当前位置:首页 > Bóng đá > Xu hướng mua trước trả sau trên các sàn TMĐT

Xu hướng mua trước trả sau trên các sàn TMĐT

2025-01-18 12:52:25 [Ngoại Hạng Anh] 来源:NEWS

Mua trước trả sau là hình  thức cung cấp tín dụng ngắn hạn,ướngmuatrướctrảsautrêncácsànTMĐphilippines vs cho phép người mua hàng trước và trả tiền sau mà không bị tính lãi, phí hoặc chỉ chịu lãi suất ở mức thấp nhất. Lịch trình thanh toán món hàng đã mua tùy thuộc vào điều khoản của nhà cung cấp dịch vụ mua trước trả sau nhưng thông thường là trả đầy đủ vào cuối tháng hoặc chia theo số lần trả tuỳ vào nhà cung cấp dịch vụ.

Nhiều người tiêu dùng đánh giá, mua trước trả sau có thể thay thế phương thức thanh toán truyền thống như thẻ tín dụng. Theo đó, khách hàng chỉ cần đăng ký tài khoản qua ứng dụng, cung cấp thông tin cá nhân và khoản vay mà không cần chứng minh thu nhập.

Theo Forbes, thị trường mua trước trả sau có thể đạt tới 680 tỷ USD trong giá trị giao dịch vào năm 2025. Động lực phát triển đến từ sự phổ biến của dịch vụ mua trước trả sau và nhu cầu về tài chính dưới tác động của đại dịch toàn cầu. Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp tăng 2,7 lần, từ 1,9 tỷ USD năm 2020 lên 5,2 tỷ USD năm 2021 (theo Dealroom) cũng cho thấy được tiềm năng phát triển của thị trường này.

Theo Báo cáo toàn cảnh đổi mới sáng tạo mở Việt Nam, thanh toán bằng hình thức mua trước trả sau đang tăng trưởng khá mạnh mẽ. Theo số liệu của World Bank, với mức độ thâm nhập của thẻ tín dụng thấp 4,7%, cùng sự bùng nổ của thương mại điện tử và nền kinh tế số, mua trước trả sau sẽ trở nên phổ biến với người tiêu dùng Việt Nam. 

Doanh thu của các công ty mua trước trả sau phần lớn đến từ lãi suất vay, phí đối tác, phí thẻ tín dụng ảo, bán các khoản vay và phí phục vụ cho một nhà đầu tư khác, hoa hồng trên mỗi giao dịch thành công khi kết hợp với ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính để cho vay mua trước trả sau.

Nhiều doanh nghiệp tham chiến thị trường mua trước trả sau. Ảnh minh hoạ

Theo hãng nghiên cứu Research & Market, thị trường thanh toán mua trước trả sau tại Việt Nam dự kiến mức tăng trưởng 126,4% hàng năm và đạt con số hơn 1,1 tỷ USD vào năm 2022. Tổng giá trị hàng hóa của thị trường mua trước trả sau trong nước sẽ tăng từ 496,4 triệu USD năm 2021 lên đến 10.528 triệu USD vào năm 2028 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm có thể đạt hai con số 45,2% trong 6 năm tới.

Với tiềm năng phát triển như vậy, ngày càng có nhiều đơn vị gia nhập cuộc đua mua trước trả sau. Sàn TMĐT Sendo cũng cho phép khách hàng lựa chọn mua trước, trả sau khi có nhu cầu. Thay vì phải thanh toán ngay, khách mua hàng thương mại điện tử có thể chọn phương thức trả góp trong vòng 30 ngày với lãi suất 0%, hoặc chọn trả dần trong 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng.

Dịch vụ này được cung cấp bởi Kredivo (một nền tảng tín dụng trực tuyến tại Indonesia) thông qua hợp tác với VietCredit. Để sử dụng, người dùng cần đăng ký tài khoản để được cấp một hạn mức tín dụng. Khi mua hàng trên Sendo, người dùng sẽ có tuỳ chọn thanh toán bằng Kredivo, bên cạnh các hình thức thanh toán khác. Đại diện Kredivo cho hay có kế hoạch làm việc với tất cả các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam để mở rộng phương thức thanh toán mua trước trả sau. Đồng thời có mong muốn trở thành phương thức thanh toán mua trước trả sau phổ biến tại nhiều điểm chấp nhận trên khắp Việt Nam.

Mới đây, Zalo cũng gia nhập thị trường này này bên cạnh các tên tuổi khác. Theo đó, ví điện tử ZaloPay đã tích hợp tính năng Tài khoản trả sau là sản phẩm hợp tác cùng với một đối tác ngân hàng. Theo đó, để sử dụng dịch vụ này, tài khoản ZaloPay của người dùng phải được xác thực đầy đủ thông tin và đã từng thực hiện giao dịch. Hạn mức mua sắm dao động từ 500.000 đồng đến tối đa 5.000.000 đồng mỗi tháng.

Theo đánh giá, với mô hình mua trước trả sau, người tiêu dùng được mua hàng ngay lập tức dù chưa có khả năng tài chính để thanh toán toàn bộ chi phí mua sắm mà không phát sinh chi phí thường niên hay phí ẩn, thủ tục đăng ký đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, hạn mức tiêu dùng thường không cao, tối đa 20 – 30 triệu để đáp ứng nhu cầu mua sắm các mặt hàng như thời trang, mỹ phẩm, điện thoại, laptop, linh kiện điện tử…Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng cho rằng, nếu không biết cách kiểm soát chi tiêu, người tiêu dùng sẽ rất dễ mua sắm quá đà do không cần phải trả ngay số tiền khi thanh toán, dẫn đến thanh toán chậm các kỳ đến hạn và bị đội thêm phí phạt.

(责任编辑:Bóng đá)

热点阅读