Ngày 9/12,ễnbiếnmớivụngườimẫuTràNgọcHằngbịkhởikiệnđòitỷđồkêt qua bong đá TAND TPHCM mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp đòi tài sản giữa nguyên đơn là Nguyễn Quang Tấn và bị đơn là người mẫu Trà Ngọc Hằng. Phiên tòa được mở theo đơn kháng cáo của người mẫu Trà Ngọc Hằng.
Trước đó, TAND TP Thủ Đức (TPHCM) tuyên buộc người mẫu Trà Ngọc Hằng phải trả cho ông Tấn 2,5 tỷ đồng. Không đồng tình với phán quyết này, cô đã kháng cáo toàn bộ bản án.
Tại phiên phúc thẩm, nữ người mẫu vắng mặt và ủy quyền cho người đại diện tham gia.
Trình bày về lý do kháng cáo, người đại diện đề nghị cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm vì vi phạm tố tụng như không triệu tập đủ người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
Người đại diện cho người mẫu Trà Ngọc Hằng cũng khẳng định, nữ người mẫu đã ký hợp đồng thế chấp 9 thửa đất để vay tiền của ngân hàng chứ không có thỏa thuận vay tiền với ông Tấn.
Giải thích về việc trong phiên sơ thẩm, nữ người mẫu thừa nhận có nhận 2,5 tỷ đồng của ông Tấn và điều này đã được ghi nhận trong bản án, đại diện của bà Hằng cho rằng do bị đơn “bấn loạn tinh thần, không nhớ rõ các tình tiết” nên mới thừa nhận.
Không đồng ý với lý do từ phía bà Hằng, luật sư của ông Tấn cho rằng, giữa bà Hằng và ông Tấn đã thỏa thuận việc vay số tiền 13,2 tỷ đồng và mỗi bên sẽ tự trả lãi suất với số tiền tương ứng. Việc này đã được lập vi bằng, thể hiện trong hồ sơ vụ án.
Nêu quan điểm về vụ án, đại diện VKS cho rằng, bản án sơ thẩm là phù hợp, có căn cứ do cấp sơ thẩm đã xem xét, làm rõ các nội dung. Phía bị đơn kháng cáo nhưng không cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ mới để chứng minh cho yêu cầu của mình. Vì vậy, đại diện VKS đề nghị HĐXX bác kháng cáo của bị đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Sau khi hội ý, HĐXX quyết định nghị án kéo dài tới 18/12 sẽ tuyên án.
Hai bên đổ lỗi cho nhau
Theo nội dung vụ việc, năm 2020, người mẫu Trà Ngọc Hằng quen biết với ông Tấn qua giới thiệu của bạn gái ông này là hoa hậu Yến Oanh.
Biết bà Hằng cần tiền, ông Tấn chuyển giao quyền sử dụng một số thửa đất tại huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng, cho bà Hằng làm tài sản đảm bảo để vay ngân hàng 13,2 tỷ đồng.
Sau khi được giải ngân, bà Hằng giữ 2,5 tỷ đồng, ông Tấn giữ 10,7 tỷ đồng với thỏa thuận mỗi người tự trả phần tiền lãi phát sinh từ số tiền vay gốc.
Một thời gian sau, bà Hằng dừng trả lãi, không tuân theo thỏa thuận ban đầu. Cho rằng bà Hằng trốn tránh nghĩa vụ đóng lãi, gây ảnh hưởng đến khoản vay và tài sản đảm bảo, ông Tấn khởi kiện ra toà đòi lại 2,5 tỷ đồng.
Tại phiên sơ thẩm, bà Hằng trình bày, năm 2020, ông Tấn cần số tiền lớn để kinh doanh nhưng đang có nợ xấu tại ngân hàng nên nhờ bà đứng ra vay giúp. Do bản thân cũng có nhu cầu vay nên bà đứng ra vay cho ông Tấn. Sau khi được ngân hàng giải ngân, ông Tấn nhận 9 tỷ đồng, bà vay lại 2 tỷ đồng. Hai bên thỏa thuận mỗi người đóng phần lãi tương ứng với khoản vay.
Sau đó, ông Tấn nhờ bà đứng ra vay tiếp 2 tỷ đồng với thỏa thuận ông Tấn nhận 1,5 tỷ, bà Hằng nhận thêm 500 triệu đồng. Tuy nhiên, trong lúc chờ giải ngân, ông Tấn đã không đóng tiền lãi khoản vay trước nên bà phải đứng ra đóng lãi cho cả khoản vay của ông Tấn.
Bà Hằng cho rằng, với việc chậm thực hiện nghĩa vụ trả lãi của ông Tấn khiến bà bị rơi vào nhóm nợ xấu và bị ngân hàng thu hồi chiếc xe hơi đang vay trả góp.
Quá trình giải quyết vụ án, bà Hằng giao nộp vi bằng 655, phân tích các nguyên nhân, trong đó có nội dung ông Tấn hứa xử lý nợ xấu và mua xe cho mình.