“Đến nay mới có khoảng 20 sinh viên tới hỏi thuê nhưng sau khi xem xong các em đều bỏ đi,ýtúcxátrămtỷchỉmộtsinhviênđăngkýởdự báo thời tiết tối nay chỉ duy nhất có 1 em đăng ký”
Qua 5 năm triển khai, khu ký túc xá (KTX) sinh viên tập trung tỉnh Lâm Đồng đến nay đã hoàn thành một phần và bắt đầu đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, do nhu cầu thấp, vị trí không thuận lợi, hạ tầng thiếu đồng bộ..., nên dự án trị giá cả nghìn tỷ đồng hiện đang không có người ở.
Khu KTX sinh viên tập trung Lâm Đồng ngổn ngang và vắng bóng sinh viên.
Ký túc xá 2000 chỗ chỉ 1 người đăng ký ở
Những ngày này, hàng nghìn sinh viên đang theo học các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn TP Đà Lạt (Lâm Đồng) vẫn đang tất bật tìm chỗ trọ. Trước đó, vào ngày 13-8, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng đã gửi thông báo tới các trường về việc tiếp nhận sinh viên vào ở trong khu KTX tập trung tỉnh Lâm Đồng.
Tuy nhiên, khi chúng tôi tới khu KTX này trên đường Nguyễn Hoàng, phường 7, TP Đà Lạt, khung cảnh ở đây vẫn rất vắng vẻ. ông Hà Văn Hòa, Chánh văn phòng kiêm Trưởng ban Quản lý ký túc xá (Sở Xây dựng) thông báo: “Đến nay mới có khoảng 20 sinh viên tới hỏi thuê nhưng sau khi xem xong các em đều bỏ đi, chỉ duy nhất có 1 em đăng ký”.
Khu KTX sinh viên tập trung tỉnh Lâm Đồng được khởi công từ tháng 12-2009, chủ yếu bằng nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ, chủ đầu tư là Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng. Công trình có mức đầu tư hơn 1.082 tỷ đồng, quy mô rộng 30,2ha, gồm 17 khối nhà cùng hệ thống đường giao thông, điện, nước, sân chơi, công viên, hàng rào...
Dự kiến sau khi hoàn thành có thể đáp ứng chỗ ở cho 14.000 sinh viên, đây cũng là dự án nhà ở sinh viên lớn nhất khu vực Tây Nguyên hiện nay.
Theo kế hoạch, đến năm 2015 công trình sẽ cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên do nguồn vốn bố trí hạn hẹp, đến cuối năm 2013, dự án mới nhận được 227,8 tỷ đồng (trong đó vốn trái phiếu của Chính phủ là 215,1 tỷ và nguồn vốn địa phương 12,7 tỷ đồng) nên dự án mới chỉ hoàn thành 2 khối nhà, quy mô 2000 chỗ.
Theo quan sát của chúng tôi, bên trong các tòa nhà được thiết kế khá tiện nghi, với tầng hầm để xe, hệ thống thang máy lên tất cả các tầng. Tầng trệt có nhà ăn, phòng điều hành, căng-tin, phòng bảo vệ. Mỗi phòng rộng khoảng 40m2, có thể bố trí 6-8 giường, có nhà vệ sinh khép kín, nơi nấu nướng, giặt giũ. Ngoài hành lang của các nhà có hệ thống chiếu sáng, báo cháy, cửa thoát hiểm…
Theo thông báo của Sở Xây dựng, mức giá thuê tại khu KTX sinh viên tập trung từ 32.000-46.000 đồng/người/tháng. Nếu so với mức giá thuê phòng trọ tại Đà Lạt từ 600.000 đồng đến 1 triệu đồng/phòng/tháng như hiện nay thì mức giá tại khu KTX tập trung là con số đáng mơ ước. Mặc dù vậy, khu KTX vẫn không thu hút được sinh viên.
Dự báo không chính xác, hạ tầng thiếu đồng bộ
Năm 2009, khi lập dự án xây dựng khu KTX tập trung, trên địa bàn TP Đà Lạt có 8 cơ sở đào tạo với 42.408 sinh viên. Chủ đầu tư dự báo đến năm 2015, số lượng sinh viên sẽ tăng lên khoảng hơn 66.000 người, trong đó có khoảng 33.400 sinh viên có nhu cầu về chỗ ở.
Phòng ở của sinh viên trong khu KTX hầu hết là bỏ trống.
Nhưng trên thực tế, qua 5 năm, số lượng sinh viên tại Đà Lạt không tăng, thậm chí giảm nhiều so với thời điểm năm 2009. Trong khi đó, hầu hết cơ sở đào tạo trên địa bàn như Đại học Đà Lạt, Đại học Yersin, Cao đẳng nghề Lâm Đồng, Cao đẳng sư phạm Đà Lạt, Cao đẳng y tế Lâm Đồng… cũng có khu KTX riêng, một số vẫn thừa chỗ ở.
Việc dự báo nhu cầu thiếu chính xác là một trong những nguyên nhân khiến khu KTX tập trung tỉnh Lâm Đồng trở nên ế ẩm.
Hiện nay, ngoài 2 khối nhà đã xong thì phần còn lại của dự án vẫn là công trường ngổn ngang bê tông, bùn đất. Đoạn đường dài khoảng 2km từ ngã tư trung tâm phường 7 dẫn vào khu KTX đất đá mấp mô, ngày mưa lầy lội, ngày nắng bụi mù mịt.
Hệ thống tường rào bao quanh, lối đi lại trong khu KTX chưa có, các phòng điều hành, căng tin, tạp hóa phục vụ sinh viên cũng trống không.
Khu KTX tập trung tỉnh Lâm Đồng hiện nằm khá xa các cơ sở đào tạo, nơi gần nhất là Trường Đại học Yersin cũng cách khoảng 5km, trong khi đó, hệ thống giao thông công cộng từ KTX đến các điểm trường chưa có.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Hữu Hiệp, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết, vừa qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải phối hợp với UBND Thành phố Đà Lạt kêu gọi các doanh nghiệp mở tuyến xe buýt từ khu KTX đến các điểm trường để phục vụ sinh viên. “Việc này khó khả thi vì liên quan đến doanh thu của các doanh nghiệp, trong khi nhu cầu đi lại trên thực tế quá ít”. ông Hiệp chia sẻ.
Đáng nói là vào thời điểm tỉnh Lâm Đồng triển khai xây dựng khu KTX sinh viên tập trung thì Trường Đại học Đà Lạt cũng xây dựng một khu ký túc xá mới quy mô 1000 chỗ ở bằng nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ, đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Điều này khiến nguồn “cung” chỗ ở sinh viên trên địa bàn tăng lên đáng kể, càng làm cho “sức hút” của khu KTX sinh viên tập trung giảm đi.
Không có sinh viên đến ở khiến khu KTX sinh viên tập trung tỉnh Lâm Đồng đứng trước nguy cơ bỏ không, gây lãng phí lớn nguồn ngân sách Nhà nước. Để khắc phục vấn đề này, trước mắt, nhà đầu tư cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống hạ tầng, thiết lập hệ thống giao thông công cộng, mở các dịch vụ và có thêm nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút sinh viên vào ở.
Về lâu dài, có thể xin chuyển đổi một phần của dự án sang mục đích khác (ví dụ như nhà ở xã hội) để tránh lãng phí.
Theo Vũ Đình Đông- Quân đội Nhân dân 顶: 3踩: 82919
Ký túc xá trăm tỷ chỉ một sinh viên đăng ký ở
人参与 | 时间:2025-01-20 00:55:19
相关文章
- Nhận định, soi kèo Levski Sofia vs Crvena Zvezda, 21h00 ngày 15/1: Tiếp đà chiến thắng
- Samsung ra mắt laptop lai Galaxy Note siêu nhẹ
- Trực tiếp U23 Việt Nam vs U23 Qatar: Việt Nam chiến thắng
- Apple App Store đạt doanh thu kỷ lục vào ngày đầu năm mới
- Siêu máy tính dự đoán Brentford vs Man City, 2h30 ngày 15/1
- Gợi ý 9 tai nghe giá mềm, đẹp cho ngày 8/3
- iPhone 6 Plus bảo hành ở Việt Nam sắp được đổi lên 6S Plus
- Chủ quán net than thở sang kêu đối thủ tăng giá thêm 500 đồng và cái kết
- Nhận định, soi kèo Al Okhdood vs Al Fayha, 20h55 ngày 16/1: Cửa dưới thắng thế
- Tuần lễ “đẫm máu” của tiền ảo: Lừa đảo và tầm ảnh hưởng khổng lồ của chính phủ
评论专区