Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra nhấn mạnh, Việt Nam là láng giềng gần gũi, đối tác quan trọng của Thái Lan ở khu vực. Bà khẳng định sẵn sàng hợp tác với Thủ tướng Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác hiệu quả toàn diện giữa hai nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định ở khu vực.
Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra cũng cảm ơn Việt Nam đón tiếp hết sức trọng thị, chu đáo Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn thăm Việt Nam mới đây.
Hai Thủ tướng đánh giá quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Thái Lan đang phát triển mạnh mẽ, hiệu quả trên các lĩnh vực; nhất trí cần sớm nâng cấp quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao Thái Lan giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất và là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai của Việt Nam trong ASEAN. Việt Nam sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Thái Lan kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam; ủng hộ sáng kiến “Sáu quốc gia, một điểm đến” của Thái Lan nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch giữa các nước ASEAN.
Thủ tướng mong muốn hai bên hợp tác chặt chẽ thúc đẩy kết nối giao thông vận tải trong khu vực; tăng cường hợp tác văn hóa, giáo dục – đào tạo, giao lưu nhân dân...
Thủ tướng Thái Lan nhất trí với Thủ tướng Phạm Minh Chính về sự cần thiết phải phối hợp chặt chẽ, tháo gỡ khó khăn, phấn đấu sớm đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 25 tỷ USD; tăng cường gắn kết giữa hai nền kinh tế thông qua triển khai hiệu quả Chiến lược “Ba kết nối”.
Thủ tướng Thái Lan cho rằng Việt Nam và Thái Lan là hai nền kinh tế có mối liên kết chặt chẽ và bổ trợ lẫn nhau; mong muốn hai nước cùng hợp tác phát huy lợi thế để cùng nhau trở thành động lực tăng trưởng kinh tế chính trong khu vực.
Trao đổi vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ, củng cố đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN, ủng hộ Lào hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2024, phát triển bền vững tiểu vùng Mekong; phối hợp giữ vững lập trường chung của ASEAN về Biển Đông, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trân trọng mời Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra sớm thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì kỳ họp Nội các chung Việt Nam – Thái Lan lần thứ 4.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã vui vẻ nhận lời; mong được gặp và trao đổi trực tiếp nhân dịp hai Thủ tướng cùng tham dự hội nghị đa phương như Hội nghị cấp cao ASEAN trong thời gian tới.
Nhà cầm quân người Nhật Bản muốn đi con đường riêng, thể hiện qua việc ông triệu tập đội hình thiếu vắng rất nhiều ngôi sao dự ASEAN Cup 2024.
Thái Lan cần làm mới để hướng đến tương lai lâu dài, đặc biệt là vòng loại World Cup 2030, cũng như tăng thêm sự cạnh tranh.
Đội trưởng Chanathip Songkrasin và Theerathon Bunmathan, những cầu thủ đẳng cấp châu Á, hay các ngôi sao Sarach Yooyen, Bordin Phala, Supachai Chaided, Kritsada Kaman… không có mặt.
Bất chấp điều đó, Thái Lan vẫn là đội tuyển sở hữu đội hình có giá trị nhất ở ASEAN Cup 2024.
Trang dữ liệu bóng đánổi tiếng Transfermarkt đánh giá Thái Lan có giá trị đội hình 7,35 triệu euro (khoảng 6,098 tỷ đồng). Số liệu này được đưa ra dựa trên rất nhiều yếu tố, từ chất lượng giải VĐQG, hiệu suất, giá trị thương mại hay hợp đồng…
Theo Transfermarkt, anh em nhà Supachok Sarachat và Suphanat Mueanta có giá trị cao nhất, lần lượt 900.000 euro và 800.000 euro. Điều này giúp Thái Lan là số 1 khu vực.
Giá trị đội hình tuyển Việt Nammà HLV Kim Sang Sik lựa chọn cho giải vô địch bóng đá Đông Nam Á lần thứ 15 là 7,25 triệu euro.
Đây là sự chênh lệch không quá lớn so với Thái Lan, khi HLV Kim Sang Sik loại bỏ nhiều cầu thủ tên tuổi như Quế Ngọc Hải, Đặng Văn Lâm, Đỗ Hùng Dũng, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Công Phượng, hay tài năng trẻ Nguyễn Đình Bắc…
Giá trị đội hình dựa trên dữ liệu của Transfermarkt cũng thể hiện Việt Nam và Thái Lan được đánh giá là hai ứng viên sáng giá nhất cho danh hiệu vô địch ASEAN Cup 2024.
Khoảng cách giữa hai thế lực hàng đầu Đông Nam Á với phần còn lại là rất lớn. Malaysia đứng thứ 3 về mặt giá trị, với 3,75 triệu euro.
Transfermarkt định giá đội hình gồm 24 tuyển thủ Indonesia là 3,48 triệu euro. Điều này cũng dễ hiểu, khi HLV Shin Tae Yong cất phần lớn những người hùng vòng loại World Cup 2026 để tiến hành thử nghiệm.
Indonesia bước vào ASEAN Cup 2024 với thành phần gồm đa số cầu thủ dưới 22 tuổi. Tuổi trung bình của Garuda chỉ là 20,9; trong đó có 5 người chưa đón sinh nhật 20 - tính đến thời điểm khai mạc.
Pháp và Việt Nam nhấn mạnh vai trò quan trọng của chủ nghĩa đa phương, trong đó Liên hợp quốc giữ vị trí trung tâm, đông thời tái khẳng định cam kết tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc, đặc biệt là tầm quan trọng của việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hai bên cam kết tăng cường tham vấn và phối hợp tại các diễn đàn khu vực, đặc biệt là ASEAN, và quốc tế, trong đó có Tổ chức quốc tế Pháp ngữ.
Pháp và Việt Nam tái khẳng định cam kết duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông cũng như cam kết đối với việc tôn trọng đầy đủ Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về luật biển. Hai bên phản đối mạnh mẽ mọi hình thức đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trái với luật pháp quốc tế và tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì an ninh và tự do hàng hải, hàng không không bị cản trở cũng như quyền đi lại không gây hại trên Biển Đông, đồng thời ủng hộ các nỗ lực của khu vực nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về luật biển.
Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt được một nền hòa bình toàn diện, công bằng và bền vững tại Ucraina, phù hợp với luật pháp quốc tế và trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc.
Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của việc tôn trọng độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của tất cả các quốc gia.
Hai bên bày tỏ quan ngại sâu sắc trước sự leo thang đáng lo ngại của tình hình Trung Đông, kêu gọi tất cả các bên liên quan giảm leo thang và hết sức kiềm chế; lên án tất cả các cuộc tấn công nhằm vào dân thường và các hạ tầng dân sự; kêu gọi một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và bền vững tại Dải Gaza, phóng thích tất cả con tin, cho phép vận chuyển quy mô lớn và không bị cản trở viện trợ nhân đạo. Hai bên nhắc lại cam kết của mình đối với giải pháp hai Nhà nước, như giải pháp duy nhất nhằm bảo đảm một nền hòa bình công bằng và bền vững cho Israel và Palestine cũng như bảo đảm sự ổn định trong khu vực. Đồng thời, hai bên kêu gọi ngừng bắn tại Li-băng nhằm tìm ra giải pháp ngoại giao phù hợp với Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh
Hai bên cam kết phát triển quan hệ trong lĩnh vực quốc phòng nhằm tăng cường năng lực tự cường, phù hợp với nhu cầu của mỗi bên. Để đạt được mục đích đó, hai bên quyết định tạo động lực mới cho hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng thông qua nghiên cứu, đề xuất và triển khai các dự án mang tính cơ cấu. Hai bên mong muốn tăng cường trao đổi đoàn, hợp tác, tham vấn cũng như các hoạt động đào tạo, theo các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, đặc biệt là trong các lĩnh vực quân y, hoạt động gìn giữ hòa bình, hỗ trợ nhân đạo và cứu hộ, cứu nạn. Đồng thời, hai bên mong muốn thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực chia sẻ ký ức sau chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quân đội Pháp nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho các tàu quân sự của Pháp cập cảng Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhằm phát triển hợp tác và trao đổi chuyên môn giữa hải quân và lực lượng cảnh sát biển hai nước. Hai bên cam kết thúc đẩy hợp tác và đào tạo trong lĩnh vực an ninh, chống nhập cư bất hợp pháp và buôn bán người. Hai bên cam kết tăng cường trao đổi thông tin trong hoạt động chống tội phạm. Đồng thời, hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong bảo vệ người dân và tăng cường năng lực phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn.
Tăng cường quan hệ đối tác kinh tế nhằm phát triển trao đổi thương mại và đổi mới sáng tạo
Hai bên tái khẳng định quyết tâm chung thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư, trụ cột của quan hệ song phương. Hai bên nhắc lại tầm quan trọng của việc tiếp tục thực hiện đầy đủ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, bao gồm tiếp cận thị trường và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Về đầu tư, hai bên tiếp tục thúc đẩy các dự án của hai bên tại mỗi nước nhằm hướng tới một môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định và có thể dự đoán được. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA). Việt Nam mong muốn Pháp sớm thông qua EVIPA.
Hai bên mong muốn phát triển và làm sâu sắc hợp tác chiến lược trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và công nghệ mới, đặc biệt thông qua các trao đổi về chính sách công và hoạt động đào tạo.
" alt=""/>Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam