TheìmcáchthoátlychipTrungQuốctrướcnătottenham – newcastleo nguồn tin của Nikkei, từ cuối năm 2022, Dell – nhà sản xuất máy tính lớn thứ ba thế giới – đã thông báo với các nhà cung ứng về mục tiêu giảm đáng kể chip “made in China” trong các sản phẩm của mình, bao gồm cả các sản phẩm sản xuất tại nhà máy không phải của Trung Quốc.
Mục tiêu của Dell là trước năm 2024, tất cả chip dùng trong sản phẩm đều được sản xuất bên ngoài Trung Quốc.
Nikkei nhận định đây là ví dụ mới nhất cho thấy trận chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung đang đẩy nhanh tốc độ đa dạng hóa sản xuất của các doanh nghiệp điện tử. Một nguồn tin cho rằng, mục tiêu khá quyết liệt. Nó không chỉ nhằm vào các con chip của các hãng bán dẫn Trung Quốc mà còn cả hãng bán dẫn nước ngoài. “Nếu các nhà cung ứng không có biện pháp ứng phó, họ có thể mất đơn hàng của Dell”.
Theo các nguồn tin, HP cũng bắt đầu khảo sát đối tác cung ứng về khả năng “thoát ly” Trung Quốc.
Bên cạnh các con chip, Dell còn yêu cầu các nhà cung ứng linh kiện khác như mô-đun điện tử, bo mạch in, và các đối tác lắp ráp sản phẩm chuẩn bị năng lực tại các nước như Việt Nam. Trước đây, Dell và HP mua chip mà không quá lo ngại về xuất xứ. Thay đổi trong thái độ của họ gây ngạc nhiên cho giới quan sát.
Một lãnh đạo tại hãng cung ứng chip của Dell và HP chia sẻ có hàng ngàn linh kiện trong notebook. Hệ sinh thái tại Trung Quốc chín muồi và hoàn thiện. Trước đây, họ có nghe về kế hoạch đa dạng hóa của Dell nhưng lần này thì sốc vì “họ thậm chí không muốn chip sản xuất ở Trung Quốc do lo ngại về chính sách của chính phủ Mỹ”.Theo ông, “xu hướng này dường như không thể đảo ngược".
Khi được hỏi về các kế hoạch của mình, Dell cho biết, liên tục tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Công ty khẳng định Trung Quốc là thị trường quan trọng, nơi có khách hàng cần phục vụ.
Trả lời câu hỏi của Nikkei, HP cho hay, “sở hữu hoạt động chuỗi cung ứng ổn định tại Trung Quốc và khắp thế giới để phục vụ khách hàng”.
Gần đây, Washington tăng cường đàn áp lĩnh vực bán dẫn của Bắc Kinh. Chính quyền ông Joe Biden công bố hàng loạt lệnh cấm xuất khẩu nghiêm ngặt từ tháng 10/2022. Nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc SMIC cho biết, một số khách hàng Mỹ trở nên dè dặt khi đặt hàng sau lệnh cấm.
Những căng thẳng giữa hai nước tạo động lực mới để doanh nghiệp dịch chuyển chuỗi cung ứng máy tính, bao gồm lắp ráp, khỏi Trung Quốc, nơi họ đã “bám rễ” hàng thập kỷ. Dell và HP lắp ráp chủ yếu tại Côn Sơn và Trùng Khánh. Apple dự định bắt đầu lắp ráp MacBook tại Việt Nam vào giữa năm nay.
Eddie Han, nhà phân tích tại hãng nghiên cứu Isaiah Research, nhận xét, căng thẳng địa chính trị ngày một tăng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến các nhà sản xuất điện tử nghiêm túc hơn khi triển khai kế hoạch xây dựng địa bàn thay thế bên ngoài Trung Quốc. Điều đó áp dụng cho cả Apple cũng như các thương hiệu điện tử khác của Mỹ.
Nhà phân tích Ivan Lam của Counterpoint chỉ ra các địa bàn sản xuất điện tử sẽ dần nổi lên trong 5 tới 10 năm tới. Chúng sẽ đặt tại Ấn Độ, Đông Nam Á, Mỹ Latinh, bắt đầu từ lắp ráp cho đến các linh kiện. “Chúng tôi vẫn cho rằng nó sẽ tốn nhiều thời gian, nhưng lần này, xu hướng thực sự nổi bật và sẽ là tương lai của chuỗi cung ứng công nghệ”,chuyên gia nêu ý kiến.