Ngay trên trang cá nhân của Thư Dung, cư dân mạng Thái Phong chỉ trích: “Á hậu thực sự không ai đi làm mấy trò rẻ tiền này”. Bạn Sơn Nguyễn viết: “Chưa thấy đẹp và nghệ thuật đâu, chỉ thấy mang tính khiêu dâm”.
"Nếu cô ấy có suy nghĩ được như vẻ ngoài thì chắc chắn sẽ không hành động như thế. Thật phản cảm và lố bịch", bạn Nguyễn Tú viết.
Nhiều ý kiến nhận xét Thư Dung đang cố gây chú ý bằng chiêu trò phản cảm và “bôi bẩn” vẻ đẹp Tuyệt tình cốc. Không ít câu hỏi được đặt ra về động thái của cơ quan quản lý du lịch địa phương.
![]() |
Hình ảnh khiến cư dân mạng lên án mạnh mẽ. Ảnh: Facebook.t |
Zing.vn đã liên lạc với Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, bà Nguyễn Thị Nguyên, về loạt ảnh gây tranh cãi tại địa điểm du lịch nổi tiếng nhưng bà chưa nghe máy.
Trao đổi với ông Nguyễn Tiến Hải, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, ông cho biết đang trên đường công tác ở miền Tây nên chưa nắm được tình hình.
Trong khi đó, phía quản lý Thư Dung từ chối trả lời về những chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng mạng. “Chúng tôi sẽ trả lời vào một dịp khác”, quản lý Thư Dung cho hay.
![]() |
Thư Dung không có hoạt động nghệ thuật đáng chú ý trước bê bối hình ảnh ở Tuyệt tình cốc. |
Trên trang cá nhân, cách đây một tiếng, Thư Dung đăng tải trạng thái ẩn ý giữa ồn ào. “Sống ở đời, thích gì thì làm đó, Hãy cứ sống tốt với bản thân mình bởi thanh xuân chỉ có một lần”, cô viết.
Thư Dung sinh năm 1995, từng tham gia một số show truyền hình. Tuy nhiên, cô không để lại dấu ấn nào. Năm 2017, cô đăng quang cuộc thi Hoa hậu Sắc đẹp hoàn mỹ toàn cầu 2017 tổ chức tại Seoul (Hàn Quốc). Cuộc thi gây tranh cãi khi giám khảo là MC Phan Anh bỏ quyền chấm thi ngay trong đêm chung kết.
Sau cuộc thi này, hồi tháng 4, Thư Dung được cấp phép đại diện cho Việt Nam tham gia Miss Eco International 2018. Dù mất điểm vì khả năng ngoại ngữ kém và ứng xử không tốt nhưng cô vẫn giành vị trí Á hậu 2. Hoa hậu là đại diện đến từ Philippines.
Trước đó, Thư Dung gây ồn ào khi lấp lửng chuyện bị Hoa hậu Kỳ Duyên chen vào mối quan hệ tình cảm với bác sĩ thẩm mỹ Chiêm Quốc Thái.
Nhặt được chiếc ví có chứa nhiều tiền của một du khách người Mỹ khi đang tham quan Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, anh Lê Minh Chiến và Võ Thành Đức đã tìm cách trả lại người mất.
" alt=""/>Người đẹp Việt bị ném đá vì khoe thân phản cảm ở Tuyệt tình cốc Đà LạtGóp phần nâng cao nhận thức cho người nghèo
Dự án Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam bắt đầu được triển khai từ năm 2014 tại 4 tỉnh thí điểm là Hà Giang, Quảng Nam, Lâm Đồng và Trà Vinh. Nhờ có dự án, việc chi trả các trợ cấp cho các đối tượng xã hội, hộ nghèo, cận nghèo... sẽ được hiện đại hoá, quản lý bằng một hệ thống công nghệ thông tin từ cấp huyện, tỉnh đến Trung ương. Riêng trong năm 2018, gần 5.350 tỷ đồng được đầu tư.
Hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu vào năm 2020, ngoài xây dựng hệ thống thông tin quản lý và triển khai nhiều chương trình trợ giúp xã hội khác nhau, dự án còn thiết kế chiến lược truyền thông hiệu quả cho người dân, giúp đồng bào dân tộc thiểu số dần dần thay đổi nhận thức, hiểu biết về quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với gia đình và cộng đồng
![]() |
Dự án đã hợp nhất các chính sách trợ giúp xã hội hiện hành do nhiều cơ quan phụ trách và chính sách hỗ trợ cho nhóm đối tượng tăng thêm của dự án gồm phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo, trẻ em dưới 3 tuổi thuộc hộ nghèo, trẻ em 3 đến dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo không đi học thành gói trợ cấp hộ gia đình do một cơ quan quản lý duy nhất và được chi trả trực tiếp tới người dân thông qua đơn vị chi trả độc lập, giúp giảm áp lực về vấn đề nhân sự và công tác chi trả giảm thiểu rủi ro.
Tại địa điểm chi trả, cán bộ chi trả có trách nhiệm hướng dẫn, giải thích về khoản trợ cấp mà đối tượng đang được hưởng, tránh trường hợp đối tượng không hiểu rõ về khoản trợ cấp của mình, tránh tình trạng sử dụng tiền không đúng mục đích gây lãng phí.
Đối với đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số không biết tiếng Kinh, các sản phẩm truyền thông như loa đài phát thanh lưu động, phóng sự truyền hình... phát sóng rộng rãi trên đài truyền hỉnh các tỉnh dự án, được dịch ra tiếng dân tộc phù hợp với đặc điểm dân cư và địa bàn, giúp người dân dễ dàng hình dung về các chính sách cũng như mục tiêu dự án.
Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam
Sau 3 năm triển khai thí điểm dự án, có khoảng hơn 320.000 hộ gia đình tại 04 tỉnh thí điểm dự án trong diện hưởng lợi, khoảng hơn 18.000 đối tượng bổ sung thuộc hộ nghèo gồm: phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 03 tuổi, trẻ em từ 3 đến dưới 16 tuổi không đi học đang nhận hỗ trợ từ dự án. Mạng lưới hơn 6000 cộng tác viên thôn/bản làm nhiệm vụ truyền thông và hỗ trợ người dân, cùng với đường dây tư vấn miễn phí 1800.1567 tư vấn và giải đáp thắc mắc cho người dân 24/24h.
Hệ thống thông tin quản lý trợ giúp xã hội MIS Posasoft cũng đã được xây dựng và hoàn thiện. Dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ bảo trợ xã hội năm 2015 của cả nước đã hoàn thành và đưa vào phần mềm quản lý MIS Posasoft, hiện các tỉnh đang gấp rút rà soát và cập nhật dữ liệu 2016 và 2017 để cập nhật vào hệ thống.
Ngoài phần mềm quản lý, dự án cũng sẽ trang bị hạ tầng phần cứng để hệ thống vận hành đồng bộ từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh và cấp huyện.
Hoạt động đào tạo trang bị kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ ngành Lao động thương binh xã hội (LĐTBXH) để duy trì, vận hành hệ thống MIS Posasoft về trợ giúp xã hội cũng được đẩy mạnh. Dự án tổ chức 2 đợt đào tạo cho đội ngũ cán bộ LĐTBXH 63 tỉnh/thành trên cả nước: hoạt động đào tạo mới đã diễn ra vào cuối năm 2017 và đào tạo nâng cao sẽ diễn ra vào quý IV năm 2018.
Dự kiến hệ thống thông tin quản lý trợ giúp xã hội MIS Posasoft sẽ vận hành chính thức trên phạm vi toàn quốc trong năm 2018.
Dự án Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam có tổng vốn đầu tư là 62,5 triệu USD, triển khai trong giai đoạn 2014 đến hết 31/12/2019 tại 4 tỉnh thí điểm là Hà Giang, Quảng Nam, Lâm Đồng và Trà Vinh. Dự án do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF). |
T.L - Phương Cúc - Thanh Hà (tổng hợp)
" alt=""/>5.350 tỷ đồng hợp nhất chi trả trợ giúp xã hội và giảm nghèo