà giáo. Bởi vốn nhà giáo phải được đào tạo và cấp bằng Sư phạm. “Bằng tốt nghiệp của nhà giáo do cơ sở đào tạo nghề giáo đạt chuẩn cấp bằng. Tấm bằng đó là cơ sở để người được cấp có thể hành nghề Sư phạm.
Độc giả Long Giang cho hay, thời gian qua, bao nhiêu lĩnh vực đã bãi bỏ chứng chỉ, nay ngành giáo dục lại muốn thêm. “Nên nhớ rằng, chất lượng của nhà giáo hay bất kỳ một sản phẩm nào đều không phụ thuộc bất kỳ một thủ tục quản lý hành chính nào cả. Chúng ta đừng nghĩ cách để cấp phép, thay vào đó, hãy nghĩ cách đào tạo có chất lượng để có sản phẩm chất lượng”.
Độc giả Lam Giang nêu quan điểm: “Theo tôi, bác sĩ cần chứng chỉ hành nghề để mở phòng khám tư, tự khám bệnh, được quyền quyết định điều trị bệnh. Nên tôi nghĩ chỉ khi nào nhà giáo muốn tự mở trường dạy học, mở lớp dạy thêm mới cần phải có chứng chỉ hành nghề”.
Độc giả Lê Dinh viết: “Hệ thống trường ĐH Sư phạm đào tạo cử nhân ngành Sư phạm mà không đủ điều kiện để trở thành nhà giáo và phải nhờ đến một tổ chức khác cấp chứng chỉ mới đủ điều kiện giảng dạy, có lẽ cần xem lại tính hợp lý. Liệu đội ngũ cán bộ đào tạo cấp chứng chỉ hành nghề có chuyên môn và học thuật, kỹ năng hơn các trường ĐH không. Vậy tại sao không đào tạo luôn trong chương trình của trường đại học?”.
Độc giả Thiện Phạm cũng đồng quan điểm rằng, tại sao không lồng ghép vào chương trình đào tạo sinh viên Sư phạm để khi họ tốt nghiệp là đồng nghĩa có chứng chỉ hành nghề.
Đồng quan điểm, độc giả Dương Hoài Linh chia sẻ: “Việc phải có thêm 1 chứng chỉ là sẽ tốn nhiều thời gian, công sức tiền bạc của những người đã tốt nghiệp ngành Sư phạm. Tôi nghĩ chứng chỉ chỉ áp dụng cho những người không học chuyên ngành Sư phạm nhưng muốn đi dạy học”.
Độc giả Tô Trung Nghĩa cho rằng, chỉ cần có bằng do trường sư phạm cấp là đủ. “Tôi nghĩ việc sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chỉ áp dụng cho những ai tốt nghiệp các ngành/trường không phải sư phạm nhưng làm công tác giảng dạy. Chứng chỉ hành nghề cũng nên có hiệu lực suốt đời, để tránh những phí tổn về thời gian, tiền bạc khi xin cấp lại, trừ khi phạm sai lầm phải tước chứng chỉ”.
Bên cạnh đó, cũng nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ. “Các chuyên gia, các nhà quản lý cấp cao thỉnh thoảng được mời đến dạy, truyền giảng kinh nghiệm cho một trường học hay đơn vị nào đó thì họ có cần phải có chứng chỉ hành nghề hay không? Quy định chứng chỉ hành nghề liệu có làm khó cho việc truyền giảng kiến thức?”, một độc giả thắc mắc.
Độc giả Minh Phạm cũng băn khoăn: “Những người tốt nghiệp trong các trường Sư phạm nhưng do đào tạo vượt quá nhu cầu tuyển dụng và hiện nay chưa xin được việc làm hoặc có nơi công tác chính thức, nên đi dạy gia sư hoặc mở lớp dạy thêm tại nhà có được tham gia thi sát hạch để cấp chứng chỉ hành nghề giáo viên không?”.
Nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp: Chuyên gia nói gì?
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, việc có chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cũng như gắn liền quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân với xã hội; bảo vệ quyền lợi người học.很赞哦!(5827)
相关文章
- Soi kèo góc Las Palmas vs Osasuna, 3h00 ngày 25/1
- Lên kế hoạch đào tạo 50.000
- Những điểm nhất trong kỳ thi THPT quốc gia 2019
- Đáp án môn Sinh học thi THPT quốc gia 2019
- Nhận định, soi kèo Ludogorets vs Midtjylland, 03h00 ngày 24/01: Thắng lợi đầu tiên
- Sinh viên khốn khổ vì 'luật' của chủ nhà trọ
- Điểm chuẩn trường Đại học Giáo dục
- Huawei giành lại ngôi vương tại Trung Quốc, đẩy Apple xuống hạng 5
- Nhận định, soi kèo Prostejov vs Trencin, 16h15 ngày 23/1: Điểm tựa sân nhà
- Nữ sinh khủng hoảng vì lộ ảnh nóng
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Saint
Các em học sinh đến tham gia chuỗi sự kiện "Sách cho bạn, cho tôi" sáng 21/4. Ảnh: Đức Huy.
Trong buổi Khai mạc chuỗi sự kiện "Sách cho bạn, cho tôi" hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam ngày 21/4, đại diện UBND quận Hoàn Kiếm đã tổng kết những dấu ấn nổi bật trong thời quan vừa qua của Phố sách Hà Nội.
Tiêu biểu là kết quả hoạt động của chuỗi sự kiện "Phố sách cuối tuần". Nhờ sự sát sao của ban lãnh đạo Quận Hoàn Kiếm cũng như sự đóng góp của các nhà xuất bản, công ty sách, Phố sách Hà Nội như được đánh thức những tiềm năng mới, trở thành một không gian văn hóa độc đáo.
Người dân ngày càng quan tâm hơn đến Phố sách
Từ đầu năm 2023, sau đợt tu sửa lớn trước đó, Ban Điều hành Phố sách đã tổ chức nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc thu hút được sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp, người dân và độc giả.
Ba tháng gần đây, Phố sách Hà Nội đã tổ chức 61 sự kiện, thu hút hơn 80.000 lượt người tham gia. Các sự kiện được tổ chức trong các dịp lễ Tết, sự kiện tương tác sách thiết thực, phù hợp sở thích của trẻ em, giới trẻ nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long phát biểu khai mạc chuỗi sự kiện "Sách cho bạn, cho tôi". Ảnh:Việt Linh.
Đặc biệt là việc tổ chức chuỗi sự kiện “Phố sách cuối tuần” được tổ chức vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần đã thu hút được hàng nghìn độc giả, trẻ em đến với phố sách, tiếp cận được với sách, được nghe, hướng dẫn cách đọc sách, chọn sách, tạo thói quen đọc sách mỗi ngày.
Ban điều hành Phố sách đã kêu gọi xã hội hóa trang trí Phố sách theo chủ đề từng tháng, tạo các điểm check in, tổ chức các sự kiện, hoạt động thiết thực để thu hút người dân, độc giả đến với Phố sách. Những điểm đọc sách miễn phí, hoạt động ký tặng sách, tọa đàm qua những câu chuyện kể của tác giả được tổ chức bài bản. Các hoạt động bên lề như vẽ tranh theo sách, kể chuyện sách thu hút hàng nghìn lượt tham gia của học sinh trên địa bàn thành phố.
"Có được kết quả trên, trong quá trình hoạt động, Phố sách Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm của các lãnh đạo Thành phố và sự phối hợp, hỗ trợ của các sở, ngành Thành phố, sự chỉ đạo của UBND quận Hoàn Kiếm. Ban Điều hành Phố sách đã khắc phục những tồn tại, khó khăn, nỗ lực xây dựng Phố Sách Hà Nội ngày càng phát triển, đạt được nhiều kết quả nổi bật", Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long phát biểu trong lễ khai mạc.
Chia sẻ với Zingnews, bà Nguyễn Thị Nguyệt (Giám đốc Nhà sách Phương Nam chi nhánh Hà Nội) đánh giá Phố sách Hà Nội thời gian gần đây đã có sự thay đổi lớn về diện mạo. Lượng khách đến đông hơn. Nơi đây không chỉ hấp dẫn như một điểm check-in, chụp ảnh dành cho giới trẻ như hồi trước nữa mà nó đã thực sự trở thành một điểm đến cho người muốn tìm kiếm và mua sách.
"Phương Nam cảm thấy tự hào khi đồng hành và chung tay góp phần phát triển phố sách. Đơn vị đã tham gia tổ chức các sự kiện kêu gọi bạn đọc đến với Phố sách trong những ngày đầu năm mới, ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Phố sách đã trở thành một không gian sôi động đầy màu sắc và thúc đẩy văn hóa đọc của người dân", bà Nguyệt cho biết.
Đa dạng các sự kiện chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc
Từ ngày 21/4 đến ngày 4/5, chuỗi sự kiện chào mừng ngày Sách Việt Nam với chủ đề "Sách cho bạn, cho tôi" chính thức được bắt đầu. Tham gia vào chương trình này có nhiều đơn vị đồng hành như nhà sách Phương Nam, nhà xuất bản Kim Đồng, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, thư viện cộng đồng D Free Book...
Theo Ban Quản lý Phố sách Hà Nội, cùng các hoạt động giao lưu, tọa đàm, giới thiệu sách, những hoạt động văn hóa, giải trí được đưa vào Phố sách đều đã được chọn lọc, sao cho có thể góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của du khách khi đến với Phố sách. Chuỗi sự kiện được kỳ vọng khơi gợi cảm hứng của người dân tìm hiểu sâu hơn nữa về những giá trị văn hóa của đất nước thông qua sách.
Các bạn trẻ đến mua sách tại các gian hàng ngoài trời của phố sách.
Nhân dịp này, tủ sách cộng đồng "Con tàu tri thức" của phố sách 19/12 cũng được cập nhật thêm nhiều đầu sách. Các trường học, tổ chức xã hội đã trao tặng thêm hàng trăm đầu sách mới phù hợp với đa dạng lứa tuổi.
"Trong những ngày gần đây, chúng mình có tham gia cùng phố sách rất nhiều hoạt động mới hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, lượng khách đông lên đáng kể. Không khí khác hẳn so với năm trước đó", Hoàng Mai, đại diện cửa hàng sách Đinh Tị tại phố sách 19/12, chia sẻ.
Sau 6 năm hoạt động, Phố sách Hà Nội đã trải qua nhiều khó khăn như cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất xuống cấp, cơ chế quản lý bất cập... Nơi đây vẫn từng bước trở thành một không gian văn hóa, sinh hoạt thu hút sự quan tâm của công chúng nói chung và cộng đồng yêu sách nói riêng. Chứng kiến sự phát triển của Phố sách, đặc biệt là những bước đổi mới trong đầu năm 2023, nhiều người dân thủ đô hy vọng rằng không gian này sẽ tiếp tục có nhiều chương trình hấp dẫn hơn.
Đăng Khôi và Thủy Anh làm đám cưới năm 2013. Tuy nhiên, cả hai đã đăng ký kết hôn 4 năm trước đó và có con trai đầu lòng vào năm 2012. Năm 2015, Thủy Anh sinh con trai thứ hai.
Sau khi kết hôn, Thủy Anh trực tiếp hỗ trợ Đăng Khôi quản lý công ty giải trí riêng, đồng thời là người sắp xếp lịch diễn và lên ý tưởng cho nhiều dự án quan trọng trong sự nghiệp của nam ca sĩ. Cô cũng được gia đình chồng yêu quý bởi sự khéo léo, chu đáo của mình.
Đến nay, dù đã bên nhau 16 năm nhưng tình cảm của Đăng Khôi và Thủy Anh vẫn mặn nồng. Trên trang cá nhân, bà xã của Đăng Khôi thường xuyên đăng tải những khoảnh khắc hạnh phúc bên chồng.
Bước sang tuổi 36 và đã là mẹ của hai cậu con trai nhưng Thủy Anh vẫn sở hữu vóc dáng thon gọn cùng vẻ trẻ trung.
Để duy trì sắc vóc, bà xã Đăng Khôi luôn dành thời gian chăm sóc da, tập thể dục, chú trọng chế độ ăn uống ít tinh bột, đường. Với lợi thế hình thể đẹp, Thủy Anh thoải mái diện những trang phục giúp tôn đường cong quyến rũ.
Đăng Khôi và Thủy Anh trong chương trình 'Vợ chồng son'
Phương Linh
Ảnh: FBNV
Biệt thự 2 triệu đô không khác gì khách sạn nhà vợ chồng Đăng Khôi
- Vợ chồng ca sĩ Đăng Khôi mới dọn về căn biệt thự sang trọng tại quận 7, TP.HCM hồi cuối năm 2019 vừa qua.
">Vợ ca sĩ Đăng Khôi quyến rũ ở tuổi 36
- - 6 tuổi, Jacquelyn Ngô, cô bé người Úc gốc Việt, đã có triển lãm tranh cho riêng mình tại Sydney. Nhiều tờ báo ở Úc viết về em bé này như là một thiên tài và niềm hy vọng của thế giới hội họa.
Jacquelyn Ngô sinh ra ở Việt Nam và nhập cư sang New South Wales, Úc. Jacquelyn bắt đầu cầm cọ vẽ từ năm 3 tuổi và khiến nhiều người kinh ngạc bởi những bức vẽ hồn nhiên, màu sắc phong phú của mình.
">Jacquelyn Ngô Xem tranh của hoạ sĩ 6 tuổi gốc Việt gây xôn xao nước Úc
- Sau khi phát hiện những biểu hiện lạ của con gái tại trường mầm non thông qua hệ thống camera, chị Thi và gia đình đến kiểm tra thì thấy con gái trên người xuất hiện nhiều vết bầm tím.
Trao đổi với VietNamNet sáng 9/6, chị Tôn Nữ Minh Thi (trú phường Trường An, TP Huế) cho biết con gái chị là cháu Mai T. (gần 2 tuổi) vừa được gia đình gửi tại Trường Mầm non Vico Shool (đường Lê Quang Đạo) gần 1 tuần. Khi mới vào học, cháu T. hòa đồng và chơi vui vẻ với bạn bè.
Trường Mầm non Vico School, nơi cháu T. đang theo học
“Đến khoảng 12h trưa 8/6, thông qua hệ thống camera kết nối giữa nhà trường với phụ huynh, tôi phát hiện con gái có nhiều biểu hiện lạ. Đặc biệt, cháu nhiều lần chạy ra đập cửa lớp học và có biểu hiện khóc thét”, chị Thi cho biết.
Ngay sau đó, chị Thi cùng người nhà đến trường thì phát hiện cháu liên tục khóc thét. Kiểm tra nhanh, gia đình phát hiện trên cánh tay và lưng cháu xuất hiện nhiều vết thâm tím. Chị Thi bày tỏ nghi ngờ rằng những vết thâm tím này là do bé Mai T. bị đánh.
Những vết bầm tím trên tay cháu Mai T. mà theo giải thích của lãnh đạo nhà trường là do bị tay cô giáo đè, nắm quá chặt
Gia đình cháu T. gặp các giáo viên trong lớp để hỏi rõ nguyên nhân nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng.
Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Hồng Hà, hiệu trưởng nhà trường cho biết đã nắm được thông tin vụ việc.
Bà Hà chia sẻ, sự việc xảy ra vào khoảng 12h trưa ngày 8/6, tại lớp học Kiti 1 do cô giáo L.T.N và 2 giáo viên khác phụ trách.
“Sau khi nhận được phản ánh của phụ huynh, chúng tôi đã yêu cầu cô N. viết bản tường trình và trực tiếp xem lại camera để xác định nguyên nhân vụ việc” - bà Hà cho biết.
Theo bà Hà, căn cứ vào dữ liệu camera lớp học và bản tường trình của giáo viên thì “không có chuyện giáo viên có hành vi bạo hành với cháu Mai T.”.
Lúc đó, các giáo viên lớp Kiti 1 đang cho các cháu uống sữa và đi ngủ. Tuy nhiên, cháu Mai T. khóc lóc, không chịu uống sữa nên cô N. có bế lên giường, dùng tay đè lên tay cháu T. để bắt uống sữa. Do cháu T. vùng mạnh nên xảy ra các vết thâm tím trên tay” - bà Hà thông tin.
Bà Hà cũng cho rằng việc xử lí sự việc của cô Nhung là “thiếu khéo léo, chưa linh hoạt”.
Hiện lãnh đạo nhà trường đã có buổi làm việc với phụ huynh cháu Mai T. để có hướng xử lí phù hợp.
Quang Thành
">Bé 2 tuổi bị cô giáo mầm non “đè” uống sữa khiến tay bầm tím