Lừa đảo không còn là vấn nạn xa lạ trong không gian tiền số,ấtUSDvìđùavớirobotgiaodịtin mới nhất về bóng đá việt nam song đôi khi thiệt hại lại đến từ những hành động của chính nạn nhân. Theo CNET, một chủ sở hữu NFT lớn có tên Franklin mới đây đã mất 150.000 USD vì một trò đùa sai lầm.
Franklin là cái tên nổi tiếng trong giới NFT nhờ nắm giữ đến hơn 50 NFT của Bored Ape Yatch Club (BAYC).
NFT BAYC #1726 của Franklin. Ảnh: Yuga Labs. |
Vụ việc của Franklin liên quan đến dịch vụ tên miền Ethereum Name Service (ENS). Thông thường, ví Ethereum có độ dài 40 ký tự gồm 0x kèm theo 38 chữ cái và số ngẫu nhiên. Với ENS, người dùng có thể tùy ý đặt tên cho ví của mình, miễn là tên này chưa được sử dụng. Tên miền được sở hữu dưới dạng NFT có thể giao dịch.
Một số ENS có giá trị rất cao, đặc biệt là khi chúng mang tên thương hiệu lớn. Chẳng hạn, samsung.eth vào tuần trước được giao dịch với giá 90.000 USD. Cách đây vài ngày, amazon.eth được trả giá đến 1 triệu USD nhưng chủ sở hữu từ chối bán.
Ngày 18/7, Franklin nảy ý tưởng chào bán một ENS trên OpenSea rồi sử dụng ví khác tự mua lại với giá 100 ETH (150.000 USD). Kế hoạch của ông là dùng mức giá cao này "kích hoạt" các bot ENS. Đúng như Franklin mong đợi, cái tên độc đáo "stop-doing-fake-bid-it-truth-it-my-guy.eth" nhanh chóng gây chú ý và một số bot bán hàng ENS bắt đầu tung giá đấu thầu giả.
Franklin chia sẻ về giao dịch thành công 2.890 USD trên Twitter. Do mải ăn mừng, anh quên hủy lệnh đặt mua giá 100 ETH. |
Sau đó, một bot đề nghị trả Franklin 1,891 ether (2.890 USD) cho địa chỉ ENS. Nhà giao dịch lập tức chấp nhận. Tuy nhiên, Franklin đã quên hủy bỏ giá thầu 100 ETH ở ví kia. Bot này tận dụng lợi thế, mua ENS từ Franklin với giá 2.890 USD và bán lại cho ví thứ hai của Franklin ở giá 150.000 USD.
"Tôi đã mải mê ăn mừng chiến lợi phẩm từ trò đùa bán tên miền của mình. Nhưng trong giấc mộng tham lam, tôi lại quên hủy bỏ lệnh mua giá 100 ETH. Đây sẽ là trò bẽ mặt nhất lịch sử”, Franklin chia sẻ.
Sau sai lầm của Franklin, tên miền do anh tạo ra đã trở thành một trong 5 ENS giá trị nhất. Thậm chí bài đăng thừa nhận sai lầm ngớ ngẩn của anh sau đó cũng bị biến thành NFT để rao bán trên Opensea.
(Theo Zing)
Cú sập tiền ảo mới chỉ là bắt đầu, tiếp theo là NFT: Đầu tư không khác gì chơi xổ số?
Nhiều ý kiến lo ngại thị trường NFT (tài sản không thể thay thế) sẽ nối gót tiền ảo trong thời gian tới.