Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long (bên trái) cùng Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức tham quan các gian hàng tại Smart City Asia 2024. Ảnh: Anh Phương Thứ trưởng Phạm Đức Long cho rằng, người đứng đầu địa phương phải quyết liệt chỉ đạo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu để hình thành được kho dữ liệu dùng chung cấp tỉnh, tập hợp đầy đủ dữ liệu của các lĩnh vực và chính quyền các cấp. Các dữ liệu này phải thường xuyên được cập nhật, đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống”. Chia sẻ dữ liệu sẽ quyết định tốc độ phát triển đô thị thông minh.
Hiện nay, Bộ TT&TT đang xây dựng dự thảo quy định về cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung để trình Chính phủ trong tháng 5/2024, bao gồm: CSDL quốc gia; CSDL các bộ, ngành, địa phương và mối quan hệ giữa các CSDL dùng chung; việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong các cơ quan Nhà nước đảm bảo sự thống nhất và có thứ bậc.
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT đang phối hợp với Bộ Xây dựng để ban hành Bộ tiêu chí đô thị thông minh bền vững Việt Nam. Mục tiêu của bộ tiêu chí này là để đánh giá mức độ phát triển đô thị thông minh, tạo sự thống nhất về nhận thức chung trong việc phát triển đô thị thông minh gắn với Chuyển đổi số quốc gia.
Tại Smart City Asia 2024, ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cho hay TP.HCM là trung tâm kinh tế - tài chính - thương mại của cả nước. Đồng thời, thành phố cũng là “đầu tàu” của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Năm 2022, TP.HCM nằm trong top 200 hệ sinh thái năng động toàn cầu, xếp vị trí 111, tăng 68 bậc so với năm 2021.
TP.HCM xác định quan điểm, để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội thì phải phát triển khoa học công nghệ. Ngoài tập trung nghiên cứu, phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, TP.HCM còn tạo điều kiện, hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển thông qua các chính sách. Đặc biệt, hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Để sánh vai với các đô thị lớn trong khu vực và trên thế giới, TP.HCM đã đặt ra nhiều mục tiêu, trong đó có phát triển kinh tế số. Cụ thể, mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số đóng góp 25% GRDP của thành phố và đến năm 2030 đóng góp 40% GRDP.
Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, TP.HCM đã ban hành các chương trình như: Đề án xây dựng thành phố thông minh; đô thị chuyển đổi số; hỗ trợ doanh nghiệp và sản phẩm doanh nghiệp công nghệ, thông tin truyền thông giai đoạn 2020 – 2030; chiến lược quản trị dữ liệu của thành phố; đề án phát triển thương mại điện tử đến năm 2025, định hướng đến năm 2030…
Smart City Asia 2024 là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế gặp gỡ, chia sẻ những định hướng, chiến lược, giải pháp và công cụ quản lý thực tiễn trong phát triển đô thị thông minh.
Khách tham quan tìm hiểu về sản phẩm của một doanh nghiệp tại Smart City Asia 2024. Ảnh: Anh Phương Smart City Asia 2024 diễn ra trong 2 ngày từ 17 – 19/4. Trong khuôn khổ triển lãm sẽ có các chương trình hội thảo chuyên đề như: Chiến lược thành phố thông minh Việt Nam với định hướng phát triển xanh và bền vững (sáng 17/4); Hạ tầng và nền tảng số cho phát triển đô thị thông minh định hướng tăng trưởng xanh và bền vững (chiều 17/4); Giải pháp công nghệ cho cuộc sống thông minh (sáng 18/4).
Dấu ấn của Unicloud Group tại triển lãm Smart City Asia 2022Đến với Smart City Asia 2022, Công ty CP Tập đoàn công nghệ Unicloud đã mang tới một loạt các giải pháp số và thiết bị công nghệ cao.
" alt=""/>Chia sẻ dữ liệu sẽ quyết định tốc độ phát triển đô thị thông minh