Theôngnênưuđãivôđiềukiệncôngnghiệpưutiêson heung-mino quan điểm của các chuyên gia đưa ra tại hội thảo khoa học quốc tế “Chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” vừa diễn ra tại Hà Nội, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, Việt Nam cần tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, xác định rõ vai trò của các thành phần kinh tế trong phát triển công nghiệp để định hướng chính sách phát triển phù hợp. Trong đó, vấn đề lựa chọn lĩnh vực công nghiệp ưu tiên phát triển, thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghiệp và đa dạng hóa nguồn tài chính cho phát triển công nghiệp là hàng loạt nhiệm vụ trọng tâm đang được đặt ra. Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh, Trường Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng vấn đề chính không phải là nên hay không nên có chính sách công nghiệp ưu tiên, mà vấn đề là nên có chính sách công nghiệp ưu tiên như thế nào. Việt Nam không nên theo đuổi chính sách ưu tiên một số sản phẩm công nghiệp cá biệt như hiện nay. Thay vào đó, chính phủ nên thực thi chính sách ưu tiên phát triển một số “lĩnh vực năng lực” phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển dài hạn của đất nước. Đồng quan điểm, tiến sỹ Nguyễn Thị Tuệ Anh, Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương cũng nhấn mạnh đến vấn đề nếu ưu tiên nhiều quá sẽ trở thành dàn trải, tạo ra nhiều hệ lụy khiến ngành công nghiệp ưu tiên không có năng lực cạnh tranh để đủ sức bước ra khỏi phạm vi quốc gia. Trao đổi thêm, ông Vũ Thành Tự Anh cho rằng chính phủ nên cắt giảm một loạt các sản phẩm ưu tiên, chỉ nên tập trung vào những ngành có năng lực cạnh tranh và khả năng phát triển để không phải dàn trải năng lực vốn đã hữu hạn. |