Tại sao Zalo chọn Myanmar là điểm xuất ngoại đầu tiên?

时间:2025-01-23 13:33:46来源:NEWS 作者:Bóng đá

2 triệu người dùng sau 4 tháng ở Myanmar

VNG bắt đầu đưa sản phẩm Zalo ra nước ngoài,̣isaoZalochọnMyanmarlàđiểmxuấtngoạiđầutiêbxh ý cụ thể là Myanmar từ tháng 6/2016 sau khoảng 5 tháng tìm hiểu về hành vi người dùng và nghiên cứu về hạ tầng. Đến tháng 10/2016, sản phẩm Zalo đã công bố có khoảng 2 triệu người dùng, trong đó nhiều nghệ sĩ lớn của Myanmar như Nay Toe, Tun Tun, Thun Set cũng đang là thành viên tích cực của ứng dụng này. Như vậy, để có được 2 triệu thành viên đầu tiên ở nước ngoài, Zalo đã mất khoảng 4 tháng. Đây là khoảng thời gian rất đáng kể, khi mà Zalo phải mất khoảng 6 tháng để có con số tương tự ở thị trưởng Việt Nam, từ tháng 12/2012 đến tháng 5/2013.

“Cột mốc 2 triệu ở thị trường quốc tế là con số còn quá khiêm tốn nhưng là động lực để chúng tôi tiếp tục theo đuổi khát vọng của mình”, ông Vương Quang Khải, Phó Tổng giám đốc VNG, chia sẻ về cột mốc 2 triệu thành viên ở Myanmar.

Ngoài ra, khi sang Myanmar dự sự kiện công bố 2 triệu thành viên của Zalo, ông Khải cho rằng niềm vui lớn nhất khi đến Yangon (Myanmar) bật tính năng "tìm quanh đây" và thấy có rất nhiều người bản xứ dùng Zalo trong phạm vi vài trăm mét đổ lại, khác hẳn với cảnh "đìu hiu" 6 tháng trước đó.

Trả lời truyền thông địa phương, ông Khải cho biết Zalo tại Myanmar sẽ cập nhật các tính năng cốt lõi gần như song song với Việt Nam, vì cả hai thị trường có nhiều nét tương đồng. Phiên bản dành cho Android ở Việt Nam đã có video call, và Zalo ở Myanmar sẽ sớm có tính năng này trong tháng tới. Tuy nhiên, tại Myanmar, Zalo bước đầu sẽ chỉ tập trung vào tin nhắn tức thời, chưa có các dịch vụ gia tăng như ở Việt Nam.

Việc các ứng dụng Việt Nam xuất ngoại không phải là một chuyện bây giờ mới có mà đã có rất nhiều công ty đi trước Zalo từ những đơn vị lớn như Viettel, FPT, VTC… cho đến những công ty khởi nghiệp như Appota, eWay, Topica…  Thậm chí, năm 2011, VNG đã từng ký kết hợp tác chiến lược với công ty DeNA để xuất khẩu game mạng xã hội Ủn Ỉn của mình sang thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu xét riêng trong khu vực Đông Nam Á, những thị trường thường được các công ty Việt Nam lựa chọn đầu tiên sẽ bao gồm Singapore, Indonesia, Thái Lan, Campuchia…  

Myanmar là điểm đến đầu tiên vì có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam

相关内容
推荐内容