"Như thể, những vấn đề nổi cộm hiện nay trong ngành giáo dục đều chỉ do giáo viên, và chỉ cần áp dụng chế tài luật với mắt xích này là đủ", Khôi nói.
Nhận xét của một thầy giáo dạy văn như Khôi khiến tôi tìm đọc kỹ Dự thảo Luật Nhà giáo - đang được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.
Theo một đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia TP HCM vào tháng 9 và 10 năm nay, hơn 70% giáo viên được khảo sát cho rằng áp lực lớn nhất đến từ phụ huynh, trong đó có việc giáo viên bị bạo hành tinh thần liên quan tới kỳ vọng quá lớn của phụ huynh về điểm số của con em mình. Nói cách khác, tiêu cực xảy ra trong đánh giá người học không chỉ liên quan tới yếu tố chủ quan của giáo viên mà còn liên quan đến các thành phần khác trong xã hội - bao gồm phụ huynh và nhà quản lý - do bệnh thành tích. Dự thảo cũng chi tiết hóa nội dung cấm ép buộc người học tham gia học thêm, dễ gây ra cách hiểu không đầy đủ về mặt trái của học thêm dạy thêm. Mặc dù khảo sát trên cho biết, hơn 63% giáo viên được khảo sát mong muốn được phép đàng hoàng dạy thêm như một hình thức lao động chính đáng để cải thiện thu nhập, thực tế cho thấy, đây là nhu cầu từ hai phía. Học sinh, phụ huynh cũng có nguyện vọng cho con em mình trang bị thêm kiến thức, phục vụ nhiều mục đích khác nhau.
Pháp luật đóng vai trò ngày càng quan trọng và thể hiện sự phát triển về các giá trị và hệ tư tưởng của xã hội ở một quốc gia. Các bộ luật được xây dựng và hiệu chỉnh nhằm cố gắng có phạm vi điều chỉnh lên tất cả hoạt động trong đời sống. Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và luật sửa đổi năm 2020, những giá trị nền tảng chung được quy định ở các cấp từ Trung ương tới địa phương. Ở mức độ áp dụng trên phạm vi toàn quốc, Hiến pháp, bộ luật, luật ở cấp cao nhất rồi xuống dần đến các thông tư của bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan ngang bộ. Với những vấn đề chung có thể xảy ra ở nhiều lĩnh vực, việc ban hành luật có phạm vi áp dụng chung sẽ hiệu quả hơn luật có phạm vi áp dụng hẹp hay đặc thù.
Điều 22 Luật Giáo dục 2019 cũng đã quy định các hành vi bị nghiêm cấm tại các cơ sở giáo dục, trong đó có việc gian lận trong học tập, kiểm tra, thi và tuyển sinh. Hành vi này không nêu rõ chủ thể nên có thể được áp dụng cho bất cứ ai có hành vi đó, bất kể là học sinh hay giáo viên.
Vấn đề ép buộc học sinh của chính mình đi học thêm trong giáo dục hay câu chuyện tương tự trong các ngành khác được gọi là "xung đột lợi ích". Tại Pháp, vấn đề "xung đột lợi ích" chỉ được luật đề cập trong lĩnh vực công - liên quan ngân sách nhà nước, nhưng cơ quan chống tham nhũng quốc gia đã ban hành các thông tư hướng dẫn vấn đề này trong cả lĩnh vực tư. Bên cạnh đó, câu chuyện "xung đột lợi ích" cũng được quy định rõ trong các quy chuẩn quốc tế về quản lý nên các tổ chức áp dụng các chuẩn quản lý đó đều phải tuân thủ. Do mọi hoạt động có thu nhập đều chịu kiểm soát của cơ quan thuế nên giáo viên giảng dạy ở nơi khác cũng đều phải có hợp đồng giảng dạy kèm sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan với định mức tương ứng.
Ở Việt Nam, Khoản 8 Điều 3 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 cũng quy định về vấn đề "xung đột lợi ích" trong lĩnh vực công với người có chức vụ được bổ nhiệm. Dù vậy, trong lĩnh vực tư nhân hoặc với người không giữ chức vụ thì chủ đề này không được bàn đến. Do đó, giáo viên hay nhân viên không giữ chức vụ của nhiều ngành nghề khác không bị điều chỉnh bởi Luật phòng chống tham nhũng. Có lẽ vì vậy mà dự thảo Luật Nhà giáo mới đưa chủ đề này vào danh sách những việc giáo viên bị cấm làm. Tuy nhiên, chúng ta thiếu cơ chế quản lý các công việc bên ngoài trường của giáo viên (thông qua hợp đồng giảng dạy). Thay vì cấm giáo viên lao động, nhà quản lý cần luật hóa hoặc quy định hóa cách thức quản lý giáo viên làm thêm bằng chuyên môn của mình.
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, sự quản lý minh bạch cần thiết hơn sự cấm đoán theo hướng liệt kê các hành vi quá chi tiết vào luật.
Những tiêu cực cụ thể bị cấm đoán gắn liền với chủ thể giáo viên sẽ hạ thấp người thầy mà không giải quyết được các bất cập của ngành, vốn còn do nhiều nguyên nhân khác.
Võ Nhật Vinh
" alt=""/>Người thầy và những điều cấmNhiều năm sau, câu chuyện chị và anh chồng “hờ” vẫn cứ lặp đi lặp lại, như một vòng luẩn quẩn. Anh chồng vốn dĩ không nghề nghiệp gì, dăm ba tháng lại mang về món nợ vài trăm triệu, nhiều lần xã hội đen kéo đến nhà làm dữ, mẹ chị vì thương con gái nên cắn răng trả nợ. Mẹ chị gom góm chút tiền mở quán tạp hóa để chị có kế sinh nhai và nuôi con. Nhưng tiền trong nhà vẫn không cánh mà bay theo những món nợ cá cược của anh chồng. Đến lần chị sinh đứa con thứ hai, anh chồng cũng bỏ nhà mà đi. Tiền mẹ chị cũng không còn.
Nghe đâu sau đó, chị dắt díu hai con từ quê lên TP.HCM để lén lút gặp anh chồng, hủ hỉ dăm ba bữa rồi khăn gói về quê nuôi con.
Một câu chuyện khác.
Ba tôi có người bạn học thân. Bác này có ba người con. Cô con gái đầu bằng tuổi tôi, hồi xưa còn học chung mẫu giáo. Thời đó 4-5 năm tuổi tôi hay lon ton qua nhà bác chơi.
Sau này lớn, tôi chẳng còn gặp cô bạn này. Sau này qua mấy câu chuyện mẹ tôi kể, cô bạn cũng vướng vào người chồng không ra gì, không nghề ngỗng gì, chỉ suốt ngày chửi mắng, thậm chí chửi cả ba mẹ cô bạn. Đứa con đầu của cô bạn phải đưa cho ông bà ngoại nuôi, đứa con sau thì ở với mình. Cô bạn nghe đâu ngày xưa cũng xinh xắn, học hành đàng hoàng, có bằng kế toán trưởng. Nay ra đường mở xe bán bánh mì kiếm tiền nuôi con… và nuôi chồng. Cái nhà cô đang ở cũng do ba mẹ chắt chiu mua đất cất lên.
Những câu chuyện như vầy, cứ ngỡ như một kịch bản chỉ có trên phim, ngờ đâu có gì xa lạ trong xã hội.
Ngay cả tôi, lúc biết chuyện, cũng thật không sao hiểu nổi. Dẫu biết con người ta ở đời kiếp này, ở với nhau cũng là do duyên - nghiệp, nhưng quả thật, con người vẫn lấy luyến ái làm vui, nhưng kỳ thật chính điều đó gây ra đau khổ. Vui được lúc đó, nhưng sau đó hệ lụy gây ra cho gia đình, người thân. Người có phiền não như thế, cũng giống như bị mây mù che mắt, không thấy được chân tướng của sự thật.
Đức Phật nói chúng sinh điên đảo, được quy nạp thành bốn loại: (1) lấy vô thường cho là thường, (2) lấy khổ làm vui, (3) lấy dơ làm sạch, (4) lấy vô ngã làm ngã.
Có người khi yêu nhau, nghĩ rằng mình đã tìm được chỗ dựa để nương tựa suốt đời, bất kể người đó có như thế nào đi chăng nữa, cũng cố bám vào. Như lúc yêu nhau, con người thường thề non hẹn biển. Có biết đâu rằng, non bao đời vẫn ở đó, biển ngàn năm vẫn mênh mông. Đời người liệu có sánh được với đời của núi, so với năm của biển? Thật ra, vốn dĩ, không có gì là bất di bất dịch, nhất là những sự vật ngoài thân chúng ta, vốn dĩ cũng thay đổi mỗi ngày.
Tôi nghĩ gì ư?
Tôi thương thân mình. Nhìn, nghe thấy những câu chuyện như vậy, đôi lúc buông lời phán xét, tự thấy cái tâm của mình còn sân si vô cùng. Nhưng về sau, dù không hiểu được những người đó, tôi thấy thương họ nhiều hơn, như thương thân mình. Vì nghĩ, thân mình cũng rơi vào những cảnh điên đảo như vậy. Duy vì hiểu được quy luật nhân quả, nên “cố” không bám chấp vào những ước nguyện thầm kín.
Còn lại.
Tôi dừng lại, nghĩ ngợi dăm ba chuyện, giữa đêm giựt mình, quay quắt, không hiểu được cái sợi dây liên kết giữa những con người đó, khổ đau như quả núi, được cột vào một sợi chỉ mành.
Tôi thương thân mình.
Nguyễn Đinh Khoa
(Kiến trúc sư, nhà văn)