Viêm gan siêu vi B: Khám muộn dễ lâm nguy
Bỏ qua các triệu chứng mau mệt,êmgansiêuviBKhámmuộndễlâtrực tiếp bóng đá nữ người khó chịu, hay buồn nôn, hay bị đau nhức, chỉ đến khi ngất xỉu chuyển vào bệnh viện cấp cứu, chị Thương (Q.5 TP.HCM) mới ngỡ ngàng khi biết mình nhiễm viêm gan siêu vi B đã chuyển sang mạn tính…
Nhiễm virus viêm gan B không cần uống thuốc?
Chị Thương chia sẻ: cách đây khoảng 3 năm, khi kiểm tra sức khỏe, chị được thông báo là bị viêm gan B. Thế nhưng theo tư vấn của bác sĩ, dù là bị viêm gan B nhưng men gan của chị vẫn ở mức bình thường, chị không cần phải uống thuốc điều trị.
Bác sĩ khuyên chị Thương cứ từ 3-6 tháng cần đi kiểm tra men gan rồi sẽ tư vấn hướng điều trị tiếp theo. Công việc bận rộn và thấy sức khỏe cũng bình thường nên đã 3 năm chị chưa sắp xếp để đi tái khám lại. Chị Thương thắc mắc: "Người bị nhiễm virus viêm gan B khi nào phải điều trị? Tại sao khi phát hiện không cần uống thuốc rồi bây giờ chuyển sang mạn tính?
BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương, Trưởng đơn vị tiêu hóa can thiệp Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương cho biết: Bệnh viêm gan B - gọi đầy đủ là viêm gan siêu vi B - gây ra do một loại virus tên là “virus viêm gan B” (viết tắt là HBV).
Viêm gan loại B được xem là một căn bệnh thầm lặng nhưng nguy hiểm. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ đi vào máu rồi vào gan, âm thầm hủy hoại tế bào gan của người bệnh một cách từ từ. Thời gian ủ bệnh của viêm gan B kéo dài từ 40 đến 180 ngày. Ở giai đoạn này, đa số những người bị nhiễm virus đều không có dấu hiệu gì khác biệt và ít người nhận biết được là mình đã bị nhiễm.
Viêm gan siêu vi B thường ở hai dạng: Viêm gan cấp tính và mạn tính. Viêm gan siêu vi B cấp tính là khi người bệnh mới nhiễm virus viêm gan B dưới 6 tháng. Đây là giai đoạn đầu của bệnh viêm gan B. Theo đó người bệnh sẽ có biểu hiện giống như bị cảm cúm: người sốt, đau nhức khớp hoặc bắp thịt, có cảm giác mệt mỏi, không muốn ăn.
Viêm gan mạn tính là đã nhiễm bệnh trên 6 tháng. Khi bệnh trở thành viêm gan mạn tính thì các triệu chứng sẽ trở nên rõ rệt hơn: người luôn bị khó chịu, mệt mỏi, ăn uống khó tiêu, trướng bụng, dễ nôn ói, cơ thể mất nước, da vàng, đau khớp và sưng đỏ tay chân.
Như vậy, trường hợp của chị Thương dù nhiễm bệnh chưa cần dùng thuốc nhưng lại không theo dõi tái khám thường xuyên nên đã chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mạn tính…
Đừng lơ là với bệnh
Theo BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương: Viêm gan B là căn bệnh viêm nhiễm và lây truyền do máu, điều này có nghĩa bất cứ ai ở bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị nhiễm viêm gan B. Trong một gia đình nếu có người bị nhiễm viêm gan B thì khả năng lây bệnh cho những người xung quanh là rất lớn.
BS Phương cho biết trong việc điều trị viêm gan B, yếu tố hiểu biết để đi khám bệnh, phát hiện bệnh sớm để điều trị là rất quan trọng. Ngoài ra nếu phát hiện bệnh sớm thì việc phòng tránh, và có các biện pháp ngăn ngừa lây lan virus HBV cho người khác cũng sẽ tốt hơn.
Khi phát hiện cơ thể nhiễm virus viêm gan B trong 10 ngày đầu tiên là thời gian virus phát triển mạnh nhất, trong 6 tháng tiếp theo bệnh có thể tự hết hoặc chuyển từ cấp tính sang mãn tính, vấn đề này phụ thuộc lớn vào kháng thể của mỗi người.
Trong thời gian điều trị, người bệnh cũng có thể sử dụng các thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng tăng cường chức năng cho gan; nhưng lưu ý người bệnh cần chọn các loại thuốc có thành phần hoàn toàn tự nhiên, có kiểm nghiệm lâm sàng để kết quả điều trị được tốt nhất.
Naturenz - Cho lá gan khỏeđồng hành cùng chương trình Nhật ký bác sĩ - Hành trình chăm sóc gan. Bạn đọc có thắc mắc về gan, xin vui lòng gửi câu hỏi về chương trình để được các chuyên gia hàng đầu về gan: Tiến Sĩ Phạm Thị Thu Thủy, BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương và BS.CK2 Trần Ánh Tuyết tư vấn trực tuyến 24/7 tại: https://alobacsi.com/ |
Tấn Tài
本文地址:http://user.tour-time.com/html/363f599056.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。