当前位置:首页 > Thể thao > Soi kèo phạt góc Cagliari vs Bologna, 20h30 ngày 9/1 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo AC Milan vs Atalanta, 1h45 ngày 21/4: Đế chế lụi tàn
Trên cơ sở câu trả lời của Google, Cục PTTH&TTĐT đề nghị doanh nghiệp này nhanh chóng khắc phục tình trạng bản đồ vệ tinh không hiển thị lá quốc kỳ Việt Nam bằng gốm tại đảo Trường Sa Lớn.
Tuy vậy, tròn một tuần sau khi Bộ TT&TT đưa ra yêu cầu, Google vẫn chưa nâng cấp ảnh vệ tinh khu vực đảo Trường Sa Lớn của Việt Nam.
Ghi nhận của PV VietNamNet cho thấy, khi tìm đến vị trí lá cờ khổng lồ làm bằng gốm trên đảo Trường Sa Lớn ở tọa độ 8.644137, 111.9193520, hình ảnh trả về cho thấy vị trí lá quốc kỳ vẫn chỉ thể hiện gam màu trắng.
Khi được PV VietNamNet liên hệ để hỏi về tiến độ cập nhật ảnh vệ tinh đảo Trường Sa Lớn, đại diện Google cho biết sẽ thay thế hình ảnh có chất lượng tốt hơn nhưng không đưa ra thông tin về thời gian cụ thể.
Một nguồn tin thân cận với Google chia sẻ với PV VietNamNet rằng, ảnh vệ tinh trên Google Maps hiện được cung cấp bởi nhiều đơn vị thuộc bên thứ 3. Trong đó, ảnh vệ tinh mới nhất khu vực đảo Trường Sa Lớn do Maxar Technologies, công ty công nghệ vũ trụ có trụ sở ở Mỹ cung cấp từ tháng 3/2022.
Theo nguồn tin này, việc cập nhật hình ảnh vệ tinh một địa điểm nào đó trên Google Earth và Google Maps không thể thực hiện ngay, thường có độ trễ nhất định do liên quan đến một số vấn đề kỹ thuật phức tạp.
"Thông thường, để nâng cấp, cập nhật hình ảnh vệ tinh một khu vực nào đó, Google sẽ phải mất vài ngày, thậm chí lên tới hàng tuần", nguồn tin thân cận với Google cho biết. Đây có thể là lý do giải thích sự chậm trễ của Google trong việc nâng cấp hình ảnh vệ tinh khu vực đảo Trường Sa Lớn.
Trước đó, vào ngày 10/7, một người dùng mạng xã hội đã phát hiện trên ảnh vệ tinh của Google không hiển thị lá quốc kỳ Việt Nam được tạo bằng gốm tại đảo Trường Sa Lớn. Đây là bức tranh ghép bằng gốm mô tả lá quốc kỳ Việt Nam với kích thước kỷ lục (12,4m x 25m) 310m2, trên mái tòa nhà hội trường của đảo Trường Sa Lớn. Ngay cả khi zoom lên kích cỡ lớn, người dùng mạng vẫn không thể quan sát hình ảnh lá quốc kỳ cờ đỏ sao vàng bằng gốm trên nóc công trình này.
Vụ bản đồ thiếu quốc kỳ: Google chưa nâng cấp ảnh vệ tinh đảo Trường Sa Lớn
![]() |
Phim Tuổi 39 do Son Ye Jin, Jeon Mi Do và Kim Ji Hyun đóng chính không được phát sóng vào tuần tới. |
Tuổi 39mang đến làn gió mới cho màn ảnh nhỏ xứ Hàn với nội dung thực tế về hội bạn thân chạm ngõ tứ tuần bị bủa vây bởi những lo âu, trăn trở. Trong phim, Son Ye Jin vào vai Cha Mi Jo - nữ giám đốc thành công tại một phòng khám da liễu ở Gangnam. Jeon Mi Do vào vai Jung Chan Young - huấn luyện viên diễn xuất từng mơ ước trở thành diễn viên và Kim Ji Hyun vai Jang Joo Hee - giám đốc cửa hàng mỹ phẩm. Sát cánh bên nhau suốt 20 năm, bộ ba duy trì tình bạn thân thiết, bền vững và cùng trải qua những chuyện "dở khóc dở cười" trong tình yêu, công việc.
Tuổi 39 thường phát sóng thứ Tư và thứ Năm. Tuy nhiên ngày 8/3, phim sẽ không lên sóng trong khung giờ thông thường. Đến ngày 9/3, JTBC phát sóng một chương trình đặc biệt tổng hợp các tập từ 1 đến 6 thay vì chiếu một tập mới. Bộ phim xoay quanh hành trình “hậu thanh xuân” của hội phụ nữ trước ngưỡng 40 tiếp tục phát sóng theo lịch chiếu vào tuần sau. Tập 7 của phim sẽ đến với khán giả lúc 10h30 tối 16/3.
![]() |
Mi Jo (Son Ye Jin) sẵn sàng quỳ gối van xin vợ Jin Seok để bảo vệ bạn thân. |
Trước đó, Tuổi 39ghi nhận mức rating tập 5 giảm mạnh 2% so với tập phim trước. Sang tập 6, phim khiến nhiều khán giả nghẹn ngào trước phân cảnh Mi Jo (Son Ye Jin) sẵn sàng quỳ gối van xin vợ Jin Seok bỏ qua cho bạn mình là Chan Young.
Mẫn Tâm
Theo Soompi
“Tình đầu quốc dân” xứ Hàn từng có quá khứ đóng các phim chứa cảnh nóng táo bạo.
" alt="'Tuổi 39' của Son Ye Jin tạm dừng phát sóng"/>Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Công an Hà Nội, 19h15 ngày 22/4: Căng như dây đàn
Thí sinh điểm cao ở đâu?
Đợt xét tuyển ĐH, CĐ 2016 đã ghi nhận những "cú sốc" "lần đầu tiên trong lịch sử" khi rất nhiều trường hạng tốp phải xét tuyển bổ sung.
Đến nay, ngoài trường "tốp đầu" (trường có điểm trúng tuyển cao) như ĐH Kinh tế quốc dân xác định không gọi bổ sung đợt 2, hầu hết các trường đều phải tiếp tục tìm kiếm thí sinh.
Mỗi trường, ít thì khoảng 200, nhiều thì hơn 1.000, thậm chí 1.500 chỉ tiêu hiện vẫn đang chờ thí sinh đăng ký cho đợt xét tuyển sau ngày 21/8.
![]() |
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển đợt 1. Ảnh: Lê Văn |
Cá biệt, "lần đầu tiên trong lịch sử" Trường ĐH Y Hà Nội "ế ẩm" ngành Y Đa khoa.
Mặc dù so với năm ngoái, điểm chuẩn năm nay của trường này đã giảm từ 0,25 đến 0,75 điểm, song nhiều ngành, lượng thí sinh nộp hồ sơ xác nhận nhập học chỉ được chưa tới 30% số lượng trúng tuyển.
Các trường đào tạo ngành Y - Dược trong cả nước cũng trong tình trạng tương tự. Chẳng hạn như Trường ĐH Y Dược TP. HCM , trường đào tạo ngành Y đứng đầu Sài Gòn cũng phải tuyển bổ sung tới 402 chỉ tiêu cho 12 ngành đào tạo, trong đó có cả những ngành được cho là"hot" như Răng Hàm Mặt.
Không chỉ có các trường đào tạo về Y - Dược, những trường "hạng sao" khác như Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Học viện Ngoại giao cũng lần lượt phải ra thông báo tuyển bổ sung.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội xét tuyển bổ sung hơn 800 chỉ tiêu trên tổng số 6.000 chỉ tiêu năm nay. Trong đó, ngoài những ngành đào tạo tiên tiến hay chương trình đào tạo quốc tế vốn khó khăn về nguồn tuyển thì nhiều ngành "hot" như Kỹ thuật Cơ điện tử hay ngành Công nghệ thông tin đều phải chờ thí sinh đợt tới.
Một trường "hot" khác là Trường ĐH Ngoại thương cũng phải tuyển bổ sung 150 chỉ tiêu trên tổng số 200 chỉ tiêu ở cơ sở Quảng Ninh, dù mức điểm trúng tuyển tại cơ sở này của trường chỉ là 18 điểm, thấp hơn khá nhiều so với cơ sở Hà Nội.
Việc nhiều trường tốp đầu tuyển không đủ thí sinh là điều gần như "không thể tin nổi" vì chưa từng có trong lịch sử. Tới mức, ông Nguyễn Đức Hinh phải thốt lên: "Không hiểu thí sinh điểm cao đã đi đâu?".
Trường lớn tuyển thiếu vì chủ quan?
"Thí sinh ở đâu?"là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra trước hiện tượng "lạ" của đợt xét tuyển ĐH, CĐ năm nay. Hầu hết các ý kiến cho rằng, do phương thức tuyển sinh, mỗi thí sinh được đăng ký 2 trường nên một cách tự nhiên, lượng thí sinh "ảo" tăng lên đáng kể so với năm trước.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tại thời điểm chốt cơ sở dữ liệu, đã có 396.496 thí sinh đăng ký vào 6.02.747 lượt trường. Như vậy, có khoảng 75% thí sinh đăng ký xét tuyển cùng lúc vào hai trường trong đợt 1. Lượng thí sinh "ảo" là đương nhiên - cũng là điều mà Bộ GD-ĐT cũng như các trường đã dự tính từ trước.
Tuy nhiên, hầu hết các trường đều cho rằng, việc tính toán phương án điểm chuẩn để vừa lọc được" ảo", vừa đảm bảo không tuyển vượt quá chỉ tiêu đã đăng ký là vô cùng khó khăn.
Ông Trịnh Minh Thụ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi cho rằng, để đưa ra phương án điểm chuẩn, trường đã phân tích kỹ các dữ liệu của trường ghi nhận cũng như dữ liệu do Bộ GD-ĐT cung cấp. Tuy nhiên, việc đưa ra được 1 phương án điểm chuẩn để vừa đảm bảo không hụt thí sinh do ảo vừa không vượt chỉ tiêu đăng ký là điều không dễ dàng.
Chia sẻ quan điểm này, ông Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP. HCM cho rằng, về lý thuyết, để chống "ảo", các trường phải gọi 200% thí sinh nhập học. Tuy nhiên, bản thân trường chỉ dám gọi 130-150% vì phòng thí sinh đến nhiều quá lại bị Bộ xử phạt.
Theo ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thì việc phân tích dữ liệu của thí sinh đăng ký cũng chỉ đảm bảo 50% vì lượng "ảo" năm nay rất lớn. Ngoài xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia, các thí sinh năm nay còn xét tuyển bằng học bạ, thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội hay đi du học.
Trong khi đó, ông Bùi Đức Triệu -Trưởng phòng Đào tạo- Trường ĐH Kinh tế Quốc dân nhìn nhận: Các trường đều phải phân tích rất kỹ và rất sâu trên các dữ liệu mình có được để tính toán tỉ lệ gọi tăng thêm phù hợp. Những trường thuộc tốp đầu như các ĐH Y Hà Nội không tuyển đủ thí sinh chủ yếu là do chủ quan nên không phân tích kỹ tình hình.
"Thí sinh điểm cao năm nay có nhiều lựa chọn. Nhiều em lựa chọn các trường công an, quân đội vì tính ổn định, trong khi nhiều em học giỏi, có điều kiện lại lựa chọn đi du học" - ông Triệu lý giải.
"Cuộc chiến" xét tuyển bổ sung
Việc nhiều trường lớn không tuyển đủ thí sinh trong đợt 1 và buộc phải tuyển bổ sung sẽ khiến cuộc chiến xét tuyển bổ sung thêm phần khốc liệt khi mà năm nay các trường không còn phải định điểm chuẩn đợt sau phải cao hơn đợt trước.
Ông Huỳnh Thanh Hùng phản đối việc các trường hạ điểm để xét tuyển nguyện vọng bổ sung vì cho rằng không công bằng. "Các trường nhóm trên hạ điểm trúng tuyển thì các trường bên dưới còn lấy đâu ra nguồn?".
![]() |
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển đợt 1. Ảnh: Lê Văn |
Bên cạnh đó, ông Hùng cũng nhìn nhận, việc các trường hạ điểm chuẩn để tuyển bổ sung cũng không công bằng với thí sinh. "Những thí sinh đã trượt đợt 1 sẽ thế nào nếu trường làm như vậy?Đáng lẽ em đó đã trúng tuyển vào trường với số điểm đó nhưng bị rớt phải qua trường khác, bây giờ lại có những người vào được trường đó với số điểm bằng số điểm của mình".
"Cáctrường có thể xét bao nhiêu đợt cũng được, nhưng phải lấy từ mức điểm chuẩn đầu tiên, không thể thấp hơn" - ông Hùng nói.
Thừa nhận việc các trường hạ điểm chuẩn để tuyển bổ sung sẽ không công bằng với các thí sinh không trúng tuyển đợt 1, song ông Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thì cho rằng, dù đưa ra phương án nào thì quá trình triển khai cũng có điểm tốt hay hạn chế.
Ông Bùi Đức Triệu phán đoán các trường sẽ gặp khó khăn trong đợt tuyển bổ sung sắp tới. Bởi lẽ, trong đợt tuyển bổ sung này, các thí sinh được đăng ký tới 3 trường với 6 nguyện vọng, do đó, về lý thuyết, lượng "ảo" trong đợt tuyển bổ sung có thể lên tới 70%, cao hơn cả đợt 1.
"Việc phân tích dữ liệu để lọc thí sinh ảo trong đợt tuyển bổ sung này sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với đợt 1. Do đó, tôi nghĩ rằng, các trường sẽkhó thành công" - ông Triệu dự đoán.
Theo ông, với phương thức tuyển sinh như năm nay, các trường buộc phải chấp thiếu một tỉ lệ nhất định để đảm bảo chất lượng chứ không thể mong muốn tuyển đủ chỉ tiêu.
"Hiện tại, đại học không còn là lựa chọn duy nhất của các thí sinh như trước đây. Nhiều thí sinh có điều kiện đi du học, thậm chí nhiều em lựa chọn con đường khởi nghiệp ngay từ sau khi tốt nghiệp.
Do đó, tôi cho rằng, các trường cần nhận thức và phân tích rõ tình hình hiện nay để đưa ra phương án tuyển sinh phù hợp nhất" - ông Triệu chốt lại.Không tin vào mắt khi nhận được kết quả
Ba chủ nhân của những điểm 10 này các là em Nguyễn Quỳnh Anh, Nguyễn Anh Linh Giang và Phan Thanh Huyền. Dù làm hết bài thi, nhưng cả ba đều không nghĩ đến chuyện bản thân có thể giành được điểm số tuyệt đối.
Thanh Huyền chia sẻ: “Hôm đi thi em rất tự tin vào kết quả của mình nhưng không nghĩ đến điểm 10 vì không dễ để đạt được. Chỉ đến khi nhìn thấy một điểm 10 trong bảng tra cứu, em như vỡ òa trong hạnh phúc”.
![]() |
Nguyễn Anh Linh Giang |
Huyền tiếp tục đón nhận tin vui khi cô bạn Linh Giang cũng báo đạt được điểm 10. Linh Giang không giấu nổi niềm vui: “Em cũng rất bất ngờ nhưng thấy xứng đáng với công sức mình bỏ ra trong cả một năm học. Ban đầu biết lớp có 2 điểm 10 thì đã vui rồi, khi biết có thêm Quỳnh Anh được nữa thì bọn em sung sướng, thức trắng để buôn chuyện cả buổi tối hôm đó luôn. Sau đó, cả 3 đã hẹn nhau để cùng đi ăn mừng”.
![]() |
Nguyễn Quỳnh Anh |
Do bị nghẽn mạng, Quỳnh Anh là người biết điểm 10 cuối cùng và lúc đó em nắm được thông tin cả tỉnh Thanh Hóa chỉ có 3 điểm 10 môn Toán. “Hôm tra cứu điểm em như không tin nổi vào mắt mình. Cả tỉnh chỉ có 3 điểm 10 môn Toán lại cùng đều rơi vào lớp em nên cả lớp vui quá. Thậm chí bọn em còn nghĩ đến cả chuyện có khi nào do hệ thống nhập sai, chứ câu chuyện hy hữu quá”.
![]() |
Phan Thanh Huyền |
Học chuyên Anh nhưng cả 3 cô nàng đều có niềm đam mê Toán học. Bí quyết học tốt môn Toán của cả ba đơn giản là ngoài học kỹ kiến thức trong sách giáo khoa, thường xuyên tìm kiếm các bài toán hay đề thi trên mạng hoặc trong sách tham khảo, nâng cao để giải.
Việc học lớp chuyên Anh không hề ảnh hưởng đến thời gian của 3 nữ sinh dành cho môn Toán. Thậm chí các em còn dành thời gian học Toán nhiều hơn Tiếng Anh, bởi việc có nền tảng tốt từ đầu giúp các em có lợi thế và không quá khó để lĩnh hội kiến thức môn chuyên.
Bí quyết không để “rơi” điểm
![]() |
Cô giáo Phùng Thị Vân (áo xanh) và cô giáo Quy chủ nhiệm lớp chuyên Anh. |
Cả 3 em đều cho rằng cách trình bày bài thi làm sao để ăn được tối đa điểm là hết sức quan trọng và đây là bí quyết chung mà các em học được từ cô Phùng Thị Vân, giáo viên dạy Toán cho các em trong suốt 3 năm THPT.
Quỳnh Anh chia sẻ: “2 tháng cuối cô bắt đầu cho chúng em làm đề và chấm chữa từng bài, chỉ cho từng học sinh những lỗi về trình bày, diễn đạt để khắc phục. Cô bao quát hết tất cả các dạng bài chứ không chỉ tập trung vào những dạng thường xuất hiện trong đề thi các năm”.
Theo Quỳnh Anh, điều này khiến cho khi gặp những câu hỏi lạ thì học sinh không bị tâm lý và có thể bước vào bài thi mà không bị “ngợp”.
Linh Giang nhận xét: “Từ dạy cho đến chữa bài và chấm bài cô Vân đều rất chỉn chu và tỉ mỉ. Cô chữa từng lỗi một cho chúng em, thậm chí chữ nào viết sai cô cũng gạch chân bằng bút đỏ. Ý đúng nhưng câu lập luận thiếu hoặc lủng củng, cô vẫn trừ điểm để học trò nhớ”
![]() |
Cô giáo Phùng Thị Vân (áo xanh) chụp kỷ yếu cùng tập thể lớp chuyên Anh Trường THPT Lam Sơn. |
Còn theo Thanh Huyền, cô Vân dạy cho em lối tư duy rằng những bài có thể làm được thì phải cố gắng lấy được hết điểm. Làm đến đâu chắc đến đó, sau mới tính đến chuyện xử lý các bài tập khó. “Việc cô tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ giúp chúng em học được tính cấn thẩn, trân trọng những điều mà mình làm được”, Huyền nói.
Về điều này, cô Phùng Thị Vân chia sẻ: “Thói quen trình bày cẩn thận, rõ ràng, câu từ chắc chắn sẽ giúp các em không phải mất thời gian tư duy trình bày bài. Có nghĩa là khi biết cách làm sẽ viết được ngay, dành thời gian để làm những bài tập khó”.
Việc chấm, chữa bài để rèn cho học sinh điều này khiến cô Vân mất nhiều thời gian hơn song cô Vân cho rằng đó là trách nhiệm của mình với học trò và với nghề giáo.
Ngoài việc giảng dạy kiến thức, cô Vân còn được đánh giá là người biết cách truyền nhiệt huyết, đặc biệt rất tâm lý. Cô vẫn thường kể chuyện, tâm sự với học sinh nhiều chuyện về cuộc sống. Do đó cô trò bớt khoảng cách, trở nên gần gũi hơn. Cô Vân chia sẻ: “Ngày thường, ngoài trao đổi trên lớp, cô trò vẫn thường chat, trao đổi tài liệu với nhau qua Facebook. Thậm chí tôi nhận được thông tin về điểm 10 thứ ba qua tin nhắn Facebook của Quỳnh Anh lúc 2h sáng. Hôm đó thì cô và trò cùng chat đến sáng vì vui quá không ngủ được”.
Cô Vân cho rằng, quan niệm khoảng cách giáo viên- học trò giờ đã là điều xưa cũ. Ngoài những giờ học trên lớp, thầy cô phải là những người bạn để có thể nắm bắt tâm tư của học sinh, khiến cho mối quan hệ thầy trò tốt đẹp hơn. “Chính vì vậy không chỉ tôi mà các giáo viên Trường THPT Chuyên Lam Sơn luôn cố gắng làm sao tạo cho học trò một cảm giác thân thiện, gần gũi”, cô Vân nói.
Với tổng điểm 3 bài thi chưa tính ưu tiên là 25.9 (Toán 10, Anh 7.9 và Vật lý 8), Quỳnh Anh dự kiến sẽ đăng ký nguyện vọng vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Còn Thanh Huyền với 27.2 điểm (Toán 10; Văn 8.5; Tiếng Anh 8.7) và Linh Giang với 27.13 điểm (Toán 10, Tiếng Anh 9,63; Văn 7,5) cho biết sẽ nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo khối D vào Trường ĐH Ngoại thương.
Cách dạy đặc biệt của cô giáo giúp một lớp có tới 3 điểm 10 Toán
![]() |
Phổ điểm môn Vật lí (bấm vào hình để xem kích thước lớn) |
Điểm trung bình của môn Vật lí là 5,96.
Thống kê cho thấy, năm nay, môn Vật lí có 77 thí sinh bị điểm liệt (dưới điểm 1) chiếm khoảng 0,02% tổng số thí sinh.
Số thí sinh có điểm dưới trung bình là 84.779, chiếm 23,68%.
Số thí sinh đạt điểm từ 5 tới 7 điểm là 170.067 thí sinh, chiếm 47,5%.
Số thí sinh đạt điểm từ 7 trở lên đến 9 là 100.553, chiếm 28,09%.
![]() |
Mon-SU-CC: Cơ cấu phổ điểm môn Vật lí (bấm vào hình để xem kích thước lớn). (Đồ họa: Lê Văn) |
Môn Vật lí năm nay có 14 thí sinh đạt điểm 10 tuyệt đối. Đây cũng là môn thi có nhiều điểm10 nhất trong tổng số 8 môn thi.
Trong số này có trường hợp hi hữu của thí sinh Nguyễn Sỹ Hùng tại cụm thi Trường ĐH Vinh, Nghệ An, có điểm 10 Vật lý nhưng bị điểm 0 Toán và bị trượt tốt nghiêp.
Cùng cụm thi này có 3 thí sinh khác đạt điểm 10 tuyệt đối môn Vật lí, trong đó có 2 thí sinh đều có tên Nguyễn Mạnh Hùng.
![]() |
Danh sách 14 thí sinh đạt điểm 10 môn Vật lí. |
Ngoài ra, tại cụm thi Trường ĐH Hồng Đức, Thanh Hóa cũng có 3 thí sinh đạt điểm 10 môn Vật lí.
Lê Văn
" alt="Môn Vật lí có 14 điểm 10, điểm trung bình cao nhất trong các môn"/>Môn Vật lí có 14 điểm 10, điểm trung bình cao nhất trong các môn