当前位置:当前位置:首页 > Công nghệ > Ngành game Việt ngày càng “teo tóp” 正文

Ngành game Việt ngày càng “teo tóp”

[Công nghệ] 时间:2025-01-18 14:56:18 来源:NEWS 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:150次

Từng được kỳ vọng là một ngành quan trọng có đóng góp lớn cho công nghiệp phần mềm và nội dung số,ànhgameViệtngàycàngteotólịch thi đấu vòng chung kết u23 châu á nhưng game online tại Việt Nam lại đang chật vật tìm đường phát triển.

Thu hẹp quy mô

Báo cáo từ Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) cho biết, tính đến hết tháng 11 năm 2022, có 248 doanh nghiệp đã được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng (trong đó có 54 doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép). Số lượng trò chơi điện tử được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản là 1.327 (856 trò chơi đang phát hành, 471 trò chơi đã thông báo dừng phát hành). 

Nhìn vào báo cáo có thể thấy ngành game rất hoành tráng với hàng trăm doanh nghiệp tham gia, hơn 1.300 game được phát hành, nhưng hiện tại số doanh nghiệp hoạt động trong ngành chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. 

Game Việt từng có một thời phát triển rực rỡ. Ảnh: Thanh Bình

Game online tại Việt Nam phát triển mạnh nhất từ năm 2006-2010, với thành công của Võ Lâm Truyền Kỳdo VNG phát hành, tiếp theo đó là sự nổi lên của VTC, FPT Online, Asiasoft, Deco, Sunsoft, Garena, Sgame… sau này có thêm Soha games, Mecorp, CMN Online, Gamota và Funtap. Thời đỉnh cao, có 20-25 doanh nghiệp hoạt động trong ngành.

Tuy nhiên, từ giai đoạn 2010 - 2012, việc quản lý không theo kịp sự phát triển, game online bị xã hội lên án, cơ quan chức năng tạm dừng cấp phép. Thêm vào đó, một số doanh nghiệp bị dính vào vòng lao lý vì pháp luật thiếu những quy định liên quan… khiến ngành game bắt đầu đi xuống. FPT Online, Asiasoft, Sgame, Sunsoft, Mecorp lần lượt rời cuộc chơi; Deco, CMN Online ngày càng thu nhỏ.

Tuy nhiên, sau đó ngành game phải thu hẹp quy mô vì nhiều lý do. Ảnh: Thanh Bình

Sau năm 2012 trở đi, ngành game chỉ loanh quanh với mấy doanh nghiệp quen thuộc, thành công chỉ nằm ở các doanh nghiệp lớn là VNG, VTC và VE (Garena Việt Nam đổi tên). Có một giai đoạn Gosu, Soha games, Gamota và Funtab nổi lên, nhưng đại dịch Covid-19 lại tàn phá ngành game một lần nữa. Điển hình trong năm 2022, cả Gamota và Funtap phải cắt giảm hơn 50% nhân sự, Gosu và Soha games cũng gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí, Gosu còn chuyển sang lĩnh vực công nghệ mới khi thêm mảng game Blockchain, song chỉ thành công được trong một giai đoạn ngắn.

Đáng chú ý là mặc dù phát hành cả ngàn game ở trên nhưng theo đại diện các doanh nghiệp, số game thành công đem lại doanh thu và lợi nhuận là rất ít, chỉ chiếm 5-10%.

Game lậu tràn ngập thị trường

Game lậu cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho ngành này "teo tóp" dần trong vài năm trở lại đây.

Báo cáo từ Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử vào ngày 23/3/2023 cho biết, hiện có hàng trăm ngàn game lậu tràn ngập trên các kho ứng dụng AppStore của Apple và CH Play của Google, phát hành trực tiếp vào Việt Nam, doanh thu chiếm 30% toàn ngành game với 5.000 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân khiến game lậu tràn ngập có sự tiếp tay của các trung gian thanh toán trong nước như ví điện tử, tài khoản viễn thông, thẻ tín dụng và sự hỗ trợ từ các kho ứng dụng.

Game lậu góp phần làm cho ngành game Việt "teo tóp". Ảnh chụp màn hình

Theo đại diện một nhà phát hành game, khi phát hành game qua kho ứng dụng có sự hỗ trợ của trung gian thanh toán trong nước, một doanh nghiệp Trung Quốc đưa game lên đó chỉ mất 15% tiền hoa hồng, lại không phải đóng thuế. Trong khi đó, nếu bán bản quyền cho một doanh nghiệp Việt Nam phát hành, họ sẽ mất 24-28%, từ thuế VAT, thuế nhà thầu, kết nối trung gian thanh toán, lại mất thêm thời gian xin phép  (45-60 ngày)… Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc chọn cách phát hành trực tiếp qua kho ứng dụng.

Ngành game Việt chủ yếu là phát hành với 90% game nhập khẩu từ Trung Quốc. Giờ đây, các doanh nghiệp rất khó mua được game hoặc phải mua với giá bản quyền cao khiến họ lâm vào cảnh “chết mòn”.

Trước những khó khăn của doanh nghiệp kinh doanh game online trong nước, Bộ TT&TT đã ban hành Chiến lược phát triển lĩnh vực trò chơi trên mạng (game online) giai đoạn 2022-2027, với mục tiêu đưa game online trở thành một trong những động lực phát triển ngành công nghiệp nội dung số; thúc đẩy hình thành ngành công nghiệp game online mang tính giải trí lành mạnh; khuyến khích sản xuất, phát hành các game online do người Việt xây dựng, phục vụ nhu cầu người chơi tại Việt Nam và xuất khẩu ra nước ngoài. Kết nối cộng đồng doanh nghiệp, xã hội cùng chung tay ngăn chặn, đẩy lùi các game không phép, game vi phạm bản quyền, game có nội dung vi phạm pháp luật/không phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Bước đầu, Bộ TT&TT đã liên tục tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển ngành này như thành lập Liên minh game Việt Nam, tổ chức hội nghị kết nối mở rộng thị trường ngành game trong nước. Sắp tới đây vào ngày 1-2/4, Ngày hội Game Việt Nam 2023 (Vietnam GameVerse 2023) cũng được tổ chức.

Đồng thời, để hạn chế game lậu phát triển, Bộ TT&TT yêu cầu các trung gian không được thanh toán cho game trái pháp luật.

Bài 2: Thu thuế tiêu thụ đặc biệt: Ngành game Việt sẽ “chết”

Chặn nguồn thanh toán để hạn chế tình trạng game không phépGame không phép chiếm tới 30% doanh thu toàn thị trường phát hành game tại Việt Nam. Để hạn chế tình trạng này, Bộ TT&TT sẽ phối hợp triển khai các giải pháp nhằm chặn dòng tiền thanh toán cho các game không phép.

(责任编辑:Thời sự)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接