Chị Kim Long quê ở Trà Vinh. Tốt nghiệp cấp 3, chị lên TP.HCM học khoa Công nghệ thông tin ở một trường cao đẳng nghề. Lớp học có 80 sinh viên nhưng có một mình Long là nữ. Được nhiều bạn nam để ý nhưng Long chỉ yêu anh Hoàng Nhân, 31 tuổi, học cùng lớp, con trai bà Hương.
Yêu nhau được một thời gian, anh Nhân đưa bạn gái về ra mắt gia đình. Thấy cô gái nhanh miệng, ăn nói hoạt bát, tính tình mạnh mẽ, bà Hương sợ sau này con trai sẽ bị vợ “ăn hiếp”. Dù vậy, bà vẫn chấp nhận lựa chọn của con trai. “Vợ chồng tôi tin vào lựa chọn của con”, bà Hương nói.
Năm 2011, bà Hương thấy có những khối u bất thường ở vú nên đến Bệnh viện Ung bướu khám, làm các xét nghiệm. "Nghe bác sĩ nói mình bị ung thư, tôi sốc, suy sụp, ngã xe trên đường về nhà".
Vị bác sĩ cho bà biết, nếu muốn khống chế sự phát triển của khối u, kéo dài sự sống thì phải phẫu thuật, chi phí ước tính khoảng 120 triệu đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công khá mong manh.
“Lúc đó, tôi tiết kiệm được 200 triệu đồng. Số tiền đó, tôi để dành cho thằng Nhân cưới vợ, có vốn làm ăn”, bà Hương kể. Mặc con trai, các anh chị em trong nhà nói hết lời, bà vẫn một hai không làm phẫu thuật.
Bà Hương cho biết, hơn 8 năm qua, mẹ con bà luôn yêu thương, cảm thông, hiểu những thiếu sót của nhau. Ảnh: Tú Anh. |
Nghe bạn trai báo tin, chị Long lặng đi, nhớ về những ký ức xưa. Năm 1995, ba chị cũng bị ung thư rồi mất. Một mình mẹ chị gồng gánh nuôi ba con nhỏ, hai gái một trai với biết bao vất vả, khó khăn.
Hai hàng nước mắt cô gái sinh năm 1988 cứ thế chảy dài trên má. Trấn tĩnh lại, chị động viên bạn trai, hứa sẽ thay anh Nhân chăm sóc mẹ.
Một lần, bà Hương nắm tay Long nói: “Cháu hãy thương thằng Nhân nhé”. Từng nghe bạn trai nói bà Hương không chịu làm phẫu thuật, giọng chị Long dứt khoát: “Nếu bác không chịu phẫu thuật, cháu sẽ bỏ anh ấy. Anh Nhân cần mẹ chứ không phải là tiền. Tiền có thể kiếm được, nhưng mẹ thì chỉ có một thôi”. Chị cũng hứa với mẹ bạn trai sẽ đến viện chăm sóc bà như mẹ.
Cảm động trước những lời động viên của cô con dâu tương lai, bà Hương đồng ý làm phẫu thuật cắt khối u ác tính ở ngực.
Ca mổ của bà Hương thành công. Hơn một tháng bà nằm viện, chị Long túc trực tắm rửa, làm vệ sinh, lo chuyện ăn uống cho bà để anh Nhân yên tâm làm việc kiếm tiền trang trải cuộc sống. “Nó chăm tôi như mẹ ruột. Nhìn con bé, ai cũng nghĩ nó là con gái của tôi”, bà Hương xúc động nhớ lại.
Xin mẹ bán đất chữa bệnh cho mẹ chồng
Năm 2012, vợ chồng chị Long làm đám cưới. Một năm sau cưới, chị Long sinh con gái đầu lòng. Bà Hương, ngoài phải đi kiểm tra định kỳ để khống chế ung thư còn phải chữa thêm bệnh tiểu đường, cao huyết áp, thấp khớp. “Tôi nhập viện liên tục. Mỗi lần vào viện tốn hàng chục triệu đồng”, bà Hương kể.
![]() |
Bà Hương và bà Thanh cũng xem nhau như chị em gái. Mỗi khi có chuyện buồn họ lại gọi cho nhau tâm sự, động viên nhau. Ảnh: Hoàng Nhân. |
Bận chăm mẹ chồng và con nhỏ, chị Long không thể đi làm. Một mình anh Nhân lo kinh tế gia đình, vì vậy, cuộc sống cứ thiếu trước hụt sau. Cùng lúc đó, ba anh Nhân làm ăn thua lỗ nên gây ra món nợ lớn, người cho vay đến nhà đòi tiền liên tục.
Muốn chữa bệnh cho mẹ chồng, trả nợ cho bố chồng nhưng kinh tế không có, chị Long đành gọi về cầu cứu mẹ đẻ. “Mẹ có mảnh đất rộng bỏ không, tôi xin mẹ bán đi để lo cho nhà chồng. Tôi hứa với mẹ sau này sẽ đi làm kiếm tiền trả lại”, chị Long nhớ lại.
Thương con gái, hiểu những khó khăn của nhà thông gia, bà Thanh quyết định bán đi mảnh đất trị giá 400 triệu đồng rồi đưa hết cho con gái. “Con bé nói, nếu không có tiền mẹ chồng sẽ chết. Mảnh đất đó, tôi cũng đang bỏ không”, bà Thanh nói về quyết định của mình. Bà cũng cho biết, hiện, vợ chồng chị Long cũng đã trả hết tiền cho bà.
![]() |
Chị Long đi phát quà cho những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Hoàng Nhân. |
Làm thiện nguyện để trả ơn
Những khó khăn của gia đình chị cũng đã qua. Giờ đây, sức khỏe bà Hương cũng đã ổn định. Bà đã có thể phụ con dâu dọn nhà, nấu ăn, phơi áo quần và trông hai cháu nội. Tuy nhiên, vì sợ mẹ đi lại nhiều không tốt, chị Long nhất định không cho làm. “Tôi làm gì nó cũng ngăn. Nó cứ sợ mẹ mệt”, giọng bà Hương xúc động.
Người mẹ sinh năm 1956 cho biết, bà rất biết ơn về những việc của con dâu và bà thông gia đã làm cho mình. “Nhà tôi thật có phước khi gặp được mẹ con chị Thanh”, bà Hương nói.
![]() |
Vợ chồng chị Long cùng đi làm từ thiện. Ảnh: Hoàng Nhân |
Yên tâm hơn về sức khỏe của mẹ chồng, mấy năm nay, vợ chồng chị Long tập trung vào làm kinh tế. Chị mở một quán cơm chay giá 2000 ngàn đồng tại nhà, còn anh Nhân thì làm việc ở một trung tâm máy tính. Thời gian rảnh, anh chị đi làm từ thiện. Họ đến các bệnh viện, trường học phát cơm, mì tôm, quà bánh và tiền mặt cho những người nghèo, các bệnh nhân bị ung thư.
Ở quán chay tại nhà, tuần ba ngày, chị nấu cơm phát cho những cô chú chạy xe ôm, bán vé số, nhặt ve chai. “Ngày trước, tôi đi chăm mẹ ở bệnh viện, tiền chi tiêu hạn hẹp, tôi đã được ăn những phần cơm từ thiện rất ngon. Lâu lâu, tôi còn được nhận tiền mặt, quà bánh của các mạnh thường quân đến trao. Bây giờ, vợ chồng tôi muốn làm gì đó để trả ơn, giúp những người khó khăn hơn mình”, chị Long trải lòng.
Thời son trẻ, bà quảy gánh cháo đậu trên vai, luồn từng con hẻm để mưu sinh, nuôi đàn con nhỏ.
" alt=""/>Con dâu xin mẹ đẻ bán đất lấy tiền chữa bệnh cho mẹ chồng![]() |
Danh hài Quang Thắng thành công nhất trong vai Táo kinh tế. |
Quang Thắng là một trong những danh hài nổi tiếng trong giới giải trí, văn nghệ Việt. Đặc biệt, anh được nhắc tới nhiều trong các chương trình như: Gặp nhau cuối năm, Gala Cười, Gặp nhau cuối tuần…
Quang Thắng thường vào vai những người nông dân hiền lành, chân chất, thật thà trên sân khấu. Kể cả ngoài đời, anh cũng là một người chân thành, bộc trực.
Dù có hàng nghìn fan hâm mộ và quen mặt trên các sân khấu cũng như sóng truyền hình nhưng Quang Thắng chưa bao giờ nhận mình là ngôi sao. “Đến bây giờ tôi chẳng biết ngôi sao là thế nào nữa. Ngôi sao là nó phải bay cao trên bầu trời, bay bằng máy bay. Đây tôi toàn đi xe ô tô (cười). Với lại tôi mà ngôi sao thì bạn chẳng bao giờ gọi được cho tôi”- Quang Thắng chia sẻ.
Những cuộc trò chuyện của Quang Thắng với báo chí luôn khiến độc giả thích thú bởi anh không màu mè, hoa mĩ và luôn nói thật. Còn nhớ, có lần Quang Thắng tâm sự anh sợ nhất đi viếng đám ma. Hẳn ai cũng tò mò, ngạc nhiên. Quang Thắng lí giải: “Tôi sợ nhất đi viếng đám ma. Vào đó, không chào hỏi thì người ta bảo khinh người, chào một vài câu người ta lại cười sằng sặc. Cái cảm giác người nhà đám ma nhìn mình như đang làm trò gì đó nhố nhăng ở lễ tang khiến tôi cảm thấy khó chịu vô cùng. Vì vậy, trừ những mối quan hệ không thể từ chối, tôi rất ngại xuất hiện trong đám ma. Đại khái thế!”.
Không chỉ đám ma, Quang Thắng sợ cả đám cưới. Bởi đến đám cưới đúng là có đỡ ngượng hơn đám ma, nhưng vẫn khiến anh vô cùng khó xử. “Anh em họ hàng thấy mặt tôi một cái là lôi thốc lên sân khấu nói: Này ông Thắng, lên sân khấu làm trò gì đó cho mọi người vui đi! Điều đó làm tôi cảm thấy tự ái. Họ hàng đâu có hiểu, công việc của tôi là hằng ngày đi diễn, mang lại tiếng cười cho mọi người, chứ đâu phải kẻ làm trò, mua vui. Cho nên, ngoài đi diễn ra, tôi rất ngại xuất hiện trước đông người vì lý do như vậy. Đại khái thế!”- Quang Thắng nói.
Hóa ra một nghệ sĩ có thể làm đủ trò trên sân khấu để mang lại tiếng cười cho mọi người nhưng lại rất sợ phải làm “một thằng hề” giữa đời thường. Nên nghe những tâm sự của Quang Thắng không ít người cảm thấy ái ngại.
Quang Thắng từng tâm sự: “Đã lên sân khấu là quên hết những buồn bã ở ngoài, nhưng khi xong vai diễn, trở lại cuộc sống thật của mình, tôi đã nhiều lần khóc thầm. Đàn ông cũng khóc chứ, khóc với nỗi đau nào đó mà mình không chia sẻ được” hay “Lắm lúc đi đâu đó, gặp người hâm mộ, họ nhảy bổ vào đấm một cái rõ đau, hoặc chửi mình trước rồi mới hỏi han sau. Điều đó làm tôi rất buồn”.
Bản thân Quang Thắng khẳng định nếu được chọn lại nghề thì anh không chọn nghề này, vì nó quá bạc bẽo. “Nếu nghệ sĩ như tôi ở nước ngoài, được mọi người biết đến nhiều thế, thì tôi sẽ có một cuộc sống xênh xang chứ không chật vật, lo từng bữa như bây giờ. Nhưng nghề diễn đã vận vào mình rồi, nên có đam mê hay không thì khi ánh đèn sân khấu bật lên là mình lao lên như một con nghiện, lao vào diễn và quên hết nỗi buồn ngay.
Đời diễn chúng tôi nghèo lắm. Ai cũng nghèo, cứ nhìn cụ Văn Hiệp thì biết. Những lúc ông sống thì chả ai quan tâm. Bây giờ lại góp tiền cho ông Trần Hạnh, tôi thấy chả ra làm sao. Người ta đang sống bình thường thế, đâu cần thương hại. Tại sao không tạo điều kiện cho người ta làm việc ấy. Nghệ sĩ họ sống tình cảm và vì thế họ rất mong manh, dễ vỡ, dễ tổn thương. Thế nên đừng thương hại họ, mà hãy ghi nhận sự đóng góp của họ một cách công tâm.
Diễn viên họ có nhiều uẩn khúc trong lòng lắm. Như chị Minh Vượng, tiền bao nhiêu năm tích cóp được giờ chưa đủ đi chữa bệnh. Anh Quốc Khánh, anh ấy chẳng chịu lấy vợ, anh ấy chán rồi... Diễn cho khán giả cười mà khóc trong lòng ấy”- Quang Thắng bộc bạch.
Cuối cùng, Quang Thắng cho rằng anh đến với khán giả bằng sự chân thành, bằng lòng nhiệt tình, được ở lại lòng khán giả đối với anh là hạnh phúc nhất trên đời. Chứ không phải bằng chiêu trò để nổi tiếng.
Theo Tiền Phong
Công Lý nói Trấn Thành huyên thuyên, Thanh Thảo kêu ảo tưởng" alt=""/>Nỗi sợ hãi của Quang Thắng