Thời bao cấp, tay chơi Việt mê mẩn Simson vì chiếc xe này mang lại cho họ cái mác giàu có và “Tây học”. Khan hiếm và đắt đỏ, Simson trở thành sản phẩm trong mơ của rất nhiều người, đặc biệt là các tay chơi mũ cối. Khi đó, lướt trên Simson chẳng khác nào đang ngồi trên các xế sang giá bạc tỷ ngày nay.
Simson là thương hiệu xe máy nổi tiếng và phổ biến của Đông Đức. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Simson được Liên Xô tiếp quản. Dù vậy, trong trí nhớ của nhiều người, Simson vẫn là dòng xe của Đức.
Babetta là thương hiệu lừng lẫy của Tiệp Khắc. Với hình dáng sang trọng, thanh lịch và lãng mạn, chiếc xe được mệnh danh "Cô gái bước ra từ thế giới" nhanh chóng nổi tiếng. Thậm chí, trong giai đoạn 1974 – 1978, Babetta được cả người Đức và người Mỹ 'sủng ái'.
Dù vậy, điểm đáng ghi nhận của Babetta là sức khỏe, có thể cõng được cả tạ đồ trên mình. Vì thế, thay vì được nâng niu, nó bị biến thành xe chở hàng. Ở Việt Nam, Babetta được thay thế bằng cái tên ấn tượng hơn: "Ba bét nhè".
Babetta là dòng mopet - xe máy có bàn đạp. Ưu điểm của loại xe này là khi xe bất ngờ hết xăng giữa đường, người lái không phải lo lắng vì có thể đạp xe thay dùng xăng.
Honda - hãng xe nổi tiếng của Nhật Bản - bắt đầu sản xuất Super Cub vào năm 1958. Mẫu xe này sử dụng động cơ 4 kỳ 1 xy-lanh dung tích 49cc cho công suất 4,5 mã lực.
Honda Port Cub C240 được chụp vào năm 1962.
Suốt thời bao cấp, đường phố Hà Nội ghi dấu ấn của nhiều loại Cub như Supper Cub 50, Cub 78, 79, hay cao cấp hơn là Super Cub đời 81 'kim vàng giọt lệ'.
Minsk không bóng bẩy như Peugeot hay kiệm xăng như Super Cub 50, nhưng nó được lòng người dân Việt. Vì thế, Minsk sớm ghi tên mình vào danh sách các "huyền thoại xe cộ" thời bao cấp.
Minsk ra đời lần đầu tiên vào năm 1951 và xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ 1960 khi theo chân các chuyên gia Liên Xô tới Việt Nam. Minsk là tên thủ đô của Belarus. Hãng này sản xuất cả xe đạp và môtô, nhưng tại Việt Nam, xe máy Minsk được biết đến nhiều hơn.
(Theo Zing.vn)
" alt=""/>Những 'siêu xe' vang bóng thời bao cấpElon Musk là "type" người không ngần ngại đưa ra các ý tưởng liều lĩnh. "Tôi thành lập SpaceX và Tesla với tỉ lệ thành công chưa tới 10%", nhà tỉ phú, CEO của cả SpaceX và Tesla, nói hồi đầu năm nay.
Vài năm trước, bạn đồng hành với Elon Musk từ những ngày kinh doanh đầu tiên, Peter Thiel chia sẻ một câu chuyện ấn tượng chẳng kém thành công của SpaceX và Tesla. Câu chuyện nêu rõ tại sao Musk là con người đón nhận rủi ro, thậm chí đưa ra những ý tưởng đầy mạo hiểm.
Câu chuyện được Peter Thiel kể từ tháng Mười Một năm 2015, nhưng mới chỉ được đăng tải ngày 13 vừa rồi. Thiel kể rằng:
Tôi đang định viết sách kể về quá trình thành lập PayPal … và [chương sách viết về Elon Musk] sẽ có tựa đề "Người đàn ông chẳng biết chút gì về rủi ro".
Chúng tôi đã từng định tặng thẻ tín dụng cho bất kì ai muốn có. Bạn sẽ nhận được giới hạn thẻ lên tới 10.000 USD. Elon nói với cô quản lý chương trình này rằng anh muốn đến cuối năm, phải có 1 triệu người sử dụng thẻ tín dụng mới của anh. May mắn thay, bài quảng cáo đăng báo của chúng tôi không nổi ngay trang chủ, nên không nhiều người biết tới chương trình này.
Cũng có một số người biết và tham gia. Họ gửi thư cho chúng tôi, nói rằng "Thật tuyệt vời hết mức! Đã nhiều năm rồi tôi không còn được dùng tín dụng nữa. Không thể tin nổi, các anh tặng tôi tiền tín dụng. Thậm chí 10 năm nay tôi còn chẳng có thẻ ngân hàng nữa cơ!".
Cuối chiến dịch quảng cáo, tỉ lệ bồi hoàn lên tới 50% - những doanh nghiệp thấp kém nhất cũng chỉ đạt tới 4-6% là cùng. Cũng may là chúng tôi kết thúc chiến dịch sớm, thu hồi hết các thẻ đã phát hành.
Peter Thiel không kể câu chuyện này ra để thiên hạ nghi ngờ năng lực Elon Musk. Bản thân Thiel là một trong những nhà đầu tư đầu tiên rót vốn vào SpaceX, một công ty mà chính CEO của nó – Elon Musk cũng thừa nhận đây là cách làm tiền "ngu ngốc và khó khăn nhất". Thiel nói về những rủi ro mà Elon Musk sẵn sàng chấp nhận, để khuyên các nhà đầu tư trẻ đừng ngại tung ra những ý tưởng điên rồ, nhưng bên cạnh đó cũng phải loại bỏ cái suy nghĩ "càng nhiều rủi ro càng tốt".
Và bạn cũng đừng nghĩ Musk liều lĩnh và không tính toán gì trước khi đưa ra hành động! Cây bút viết về công nghệ, khoa học và startup Michael Coren đã có lần phần tích các quyết định của Musk như sau:
"Dù có làm gì, đưa người lên Sao Hỏa hay đào hầm xuyên lòng đất, CEO của Tesla và SpaceX rất thích đàm thoại về toán học cơ bản". Coren nói rằng các quyết định của Musk đều hoạt động trên nguyên lý "tính toán những gì vật lý cho là khả thi, chứ không phải sử dụng phép ngoại suy – ước tính ẩn số tương lai dựa vào các giá trị đã biết".
Lý thuyết đó đã cho phép Musk tiếp tục thành công với các dự án sau "thời kỳ PayPal". Thế nhưng nghĩ lại tới cái quyết định xưa kia, cũng may mà có người làm cùng Musk, tỉnh táo nhận ra đó là một bước đi sai lầm và nguy hiểm.
Theo GenK
" alt=""/>Chuyện gì xảy ra khi Elon Musk quyết định tặng thẻ tín dụng cho bất kì ai muốn có?