Tôi và chồng đã có một đứa con sau nhiều năm cuộc sống hạnh phúc. Vợ chồng tôi hầu như chẳng có chuyện gì phải phàn nàn về nhau. Mọi người cũng nhìn thấy cuộc sống êm ấm của gia đình tôi và thầm ước ao được như vợ chồng tôi. Nếu như cô bồ của chồng kia không gửi cho tôi loạt ảnh nhạy cảm của chồng tôi và cô ấy. Tôi thất vọng vô cùng, tôi đã suy nghĩ căng đầu óc để nên dừng hay chấm dứt cuộc hôn nhân này.Chồng tôi thú nhận tất cả, nói là sẽ từ bỏ và xin tôi tha thứ. Thật sự tôi cũng chưa biết phải làm sao, cuộc sống vợ chồng hằng ngày rất nặng nề. Tôi đi làm không muốn về nhà sớm nữa mà ở lại cơ quan. Lần đó, một đồng nghiệp nam là người cũng đã từng quan tâm đến tôi nhưng không được tôi đáp lại. Dường như anh biết được tôi đang buồn nên mời tôi đi ăn tối. Trong lúc quá nhiều điều chất chứa trong lòng tôi đã kể hết chuyện gia đình. Anh nắm lấy tay tôi, thật sự lúc đó tôi cũng không hiểu mình ra sao. Tôi cũng không hiểu sao mình lại theo anh vào nhà nghỉ. Tỉnh ra tôi vội lao về nhà và tự dằn vặt bản thân mình. Giờ tôi không biết phải ly hôn hay tiếp tục. Nếu ly hôn tôi có được nuôi con không?
Chúng tôi biết hiện tại tâm trạng của bạn đang rất rối bời.
Thứ nhất, theo như lời bạn tâm sự, trước đó cuộc sống của vợ chồng bạn vẫn êm ấp, hạnh phúc. Cuộc hôn nhân của vợ chồng bạn chỉ gặp vấn đề kể từ khi cô bồ của chồng bạn gửi những hình ảnh thân mật giữa hai người cho bạn và chồng bạn thú nhận tất cả mọi chuyện. Chồng bạn thú nhận tất cả, nói là sẽ từ bỏ và xin bạn tha thứ. Điều này chứng tỏ chồng bạn đã hối lỗi, muốn xây dựng tiếp tục cuộc hôn nhân và xây dựng gia đình này. Vấn đề là bạn phân vân không biết có nên chấm dứt cuộc hôn nhân này hay không? Có thể vấn đề này xuất phát từ việc lòng tin mà bạn đặt nơi chồng bạn đang bị tổn thương. Một khi bản thân mình đặt hết niềm tin vào điều gì đó nhưng nó lại không được như sự kỳ vọng như ban đầu khiến bản thân bạn thất vọng.
 |
Ảnh chỉ có tính chất minh họa |
Nhưng sau đó, bạn vào nhà nghỉ với một người đàn ông khác. Chính bạn lại lặp lại lỗi lầm mà chồng bạn đã mắc phải. Cả hai người cho đến bây giờ ít nhiều đều có lỗi đối với cuộc hôn nhân của mình. Bạn dằn vặt, tự trách mình, không biết có nên ly hôn hay tiếp tục chứng tỏ bạn vẫn ý thức được bản thân không muốn từ bỏ gia đình và không muốn gia đình mình đổ vỡ. Vấn đề bây giờ cần làm là cả hai nên dành cho nhau thời gian để suy nghĩ thật kỹ xem có nên hay không tiếp tục cuộc hôn nhân này. Nếu tiếp tục thì bạn được gì? Nếu ly hôn thì bạn mất những gì? Từ đó đưa ra quyết định cũng chưa muộn. Điều này phụ thuộc hết vào lý trí và cảm xúc giữa hai người. Nếu tình trạng như trên vẫn diễn ra, mục đích hôn nhân không còn đạt được thì bạn nên chấm dứt bằng cách ly hôn. Tất nhiên bạn cũng biết, trong hôn nhân thì chuyện phá vỡ thì thật đơn giản nhưng gìn giữ là vô cùng khó khăn. Nếu qua được các truân chuyên mà giữ vững được hôn nhân hạnh phúc thì đó là một nỗ lực lớn mà con cái là người hưởng lợi nhất.
Thứ hai, về vấn đề nếu ly hôn thì bạn có được quyền nuôi con hay không? Vì thông tin của bạn không đầy đủ nên chúng tôi không biết chính xác con bạn bao nhiêu tuổi; tình trạng công việc, kinh tế của vợ chồng bạn như thế nào nên chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:
Trường hợp ly hôn mà hai vợ chồng thỏa thuận được quyền nuôi con thì quyền nuôi con sẽ được thực hiện theo thỏa thuận. Nếu chồng bạn đồng ý con sẽ do bạn nuôi dưỡng sau khi ly hôn thì quyền nuôi con thuộc về bạn.
Trường hợp cả hai bên đều muốn dành quyền nuôi con, thì giải quyết như sau:
Nếu con bạn dưới 36 tháng tuổi thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con (Khoản 3 Điều 81 Luật HNGĐ 2014).
Nếu con bạn từ đủ 07 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con (Khoản 2 Điều 81 Luật HNGĐ 2014).
Ngoài ra, để giành được quyền nuôi con, bạn cần phải chứng minh mình có đủ các điều kiện về kinh tế (chỗ ở, thu nhập hàng tháng, tài sản hiện có,…) và đủ các điều kiện về tinh thần (khả năng giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, quỹ thời gian giành cho con,…) để đảm bảo tạo cho con môi trường phát triển tốt nhất về mọi mặt, kể cả vật chất lẫn tinh thần.
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thành Công, Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
" alt="Giận chồng, phút yếu lòng tôi đã… ăn nem"/>
Giận chồng, phút yếu lòng tôi đã… ăn nem
Trước khi lấy vợ, tôi mua một miếng đất đứng tên của tôi. Sau khi xây nhà xong, tôi sử dụng ngôi nhà đó một thời gian rồi cho thuê. Tuy nhiên, ngôi nhà đó vẫn chưa hợp thức hóa thành sổ hồng. 3 năm sau thì tôi lấy vợ và sống trong ngôi nhà này. Sau đó thì vợ chồng tôi hợp thức hóa đứng tên cả hai vợ chồng trong sổ hồng. Xin hỏi nếu vợ chồng tôi ly dị, tôi có lấy được ngôi nhà này không hay phải chia đôi. Xin tư vấn giùm tôi!
Thứ nhất: Thỏa thuận quyền sử dụng đất đứng tên 2 vợ chồng
Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 về tài sản chung của vợ chồng.
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
 |
Cho vợ đứng tên tài sản riêng, ly hôn đòi không được, chia đôi thì tiếc. |
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Theo quy định trên, tài sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sinh hoạt, sản xuất… Ngoài ra, những tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ chồng nhưng vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung thì tài sản đó được sáp nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. Trong trường hợp này, mảnh đất bạn mua trước thời kỳ hôn nhân khi làm sổ đỏ bạn đã đồng ý cho người vợ bạn cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mảnh đất đó được sáp nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. Lúc này, vợ chồng bạn là đồng chủ sở hữu với mảnh đất đó nên khi ly hôn, tài sản về nguyên tắc sẽ được chia đôi.
Chia tài sản khi ly hôn
Theo Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Như vậy, việc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo thỏa thuận của vợ chồng, nếu không thỏa thuận được sẽ thực hiện theo phân chia của tòa án.
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc

Phát hiện vợ lén lút cặp bồ, xót ruột nhìn con gái không giống bố
Người đàn ông đau khổ khi biết vợ ngoại tình, anh nghi ngờ về cô con gái không giống mình, thương đứa con bao nhiêu năm nuôi dưỡng giờ không biết tính sao?
" alt="Cho vợ đứng tên tài sản riêng, ly hôn đòi không được, buông thì tiếc"/>
Cho vợ đứng tên tài sản riêng, ly hôn đòi không được, buông thì tiếc