ViPNet giải quyết các bài toán về an toàn thông tin, bao gồm tạo môi trường an toàn, tin cậy để truyền thông tin, hạn chế truy cập trong môi trường mở hoặc kênh chuyên dụng (Internet, điện thoại có dây và không dây) bằng cách xây dựng một mạng riêng ảo VPN được điều khiển bởi một trung tâm quản lý tập trung.
Một giải pháp khác là triển khai cơ sở hạ tầng khóa công khai PKI sử dụng trung tâm chứng thực để ứng dụng các chức năng mật mã, chữ ký số với một ứng dụng dịch vụ điện tử bất kì, ví dụ như nền tảng giao dịch điện tử hoặc hệ thống cho các tổ chức tài chính, hỗ trợ khả năng kết nối với các sản phẩm PKI của các nhà sản xuất khác; đồng thời xây dựng trung tâm quản lý tập trung, thống kê và giám sát các thiết bị bảo vệ thông tin.
Sản phẩm và thiết bị của ViPNet được chia làm 3 loại: hệ thống giám sát và điều khiển bao gồm các phần mềm điều khiển và giám sát mạng thông tin; bảo vệ điểm mạng bao gồm các thiết bị tường lửa, bảo mật; và bảo vệ người dùng bao gồm các phần mềm được cài đặt trên các thiết bị di động hoặc cố định.
" alt=""/>Thêm lựa chọn sản phẩm an toàn thông tin đến từ NgaTại Việt Nam, lĩnh vực cho vay tiêu dùng (mua laptop, điện thoại, ô tô…) liên tục có tốc độ tăng trưởng cao trong hàng chục năm qua, tăng trưởng trung bình 20%/năm, đạt quy mô 646.000 tỷ đồng, phục vụ 20 triệu lượt khách hàng trên cả nước.
Tuy nhiên, các hành vi xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng đang có xu hướng tăng cả về quy mô và mức độ phức tạp có khả năng gây ảnh hưởng, thậm chí là nghiêm trọng tới quyền lợi của người tiêu dùng.
Đối với mức lãi suất mua hàng trả góp, trong khi các ngân hàng thương mại có mức lãi suất trung bình dao động từ 10 – 25%/năm thì mức lãi suất của công ty tài chính từ 55% đến trên 84%/năm (nhưng thủ tục vay, bộ hồ sơ giấy tờ đơn giản, gọn nhẹ).
Báo cáo từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương cho thấy, trong những năm gần đây, số lượng khiếu nại của người tiêu dùng chủ yếu tập trung vào nhóm các công ty tài chính.
Các khiếu nại xoay quanh việc nhân viên tư vấn thường cung cấp không đầy đủ thông tin hoặc thông tin sai lệch, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Ví dụ, khi tư vấn, nhân viên cam kết mức lãi suất chỉ từ 1-2%/tháng. Thực tế, mức lãi suất thể hiện trên hợp đồng là 6%/tháng.
Trong thời gian gần đây, có hiện tượng nhân viên tư vấn mạo danh tên của ngân hàng để giới thiệu dịch vụ cho vay. Thực tế, sau khi kiểm tra hợp đồng đã ký kết, người tiêu dùng mới nhận thấy khoản vay là do công ty tài chính cung cấp với mức lãi suất khá cao.
Nhiều khiếu nại của người tiêu dùng cũng cho rằng, tại thời điểm ký kết hợp đồng, nhân viên thường hối thúc người tiêu dùng nhanh chóng ký mà không để người tiêu dùng đọc, nghiên cứu kỹ nội dung hợp đồng.
Sau khi ký kết hợp đồng cho vay tín dụng, nhân viên từ chối giao bản hợp đồng gốc để người tiêu dùng lưu giữ hoặc không cho phép người tiêu dùng sao chụp hợp đồng. Trong những trường hợp này, nhân viên tư vấn thường lấy lý do phải chuyển hợp đồng về công ty để lấy dấu, hẹn sẽ chuyển theo đường bưu điện cho người tiêu dùng sau.
" alt=""/>Cảnh giác với các công ty tài chính lừa đảo cho vay mua điện thoại, laptop lãi suất “cắt cổ”