当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Lyon, 0h45 ngày 24/1: Tự tin trên sân nhà 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Guanacasteca vs Perez Zeledon, 5h00 ngày 24/1: Nối mạch toàn thắng
Câu hỏi như cứa vào lòng bà Lan. Bố mẹ nó hoàn tất thủ tục ly hôn đã mấy tháng rồi nhưng bà vẫn chưa biết giải thích thế nào với cháu. Nghĩ đến lúc trước, bà lại thấy buồn lòng, khi ấy, bà vẫn có thể mạnh mồm tuyên bố với con trai "chính mẹ sẽ giải thích cho nó hiểu thà bố mẹ mỗi đứa một đường, còn hơn để nó tiếp xúc với thứ đàn bà không đáng mặt làm mẹ ấy".
Với bà Lan, mẫu con dâu lý tưởng phải nói gì nghe nấy, biết hy sinh, phục vụ nhà chồng, chứ không phải kiểu "thẳng ruột ngựa" như Hương, con dâu cũ của bà.
Bà Lan và Hương thường xuyên mâu thuẫn trong việc chăm con. Bà luôn mắng con dâu là lười, vụng vì không chịu khó dỗ dành, bế rong con để con ăn được nhiều. Hương bảo con của con thì để con rèn, bà Lan lại càng sôi máu.
Hương vừa sinh con thứ hai, cơ thể mỏi mệt không thể cùng lúc chăm hai đứa. Đêm Hương nhờ chồng ru đứa bé ngủ, để mình đọc truyện cho đứa lớn. Thì mẹ chồng xông vào phòng bảo con dâu mất nết, chồng đi làm cả ngày còn bắt chồng chăm con.
Chồng Hương có tật hay đi nhậu về khuya. Mỗi lần như vậy vợ chồng lại cãi vã. Bà Lan lúc nào cũng bênh con trai, đã không hòa giải thì thôi còn đổ thêm dầu vào lửa, xúi con trai bỏ vợ vì vợ không biết tôn trọng chồng.
Đỉnh điểm có hôm Hương bắt tại trận chồng đang nhậu bia ôm, vui vẻ với "tay vịn". Hương về thưa chuyện với gia đình chồng, những mong mọi người khuyên giải anh chồng ham chơi thì bị mẹ chồng mắng té tát là không biết giữ thể diện cho chồng. Chồng Hương được mẹ bênh lại càng hung tợn, vung tay tát vợ trước mặt mọi người.
Cuối cùng thì mong muốn của bà Lan cũng đã thành sự thật. Hương đề nghị ly hôn. Chồng Hương nghe lời mẹ "bỏ đi, lấy lại vợ khác" nên cũng nhanh chóng đồng ý.
Hương xin được đón cả hai con về nuôi cho các cháu có anh có em, nhưng bà Lan dứt khoát không đồng ý, còn đe dọa nếu còn "lèo nhèo" thì đến lúc về thăm con cũng sẽ bị gây khó dễ. Vậy là anh lớn ở lại cùng bố, còn em bé theo mẹ về ngoại.
Kể từ ngày xa mẹ, cu Bon rất buồn bã, sáng, chiều, tối đều đòi được gọi video cho mẹ. Nhưng bà nội hạn chế, sợ con quấn mẹ quá không quen được với nếp sống mới. Bố nó thì từ ngày vợ bỏ càng bê tha hơn, cặp kè hôm cô này, mai cô khác, ít khi có mặt ở nhà, nếu có về nhà thì cũng trong tình trạng say khướt.
Đến bà Lan bây giờ cũng sợ thói nhậu nhẹt của con trai. Bà nghĩ lại Hương ngày xưa cũng có phần đúng, rượu bia vào chỉ nát người. Giờ bà xót thương nhất là mấy đứa cháu nội, chịu cảnh gia đình tan vỡ, nhớ cha, nhớ mẹ quay quắt.
Bà Lan biết mình đã sai nhưng khó có cách nào cứu vãn, vì bà biết tính Hương một khi đã dứt áo ra đi thì khó mà quay lại với chồng. Nhưng để cho cháu lớn sang ở cùng mẹ luôn thì bà lại không cam lòng, chồng bà mất sớm, con trai thì bà không quản nổi, giờ chỉ còn đứa cháu nội ở bên, bà không muốn mất luôn cả cháu.
Theo Dân trí
Một tình huống xung đột từ những nguyên nhân rất nhỏ thường thấy trong các gia đình "sống chung với bố mẹ chồng" nhưng thu hút được khá nhiều sự quan tâm của cư dân mạng.
" alt="Nỗi ân hận của người mẹ xúi con trai bỏ vợ"/>Trong thời gian dài sau tai nạn, Bri đã sống với nỗi mặc cảm. Trên mạng xã hội, cô không bao giờ đăng ảnh phần thân dưới cũng như chiếc xe lăn. Trên ứng dụng hẹn hò, cô gái 26 tuổi không đề cập đến tình trạng khuyết tật của mình.
Cho đến một ngày, Bri gặp Sheldon Nguyen (29 tuổi), chàng trai gốc Việt đã giúp cô học cách yêu bản thân, yêu những khiếm khuyết của chính mình để bắt đầu cuộc sống mới.
Bri Scalesse và Sheldon Nguyen đã hẹn hò được hai năm. |
Yêu và đừng phán xét
Bri và Sheldon biết nhau thông qua một ứng dụng hẹn hò vào năm 2019. Trước đó, Bri từng có những trải nghiệm không mấy vui vẻ với loại ứng dụng này.
Bên cạnh những người không phù hợp, cô còn thường gặp phải đối tượng chỉ hỏi các câu hỏi kỳ lạ về cơ thể, đời sống tình dục của mình.
Thế nhưng, Bri lại có ấn tượng rất tốt với Sheldon, chàng trai được cô miêu tả "ngầu, đẹp trai" trong lần gặp đầu tiên. Cả hai đã thực sự bị thu hút bởi vẻ ngoài, phong cách thời trang của đối phương.
Sau ấn tượng đầu tiên tốt đẹp, hai người tiếp tục giữ liên lạc và thường xuyên gặp gỡ nhau. Tình cảm cứ thế lớn dần, càng ngày họ càng cảm thấy gắn bó và muốn ở bên đối phương.
Đôi trẻ thường xuyên chia sẻ hình ảnh vui vẻ, hạnh phúc bên nhau lên mạng xã hội. |
"Tôi chưa từng nghĩ đến việc hẹn hò với một người khuyết tật. Đã có một chút do dự chỉ vì đó là điều quá mới mẻ. Thế nhưng, mỗi khi ở bên nhau, cả tôi và cô ấy đều rất thoải mái. Thậm chí nhiều lúc chúng tôi còn quên mất sự tồn tại của chiếc xe lăn", Sheldon kể.
Sau hai năm hẹn hò, giờ đây, chàng trai 29 tuổi đã có thể tự tin khẳng định mình và bạn gái là một đôi hoàn hảo.
"Mọi người thường nói rằng trái dấu thì hút nhau, chúng tôi có lẽ là minh chứng cho điều đó. Tôi là người rất tỉ mỉ, quan tâm những chi tiết nhỏ. Còn cô ấy lại là người thích đi đây đi đó, làm những điều lớn lao. Tôi nghĩ đó là sự cân bằng hoàn hảo".
Mỗi lần Sheldon nắm tay Bri và bước đi trên đường phố, họ thường xuyên bắt gặp ánh mắt tò mò, nghị kỵ từ những người xung quanh. Thế nhưng, Sheldon chưa bao giờ buông tay người yêu. Khi bước tới những bậc cầu thang, anh nhẹ nhàng bế bổng Bri khỏi chiếc xe lăn.
"Chúng tôi đang chứng minh rằng tình yêu của mình cũng bình thường như mọi cặp đôi khác. Không có gì kỳ lạ khi hai người khuyết tật yêu nhau hay một người khuyết tật hẹn hò với người bình thường nên hãy cứ yêu thôi và đừng phán xét", Bri nói.
"Yêu và đừng phán xét" là thông điệp mà cả hai muốn truyền tải khi chia sẻ chuyện tình yêu của mình lên mạng xã hội. |
"Tôi đặt tên cho chiếc xe lăn của mình"
Ngay từ khi còn nhỏ, Bri đã mơ ước một ngày được khoác những bộ đồ rực rỡ và sải bước trên sàn catwalk. Ước mơ lớn dần theo năm tháng bất chấp vụ tai nạn kinh hoàng năm 2001 đã gần như cướp đi đôi chân của cô.
"Mọi người nói rằng tôi quá nhỏ bé để trở thành người mẫu, thậm chí có những người đã nói thẳng rằng cơ thể của một người tàn tật sẽ chẳng có gì hấp dẫn".
Bri nhớ lại vào những năm 2000, người mẫu chủ yếu cao, gầy, trắng. Thỉnh thoảng có sự xuất hiện của người mẫu ngoại cỡ, da màu, sống sót sau chấn thương hay đang chiến đấu với bệnh tật bên trong cơ thể. Thế nhưng, tuyệt nhiên không có ai khuyết tật một cách rõ ràng.
"Tôi chưa bao giờ thấy một người mẫu nào ngồi xe lăn. Trong tôi lúc đó đã nảy sinh một khát vọng mãnh liệt: Khao khát bản thân và cộng đồng khuyết tật được chấp nhận. Tôi muốn mọi người thấy một hình ảnh khác của người khuyết tật: mạnh mẽ, gợi cảm và thú vị".
Sau khi chuyển đến New York vào năm 2017, Bri bắt đầu vừa học cao học vừa tìm kiếm cơ hội trở thành người mẫu. Hai năm sau đó, nỗ lực của cô đã được đền đáp. Bri cùng chiếc xe lăn của mình đã xuất hiện trên sàn catwalk của New York Bridal Week và New York Fashion Week 2019.
Bri Scalesse mong muốn truyền động lực, niềm lạc quan sống thông qua câu chuyện theo đuổi ước mơ làm người mẫu của mình. |
"Khoác lên mình một bộ váy lớn, tôi nhìn thẳng vào máy quay, tay lắc lư theo tiếng nhạc trong khi cố điều khiến chiếc xe lăn. Tôi từng tưởng tượng mình sẽ run và hồi hộp, nhưng không, khoảnh khắc đó tôi lại rất bình tĩnh và tập trung", nàng mẫu nhớ lại lần đầu catwalk.
Bạn trai Sheldon đã hỗ trợ Bri rất nhiều khi cô theo đuổi ước mơ làm người mẫu. Anh thường đưa cô đến các buổi trình diễn, chụp quảng cáo, chăm chút từ trang phục cho đến mái tóc, lớp trang điểm của người yêu.
Từ khi đại dịch bùng phát, cả hai dành nhiều thời gian ở bên nhau. Sheldon cũng bắt đầu học chụp ảnh và trở thành nhiếp ảnh gia của riêng Bri.
Sau nhiều năm sống trong mặc cảm, Bri giờ đây đã học được cách tự yêu bản thân và chấp nhận những khiếm khuyết của chính mình. Trên mạng xã hội, cô thoải mái khoe ảnh chụp ngồi trên chiếc xe lăn. Trên đường phố, cô tự tin nắm tay bạn trai mà chẳng còn ngần ngại gì.
"Chiếc xe lăn giờ đây không còn là thiết bị y tế nữa mà đã trở thành một phần của tôi. Tôi còn đặt tên cho nó là Aphrodite - nữ thần Hy Lạp tượng trưng cho tình yêu, sắc đẹp và niềm vui", Bri nói.
Theo Zing
Từng tự ti với vẻ bề ngoài “quá khổ”, bị bạn trai lợi dụng, Mai Phương quyết tâm giảm cân, vực dậy tinh thần để tìm cho mình một tình yêu chân thành.
" alt="Tình yêu của chàng trai gốc Việt và cô gái Mỹ liệt nửa người"/>Tình yêu của chàng trai gốc Việt và cô gái Mỹ liệt nửa người
Nhận định, soi kèo Bình Định vs Nam Định, 18h00 ngày 24/1: Khách hoan ca
Ngày 17/7, anh Trần Tuấn Thanh (SN 1984) và chị Đinh Thị Mỹ Thu (SN 1987) hiện sống ở Quận 6, TP.HCM nhận kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Đến ngày 29/7, cả hai đã có mặt ở nhà với kết quả xét nghiệm âm tính trong tay.
Sau khi khỏi bệnh, cặp vợ chồng trẻ quyết định chia sẻ kinh nghiệm điều trị Covid-19 thành công cũng như làm thế nào để vượt qua rào cản tâm lý khi mắc phải căn bệnh này.
Anh Tuấn nói: “Đây là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng cũng không thể chủ quan và điều quan trọng nhất là không được để tinh thần suy sụp đánh gục cơ thể mình. Với những ai đang và có thể sẽ mắc phải, tôi khuyên mọi người nên bình tĩnh, đừng lo sợ quá”.
Vì đang trong độ tuổi sung sức nên anh Tuấn, chị Thu có triệu chứng rất nhẹ. Trong khi anh Tuấn bị đau nhức, mỏi cơ, cảm thấy tay không có sức lực để cầm nắm, chị Thu lại hoàn toàn không có triệu chứng gì. Vì thế 2 người được đưa vào cách ly tại Bệnh viện Dã chiến số 7, TP.Thủ Đức, TP.HCM.
“Đó là một khu nhà mới xây gồm các căn như chung cư. Mỗi căn có 3 phòng riêng, mỗi phòng được bố trí 2 người, thường là người trong gia đình để tiện chăm sóc nhau”.
Anh Tuấn cho biết, nơi ở được bố trí cho bệnh nhân rất sạch sẽ, điện nước đầy đủ, có phòng tắm riêng trong mỗi phòng, giống như ở nhà riêng của mình.
“Cán bộ đưa cơm đến tận cửa phòng ngày 3 bữa. Lượng đồ ăn nhiều, bắt mắt nhưng vì 2 vợ chồng mất vị giác nên ăn không thấy ngon. Tuy nhiên, bữa nào chúng tôi cũng cố ăn hết suất để có sức điều trị”.
Căn phòng vợ chồng anh Tuấn được sắp xếp cho ở trong thời gian điều trị rất sạch sẽ. |
Anh Tuấn chia sẻ, những ngày qua trên mạng xã hội có những thông tin lan truyền về việc người bệnh không được quan tâm, bị bỏ đói… nhưng với những gì anh trải qua thì hoàn toàn ngược lại.
“Tôi không biết mọi người như thế nào, nhưng trải nghiệm của 2 vợ chồng tôi rất là tuyệt vời. Từ đầu đến cuối, chúng tôi được đưa đi đón về, được các y bác sĩ, cán bộ, tình nguyện viên chăm sóc hết sức tận tình, chu đáo”.
“Ban đầu tôi cứ nghĩ đi điều trị sẽ tốn kém nhiều nhưng từ lúc đi tới lúc về, 2 vợ chồng không tốn một đồng nào cả, từ bữa cơm cho tới tiền thuốc, tiền xét nghiệm. Nói chung là chúng tôi không có gì phải phàn nàn” - chị Thu tiếp lời chồng.
Chia sẻ một số kinh nghiệm trong quá trình điều trị, anh Tuấn cho biết vợ chồng anh súc miệng nước muối, uống nước sả chanh gừng, xông hơi mỗi ngày. Đặc biệt, họ tập thể dục ngày 2 lần, mỗi lần từ 30 phút tới 1 tiếng. “Ai yếu thì cố gắng đứng dậy đi lại để ra mồ hôi. Ăn uống không thấy ngon cũng phải ráng ăn để có sức vượt qua. Uống nhiều nước nhất có thể”.
Quan trọng nhất là yếu tố tinh thần, anh nói. Ban đầu, khi nhận kết quả dương tính, 2 vợ chồng cũng rất hoang mang, sợ hãi. May mắn, có người thân động viên, giúp đỡ chăm sóc con cái để anh chị yên tâm điều trị.
Một bữa cơm trong Bệnh viện Dã chiến số 7 TP.Thủ Đức, TP.HCM |
Sau 12 ngày trải qua biến cố, anh Tuấn thấy trân trọng cuộc sống bình thường hơn bao giờ hết. Anh bảo: “Mọi người đừng đi ra ngoài nữa, chịu khó ở trong nhà một vài tuần thôi. Thời gian trôi đi nhanh lắm, đừng tìm cách luồn lách để ra ngoài làm gì”.
Hơn ai hết, anh chị là người chứng kiến sự nguy hiểm của căn bệnh này đối với tính mạng chính mình, chứng kiến sự vất vả của các y bác sĩ những ngày qua.
“Nếu như chúng ta đeo khẩu trang vài tiếng đã cảm thấy khó chịu thì các y bác sĩ, cán bộ trong kia phải mặc quần áo bảo hộ, đeo kính chắn giọt bắn ngột ngạt, nóng bức đến mức nào. Họ còn không có thời gian để ăn uống…
Vì thế, 2 vợ chồng tôi cảm thấy rất biết ơn các anh chị bác sĩ tuyến đầu đã tận tình với bệnh nhân chúng tôi. Chỉ mong sao cho dịch bệnh qua mau để người dân sớm trở lại với cuộc sống bình thường”.
Vợ chồng anh Tuấn, chị Thu chia sẻ về thời gian điều trị trong Bệnh viện Dã chiến số 7 TP. Thủ Đức:
Đăng Dương
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Sau vài ngày chống chọi với Covid-19 tại nhà, anh Tùng nhập viện trong tình trạng suy hô hấp. 10 ngày điều trị, dẫu trải qua những thời khắc muốn buông xuôi vì đau đớn, anh đang dần hồi phục.
" alt="Vợ chồng F0 Sài Gòn vừa ra viện: Khu cách ly rất ổn, từ phòng ở đến bác sĩ"/>Vợ chồng F0 Sài Gòn vừa ra viện: Khu cách ly rất ổn, từ phòng ở đến bác sĩ
Chị chồng tôi ngủ dậy là đi làm luôn, chiều lại về rất muộn, chả mấy khi chúng tôi gặp gỡ. Gia đình bên chồng rất yêu thương và quý mến tôi nhưng không hiểu sao, chị chồng tôi lại ghét tôi ra mặt, chưa bao giờ chị hài lòng với bất cứ chuyện gì mà tôi làm trong nhà.
Tôi còn nhớ hôm đầu tiên tôi về ra mắt gia đình anh, chính chị là người duy nhất phản đối chuyện tình cảm hai đứa. Chị chê quê tôi quê mùa, “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, chê làn da ngăm đen và thô kệch của tôi.
Chị chê giọng nói đặc trưng của tôi khiến “không ai nghe được”. Có lần, chị mắng tôi: Cô chỉ giỏi cái mồm, còn lại làm cái gì cũng dở. Do chị luôn định kiến khiến cho tôi thấy thật mệt mỏi. Nói thật, trước khi lấy chồng, tôi đã học một lớp nữ công gia chánh nên dù không quá giỏi nấu nướng, bếp núc nhưng tôi cũng tự thấy mình hơn rất nhiều người. Mâm cơm bao giờ dọn ra, tôi cũng đều trang trí đẹp mắt, thế nhưng chị tôi vẫn không hài lòng".
Đó là những dòng tâm sự mà một thính giả đã gửi tới chương trình Bạn hãy nói với chúng tôi. Sau khi phát sóng, nhiều thính giả đã chia sẻ với hoàn cảnh của nhân vật. Biên tập viên chương trình cũng có đôi lời tâm sự gửi đến cho cô.
Các cụ ta xưa đã có câu: “Giặc bên ngô không bằng bà cô bên chồng” ý muốn nói về quan hệ giữa chị/em chồng với chị/em dâu. Tôi nghĩ sự mâu thuẫn của bạn với chị chồng cũng là điều dễ hiểu vì 2 người không có mối quan hệ máu mủ, ruột rà, được nuôi dạy ở 2 môi trường gia đình khác nhau, khi phải sống chung dưới một mái nhà cùng nhau, hai bên phải biết thông cảm cho nhau lắm mới có thể hòa hợp được.
Và nếu tình cảm 2 bên không như ý, tôi cũng cho rằng, không phải do lỗi của ai, tất cả đều là người trong một nhà, cho nên nó đòi hỏi các bên đều phải có trái tim rộng mở, nhân ái để chấp nhận sự khác biệt.
Như bạn chia sẻ, chị chồng bạn đã 40 tuổi vẫn chưa lập gia đình, chắc hẳn chị ấy phải là người khó tính lắm phải không? Theo quan sát của tôi, có nhiều lý do để ở tuổi đó người ta không xây dựng gia đình. Thứ nhất là do họ muốn sống độc lập, không muốn vướng bận việc gì. Và thời gian gần đây, nhiều phụ nữ tôn thờ “chủ nghĩa độc thân” nên họ không muốn lấy chồng.
Tuy nhiên, những người này rất giỏi giang, độc lập. Ở những người này rất ít soi mói, để ý người khác. Thứ hai là những người đã từng yêu say đắm một người nào đó và đã bị tổn thương nghiêm trọng nên họ mất niềm tin ở đàn ông.
Thứ ba là người chưa từng rung động một người khác giới nào hoặc đã từng nhưng chưa yêu ai sâu sắc. Những người này thường rất khó tính.
Tôi biết, để giữ hòa khí gia đình, bạn đã chọn cách im lặng chứ không lên tiếng hay tìm cơ hội góp ý, chia sẻ với chị chồng. Bạn chọn cách im lặng để né tránh sự xung đột; nhưng thực tế, những cảm xúc tiêu cực mà không được giải tỏa ra, một người thì đè nén những ức chế, bực bội trong lòng, một người lại không biết mình sai ở đâu để sửa sẽ chỉ khiến cho mối quan hệ ngày càng khó khăn hơn mà thôi bạn ạ.
Mâu thuẫn, bất hòa là điều khó tránh khỏi, nhưng ta nên làm gì sau những mâu thuẫn đó là điều mà bạn nên cân nhắc. Có khi mình nói ra những điều đã gây mâu thuẫn ấy cho đối phương biết mình nghĩ gì, làm ra sao để đối phương hiểu và thông cảm cũng là một cách hay, vì khi không nói ra, chị chồng sẽ không biết bạn nghĩ gì, làm như thế nào nên lại là nguyên nhân đẩy sự mâu thuẫn lên cao thì sao?
Trong trường hợp bạn không thể nói với chị ấy thì có thể nhờ chồng hoặc bố mẹ chồng hóa giải, điều hòa cuộc nói chuyện để hai bên hiểu nhau nhiều hơn cũng là điều nên làm, bạn ạ. Chỉ khi hiểu được nhau, hiểu về tính cách, con người, suy nghĩ, cảm nhận của nhau rồi thì ta mới có thể có cách ứng xử phù hợp.
Trong trường hợp việc sống chung với nhau quá khó khăn, mâu thuẫn ngày càng nhiều, tình cảm chị em dành cho nhau ngày càng rạn nứt thì bạn cũng có thể cân nhắc đến việc ra ở riêng. Tuy nhiên, bạn nên có sự trao đổi bình tĩnh, rõ ràng với chồng trước đã.
Bởi “đồng vợ chồng chồng tát biển Đông cũng cạn”. Hơn thế, chồng bạn là con trai, là trụ cột trong gia đình và cũng là chỗ dựa cho ông bà nên cũng phải rất khéo léo trao đổi với chồng và bố mẹ chồng về việc ra ở riêng, đây là việc “đặng chẳng đừng”, cũng là để giữ tình cảm chị em, gia đình mà thôi.
Hoặc nếu sống riêng nhưng bạn mua nhà gần bố mẹ, đó cũng không phải là giải pháp tồi. Còn nếu không thể sống riêng thì cả nhà nên ngồi lại trao đổi với nhau xem khi sống chung với nhau như thế nào, hóa giải khúc mắc ra sao để tất cả mọi người đều vui vẻ, thoải mái.
Theo VOV
Quà tặng mà tôi nhận được là một người mẹ tuyệt vời và những ngày thật vui ở gia đình mới.
" alt="Làm gì để hóa giải 'giặc bên ngô'"/>Công văn 5068 về một số biệnpháp cấp bách trong phòng chống dịch do UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành ngày 3/8 cho biết, đến nay, Quảng Ninh là 1 trong 4 tỉnh của cả nước đã qua 37 ngày không có các ca nhiễm trong cộng đồng. Để giữ vững địa bàn an toàn, UBND tỉnh lệnh dừng các hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh, gồm: Các bãi tắm công cộng; các dịch vụ văn hóa, thể thao (sân bóng đá, phòng tập gym, fitness, yoga, câu lạc bộ bi-a…); Các điểm vui chơi, các dịch vụ vui chơi giải trí: rạp chiếu phim, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, mát-xa, bar, pub, club (hộp đêm); dịch vụ thẩm mĩ, làm đẹp, spa; dịch vụ internet, trò chơi điện tử.
Các khu, điểm du lịch; các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo cũng dừng đón khách tham quan; chỉ thực hiện nghi thức tôn giáo nội bộ.
Các hàng quán đường phố, cà phê, giải khát, quán nước, không phục vụ tại chỗ, chỉ được bán hàng mang đi. Các nhà hàng, quán ăn trong nhà được phép hoạt động nhưng phải có tấm chắn giọt bắn và sắp xếp giãn cách chỗ ngồi; khuyến khích bán hàng mang đi.
Cùng với đó, Quảng Ninh siết chặt quản lý các chợ đầu mối, chợ dân sinh trên địa bàn tỉnh. Cấm các hoạt động, sự kiện tập trung đông người. Không tập trung quá 5 người tại 1 khu vực cùng 1 thời điểm tại vườn hoa, công viên, quảng trường, đường phố, bãi biển và tại các khu vực ngoài trụ sở cơ quan, cơ sở kinh doanh, trường học, cơ sở y tế và tại các nơi công cộng khác.
Các lực lượng chức năng sẽ tăng cường thực hiện kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm các trường hợp không thực hiện Quy tắc 5K cùng các quy định về phòng, chống dịch.
Kiểm soát chặt người, xe từ ngoại tỉnh
Để công tác phòng chống dịch thuận lợi, Quảng Ninh yêu cầu người từ tỉnh ngoài về Quảng Ninh phải có kết quả xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR; kết quả âm tính không quá 72 giờ kể từ giờ lấy mẫu. Trường hợp quá 36 giờ kể từ giờ có kết quả xét nghiệm, phải thực hiện xét nghiệm test nhanh bằng phương pháp kháng nguyên tại các chốt kiểm soát.
Quảng Ninh đồng thời thực hiện cách ly y tế tập trung (có trả phí) 14 ngày tại khu cách ly tập trung của các huyện, thị xã, thành phố, tiếp tục cách ly tại nhà 7 ngày và theo dõi y tế tại nhà 7 ngày đối với người về từ các khu vực có dịch đang phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, trừ các trường hợp người đi thực hiện công vụ, đoàn ngoại giao, các nhà đầu tư, bệnh nhân có yêu cầu phải chăm sóc y tế.
Quảng Ninh khẳng định sẽ tạo điều kiện để xe tải chở hàng hóa, vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, xe chở nhu yếu phẩm, xe chở công nhân đi làm theo tuyến cố định có kiểm soát lưu thông bình thường.
Đối với xe tải, xe công ten nơ chở hàng hóa liên tỉnh, đặc biệt là từ các tỉnh có dịch phải có kết quả xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR kết quả âm tính không quá 72 giờ kể từ giờ lấy mẫu. Trường hợp quá 36 giờ kể từ giờ có kết quả xét nghiệm, phải thực hiện xét nghiệm test nhanh bằng phương pháp kháng nguyên tại các chốt kiểm soát; phải tuân thủ cam kết chỉ dừng, đỗ khi giao hàng, tiếp nhiên liệu.
UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các cơ quan chưc năng tuần tra, rà soát kỹ; đặc biệt tại các chốt kiểm soát, các tuyến đường thuỷ nội địa, đường biển… để kịp thời phát hiện người trốn trên các phương tiện để vào Quảng Ninh; đặc biệt những người từ vùng dịch vào địa bàn mà không thực hiện khai báo y tế, xét nghiệm, cách ly theo quy định.
Công văn đồng thời chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm tại các Khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở dịch vụ nếu doanh nghiệp không thực hiện xét nghiệm SARS-COV-2 đúng chỉ đạo của Bộ Y tế. Đó là hàng tuần phải xét nghiệm ngẫu nhiên cho 20% số người lao động của đơn vị và xét nghiệm toàn bộ cho người lao động tham gia cung ứng dịch vụ, hàng hóa của các đơn vị liên quan.
Minh Ngọc
" alt="12h trưa nay Quảng Ninh dừng hoạt động nhiều dịch vụ không thiết yếu"/>12h trưa nay Quảng Ninh dừng hoạt động nhiều dịch vụ không thiết yếu