Nhưng liệu tiền điện tử có là một “viên đạn bạc” giải quyết dễ dàng và nhanh chóng những vấn đề nảy sinh trong bối cảnh giao tranh?
Nga có thể sử dụng tiền số để giảm nhẹ các lệnh trừng phạt?
Trước một loạt các biện pháp trừng phạt từ phương Tây, nền kinh tế Nga đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có. Nga đã bị xóa khỏi hệ thống ngân hàng toàn cầu SWIFT, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán bên thứ ba như PayPal, Visa và ApplePay cũng đã cắt đứt quan hệ với nước này, buộc người dân Nga phải tìm kiếm các giải pháp tài chính thay thế.
Trước tình hình căng thẳng, việc hợp pháp hóa tiền điện tử nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận. Tom Robinson, nhà khoa học và đồng sáng lập của công ty phân tích tiền điện tử Elliptic cho biết: “Do không có bộ điều khiển trung tâm nào áp đặt đạo đức lên người dùng, tiền điện tử có thể được sử dụng để huy động quyên góp từ cộng đồng cho quân đội Ukraine hoặc giúp Nga ứng phó với các lệnh trừng phạt. Không ai có thể thực sự ngăn cản tiền số được sử dụng theo cả hai cách trên”.
Tuy nhiên, Changpeng Zhao - người sáng lập sàn giao dịch Binance cho rằng không ai có thể sử dụng blockchain để giảm nhẹ các lệnh trừng phạt vì tất cả các giao dịch đều được ghi lại trong sổ cái phân tán công khai.
Mối lo ngại về đạo đức
Do Bitcoin và các loại tiền điện tử khác có thể được gửi và nhận một cách ẩn danh, nó được sử dụng để gây quỹ để khắc phục những điều mà các nền tảng gây quỹ truyền thống không cho phép.
Điều này đặt ra một câu hỏi quan trọng: sử dụng tiền điện tử để gây quỹ cho chiến tranh liên quan đến các vấn đề đạo đức như thế nào?
Hiện tại, câu trả lời phụ thuộc vào việc ai đang nắm giữ số tiền và kế hoạch giải ngân ra sao. Chính phủ Ukraine và các tổ chức phi chính phủ như Come Back Alive đã thông báo rõ ràng rằng các quỹ sẽ hỗ trợ trực tiếp cho quân đội Ukraine ủng hộ cho nhiều mục đích, bao gồm trang bị thiết bị quân sự, vật tư y tế và máy bay không người lái...
Cho đến nay, chính phủ Ukraine đã nhận được hơn 50 triệu USD đóng góp tiền điện tử bằng BTC, ETH, USDT, DOT, TRX, DOGE và một số mã thông báo ERC-20 khác.
Tiền số có thực sự giúp ích cho người dân bình thường?
Hiện tại, một số người dân Ukraine đã rời đất nước và đặt hy vọng vào tiền điện tử, lên kế hoạch chuyển đổi chúng thành tiền pháp định (fiat) ngay khi họ đến nơi an toàn hơn.
Ukraine và Nga đã hạn chế chuyển và rút tiền fiat, do đó, tiền điện tử là một “lối thoát tài chính” cho những người dân bình thường. Mặc dù đây không phải là giải pháp có thể giúp hồi sinh hoàn toàn nền kinh tế đang sụp đổ của cả hai quốc gia, chúng chắc chắn sẽ phần nào giúp đỡ được cho cho hàng nghìn người đã mất nơi ở và tiền tiết kiệm.
Tuy vậy, sử dụng tiền điện tử trong thời kỳ khủng hoảng không phải là một điều dễ dàng vì ngoài cần thiết bị hoạt động và kết nối Internet, người dùng còn cần có kiến thức cơ bản về ví vận hành và chuỗi khối nói chung, phần lớn dân số vẫn chưa được tiếp cận nhiều với điều này.
Với những ràng buộc đó và sự gia tăng của các biện pháp kiểm soát vốn, tiền điện tử chỉ hữu ích với những công dân Ukraine và Nga đã sở hữu nó.
Ukraine đã tích cực quảng bá tiền kỹ thuật số trong vài năm qua và là một trong những quốc gia có tỷ lệ chấp nhận tiền điện tử cao nhất thế giới. Theo ước tính, gần 5,5 triệu người Ukraine đã sở hữu tiền điện tử, chiếm hơn 12% dân số quốc gia.
Mặc dù, Ngân hàng Trung ương Nga cho rằng tiền điện tử mang lại nhiều rủi ro, chính phủ Nga lại có quan điểm ngược lại. Theo ước tính rằng gần 12% dân số Nga, tương đương 17,3 triệu người sở hữu tiền điện tử.
Trong khi các sàn giao dịch tập trung như Binance và Coinbase đã cố gắng giữ cho các kênh tiền điện tử mở cho người Nga, đặc biệt là những công dân bình thường đang tìm kiếm một nguồn tài chính, thì đồng thời những nỗ lực nhằm truy quét các tác nhân độc hại cũng diễn ra gay gắt. Coinbase, đã chặn hơn 25.000 ví của người dùng Nga có liên quan đến hoạt động bất hợp pháp và đang chủ động giám sát hệ thống của mình để ngăn chặn bất kỳ nỗ lực né tránh lệnh trừng phạt nào.
Với tất cả những điều trên, có thể thấy rằng, tiền điện tử có thể đang đóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh giao tranh, nhưng nó không phải là “viên đạn bạc” để có thể dễ dàng và nhanh chóng giải quyết những tổn thất và hàn gắn mọi vết thương. Nó chỉ giống như một phương án tạm thời khắc phục một phần khó khăn cho nhiều người dân ở cả hai quốc gia.
Hương Dung(Theo Venture Beat)
Các hãng công nghệ nước ngoài lần lượt rời khỏi Nga giữa làn sóng cấm vận từ phương Tây. Đây chính là cơ hội cho một gã khổng lồ của Trung Quốc: Huawei.
" alt=""/>Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến NgaAnh Nguyễn Đức Long (SN 1980, trú thôn Thượng Thiên, xã Sơn Kim 2, Hương Sơn, Hà Tĩnh) cho biết: Sáng 3/10, vợ anh là chị Vi Thị Trà (SN 1982) mang thai tháng thứ 8 có triệu chứng tức ngực khó thở. Anh đưa vợ tới BV đa khoa khu vực cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo khám.
Tại đây, BS Hoàng Việt Hùng, khoa Chẩn đoán hình ảnh siêu âm cho chị Trà.
BS Hùng thông báo thai nhi khỏe mạnh, bình thường và dặn chị Trà về uống nhiều nước để khắc phục tình trạng thiếu nước ối.
“Tôi đưa kết quả cho BS Hà Thị Minh Tuyết, Trưởng khoa Sản. BS Tuyết kê đơn cho mua 30 viên sắt và dặn nếu sau một tháng chưa sinh thì đến khám lại để lấy thêm sắt về uống”, anh Long kể.
Đến 17h30 cùng ngày, anh Long thấy vợ rất yếu nên đưa chị Trà ra BV Đa khoa khu vực cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo khám lại.
Lần này, sau khi siêu âm, BS Hùng nói thai nhi bị nhiễm độc, chết lưu. Bác sĩ Hùng khuyên gia đình anh Long đưa thai phụ đến BV Đa khoa huyện Đức Thọ để xử lý.
Tại Bệnh viện Đa khoa Đức Thọ, bác sĩ cũng kết luận là thai nhi bị lưu và cho thai phụ nhập viện.
Tại đây, anh Long mong muốn mổ lấy thai lưu để cứu vợ. Tuy nhiên, một nữ y tá tên Ngọc cho rằng, trường hợp này không cần phải mổ mà cứ để khoa Sản lo.
BV Đa khoa huyện Đức Thọ. |
“Thấy vợ có biểu hiện xấu, tôi tìm gặp bác sĩ Nguyễn Minh Đức, Trưởng khoa Sản thì ông này nói do lo lắng và mất ngủ mấy ngày nên vậy. Vợ tôi được cho uống 4 viên thuốc (2 lần) bảo là để hạ nhiệt cho dễ ngủ, nhưng sau đó vợ tôi cũng không ngủ được”, anh Long kể.
Đến sáng 4/10, y tá đến đo huyết áp cho chị Trà rồi bảo là hơi thấp. Nghe vậy, anh Long đi tìm BS Trần Văn Nhân - Phó Giám đốc BV.
Đến 9h30, ông Nhân xuống bảo anh Long đưa vợ vào phòng khám, cho truyền dịch oxytocin để kích thích mở tử cung.
3 tiếng đồng hồ sau, thai nhi vẫn chưa ra được, chị Trà có triệu chứng liệt tay, chân bên phải và được bác sĩ tiêm cho một mũi.
Đến 13h ngày 5/10, thai nhi được lấy ra. Đồng thời, ông Nhân thông báo chị Trà phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên để cấp cứu.
15h cùng ngày, chị Trà được đưa đến BV Đa khoa Hà Tĩnh cấp cứu trong tình trạng phải thở oxy, qua phòng cấp cứu rồi đưa lên phòng mổ để ngăn ngừa băng huyết.
Tại đây, các bác sĩ thông báo là tình trạng của chị Trà rất xấu.
20h cùng ngày, các bác sĩ thông báo ca mổ thành công, rồi đưa chị Trà đến khoa Hồi sức tích cực.
Một lát sau, anh Long lại được thông báo tình trạng vợ mình chuyển biến xấu, và cần phải lọc máu, nhưng rủi ro lớn.
Anh Long đồng ý cho vợ lọc máu. Tuy nhiên, đến 21h30 cùng ngày thì bác sĩ thông báo là vợ anh đã tử vong.
“Trong tử cung của vợ tôi có một mảnh xương dài 8cm và ngang 2,5cm. Các bác sĩ bảo không biết đó là xương của mẹ hay xương của thai nhi”, anh Long xót xa.
Theo ông Hoàng Việt Hùng, bác sĩ siêu âm, BV Cầu Treo, “Trong buổi sáng khi siêu âm cho chị Trà thì mọi chỉ số bình thường. Đến chiều, thấy chị này rất yếu, qua siêu âm thì tim thai âm tính. Thai mới lưu rất gần, bởi nếu lưu lâu thì đã bị bong da đầu”.
Phó Giám đốc BV Đa khoa Đức Thọ, ông Trần Văn Nhân giải thích: “Đối với trường hợp thai lưu không ai mổ bao giờ. Thai lưu nếu mổ chỉ những trường hợp băng huyết do rối loạn đông máu. Đó là nguyên tắc về chuyên môn. Sản phụ chuyển lên viện tuyến trên là do liệt tay chân phải”.
Ông Hoàng Quang Trung, Phó Giám đốc BV đa khoa Hà Tĩnh cho biết: Sản phụ Trà nhập viện vào 20h ngày 5/10. Sau đó được chuyển lên phòng cấp cứu. Trong quá trình thăm khám cấp cứu cho bệnh nhân Trà, các bác sĩ phát hiện một mẩu xương trong cổ tử cung.
Theo BS Trung, bệnh nhân Vi Thị Trà bị tử vong do suy hô hấp, trụy tim mạch, hôn mê.
Đậu Tình - Phong Vân
" alt=""/>Bỏ thai lưu, sản phụ chết với mảnh xương trong tử cungĐảo Ikaria nằm ở phía đông Địa Trung Hải, cách bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ gần 50 km. Đảo có diện tích 255km2 với đường bờ biển kéo dài 160km. Trên đảo có khoảng 8.500 người sinh sống.
Địa hình ở đây rất đa dạng, với màu xanh tươi của các loại cây cối được xen kẽ nhiều diện tích đất đá khô cằn. Tuổi thọ của người dân trên đảo là một thực tế đã được chứng minh qua các nghiên cứu khoa học và điều tra nhân khẩu học được tiến hành suốt nhiều năm qua.
Người dân đảo sống thọ do chịu khó vận động và lao động |
Ăn sạch
Trên đảo Ikaria, việc sống lâu trở thành điều quá đỗi bình thường. Không khó để bạn gặp những cụ ông, cụ bà trăm tuổi. Theo thống kê, cứ 3 người Ikaria thì có một người sống đến hơn 90 tuổi.
Không chỉ sống lâu, người dân Ikaria còn khỏe mạnh hơn hẳn các cư dân châu Âu khác. Họ có tỷ lệ mắc bệnh ung thư, bệnh tim, trầm cảm, mất trí nhớ thấp hơn hẳn. Họ khỏe mạnh cả khi đã già, duy trì đời sống tình dục lành mạnh.
Qua nhiều năm, các du khách luôn cố tìm hiểu bí mật sống thọ, sống khỏe của người dân nơi đây qua một loạt yếu tố như chế độ ăn uống, ngủ nghỉ.
Trong quá trình nghiên cứu, Tiến sĩ Christina Chrysohoou, bác sĩ tim mạch khoa y, Đại học Athens phát hiện ra rằng, chế độ ăn uống của người Ikaria có nhiều đậu và rau trồng tại địa phương. Trong các thực phẩm này có chất chống oxy hóa cao gấp 10 lần so với rượu vang đỏ. Người dân cũng ăn nhiều khoai tây và sữa dê, ăn ít thịt, hạn chế đường tinh luyện.
Bữa ăn cây nhà lá vườn của người dân trên đảo |
Theo Chryssohoou, chế độ ăn của người Ikaria không giống cư dân các đảo khác ở Hy Lạp. Họ uống nhiều trà thảo mộc và một lượng nhỏ cà phê, mức calo tiêu thụ mỗi ngày không cao. Ngoài ra, các nghiên cứu chỉ ra rằng thói quen ngủ trưa cũng là một yếu tố làm giảm nguy cơ bệnh tim tới 40%.
Sống vui vẻ
Người Ikaria không chỉ sống lâu mà khi qua đời đa phần trong trạng thái tự nhiên không bệnh tật. The Guardian từng đăng tải câu chuyện về Kostas Sponsas, một người Ikaria bản địa mất một chân ở Albania trong chiến tranh, đã mừng sinh nhật tuổi 100 năm 2013.
Kotas chia sẻ bí quyết sống lâu: quên đi tật nguyền và tránh xa những suy nghĩ tiêu cực, sự cô đơn, buồn bã và căng thẳng. Ngoài ra, Kotas không ăn thực phẩm chiên xào, luôn ngủ đủ giấc (mở cửa sổ khi ngủ), tránh ăn quá nhiều thịt, uống trà thảo dược và dùng vang đỏ trong mỗi bữa ăn.
Eleni Mazari, chủ một đại lý bất động sản địa phương nói, gia đình là một phần quan trọng của văn hóa Ikaria, giúp họ sống lâu dài và khỏe mạnh. "Chúng tôi để người thân già cả sống cùng mình. Thật đáng xấu hổ nếu ở đây có người đưa bố mẹ già đến trại dưỡng lão. Đó cũng có thể là lý do người già sống lâu", Eleni nói.
Người dân trên đảo Ikaria |
Lối sống của người dân trên đảo rất lành mạnh và giản dị. Họ coi trọng những công việc lao động vất vả, nặng nhọc. Tất cả mọi người đều được học cách trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt cá từ rất sớm.
Theo chia sẻ của Gregoris Tsahas - một cư dân 100 tuổi trên đảo, sức khỏe của người dân tại đây rất tốt là bởi địa hình Ikaria vốn rất dốc, nhiều đồi gập ghềnh. Trung bình, mỗi người trên đảo phải đi bộ khoảng 4km/ngày.
Không chỉ vậy, hòn đảo Ikaria luôn được bao bọc bởi một bầu không khí rất yên bình. Người dân rất thân thiện không chỉ đối với khách du lịch mà còn đối với hàng xóm láng giềng. Tại ngôi làng có tên Raches trên đảo, một trạm cảnh sát được xây dựng nhưng thậm chí chưa hề sử dụng trong suốt 7 năm qua. Tội phạm hầu như không có nên lực lượng cảnh sát tại đây không tồn tại.
Không như những khu vực khác tại Hy Lạp, người dân ở đây không để thu nhập của mình phụ thuộc vào khách du lịch. Ngay cả khi trong mùa du lịch, tới tận 10 giờ sáng các cửa hàng tạp hóa và nhu yếu phẩm mới mở cửa, như những ngày bình thường.
Ngoài đảo Ikaria, trên thế giới còn có 4 khu vực khác có tuổi thọ trung bình của người dân rất cao. Đó là Loma Linda (California, Mỹ), Nicoya (Costa Rica), Sardinia (Ý) và Okinawa (Nhật Bản). 4 khu vực trên và cả đảo Icaria đều nằm trong một dự án nghiên cứu về tuổi thọ con người có tên “Blue Zones” của Dan Buettner.
Nguyễn Hưng (Theo The Guardian, NYT )
Bệnh nhân Trung Quốc là người đầu tiên được ghép đầu" alt=""/>Bí quyết trường thọ: Ăn đồ sạch, luôn vui vẻ