Thời sự

Chuyển đổi số là một thành tố trong chủ đề năm 2024 của TP.HCM

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-04-15 08:53:43 我要评论(0)

TP.HCM xác định chủ đề năm 2024 là 'Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023giá vàng 9999 ngày hôm naygiá vàng 9999 ngày hôm nay、、

TP.HCM xác định chủ đề năm 2024 là 'Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội'.

img 4408.jpg
Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM trình bày tại cuộc họp HĐND thành phố.

Trong 4 mục tiêu tổng quát về chủ đề năm 2024, TP.HCM xác định cần tận dụng lợi thế về hạ tầng, thị trường, nhân lực và điều kiện đặc thù để phát triển mạnh kinh tế số; thúc đẩy tương tác giữa chuyển đổi sốvà chuyển đổi xanh. 

Cụ thể, TP.HCM đặt mục tiêu 100% hạ tầng công nghệ thông tin được rà soát, nâng cấp, đảm bảo liên thông kết nối từ thành phố đến cấp huyện và phường xã thị trấn;

Phấn đấu nằm trong nhóm 5 tỉnh/thành phố dẫn đầu về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh; 100 % thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của thành phố. 

Đặc biệt, năm 2024, TP.HCM đặt mục tiêu “phấn đấu đóng góp của kinh tế số trong GRDP đạt 22%”. 

Để đạt được điều đó, Nghị quyết của HĐND thành phố yêu cầu phải đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ; thúc đẩy đổi mới sáng tạo; xây dựng thành phố thông minh. 

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đột phá thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phong trào khởi nghiệp, chuyển đổi số quốc gia; nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ phát triển khoa học công nghệ.

Bên cạnh đó, cần có giải pháp thu hút vốn FDI gắn với phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới, tạo động lực tăng trưởng mới cho kinh tế thành phố. Các dự án đổi mới sáng tạo phải gắn với chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.

Trước đó, trong phần chất vấn, các đại biểu HĐND thành phố quan tâm nêu những ý kiến liên quan đến chương trình chuyển đổi số. Nhiều đại biểu cho rằng, chương trình chuyển đổi số của thành phố giống như quá trình tin học hóa công nghệ. 

Trả lời vấn đề này, ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT&TT cho biết, chương trình chuyển đổi số của thành phố tập trung 4 vấn đề quan trọng gồm: Phương thức triển khai từ tin học hoá sang chuyển đổi số; Kết quả tổng thể; Hạn chế, khó khăn; Giải pháp thực hiện chủ đề năm 2024.

Theo ông Lâm Đình Thắng, thực hiện chuyển đổi số là thay đổi cách tổ chức, vận hành một cách toàn diện bằng công nghệ và dữ liệu.

Vì vậy, thành phố đã thay cách làm công nghệ thông tin so với trước đây khi chuyển từ việc mua sắm, đầu tư các hệ thống riêng lẻ sang tập trung xây dựng các nền tảng số thống nhất toàn thành phố.

Trong đó, chuyển từ xây dựng các phần mềm rời rạc sang tập trung các nền tảng số.

Ông Lâm Đình Thắng cho biết, hiện nay TP.HCM đang vận hành 14 nền tảng số lớn. Riêng trong năm 2023, đã tập trung xây dựng, phát triển 5 nền tảng quan trọng gồm: Nền tảng giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công; Nâng cấp hệ thống tiếp nhận, trả lời và xử lý phản ánh, kiến nghị người dân (tổng đài 1022); Nền tảng bản đồ số TP.HCM; Hệ thống đánh giá chỉ số chuyển đổi số TP.HCM và Hệ thống Quản trị thực thi của thành phố trên các nền tảng số. 

Sắp tới, nền tảng lắng nghe mạng xã hội có ứng dụng AI cũng được áp dụng để mỗi sở, ngành, quận, huyện có thể theo dõi thông tin hằng ngày về đơn vị; Trả lời câu hỏi 10 vấn đề người dân thành phố quan tâm nhất từng ngày, từng tuần là gì.

Về hạ tầng, thành phố chuyển từ việc cơ quan nhà nước tự đầu tư mua sắm hạ tầng máy chủ riêng lẻ, sang vận hành thống nhất trên một nền tảng đám mây dùng chung và giám sát an toàn thông tin 24/7. 

Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ chuyển từ cách thức xây dựng sang thuê dịch vụ. Việc này giúp triển khai nhanh, giảm bớt thủ tục đầu tư, giảm rủi ro trong các dự án đầu tư, xây dựng, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao như CNTT, khắc phục khó khăn nhân sự IT hiện nay trong khối cơ quan nhà nước.

Song song đó, thành phố cũng chuyển từ tin học hóa quy trình hiện có thành kiến tạo quy trình mới. Với cách làm này, sẽ liên tục rà soát, tái cấu trúc lại quy trình, cắt giảm thủ tục, thời gian xử lý trên cơ sở liên thông, khai thác, sử dụng lại dữ liệu, hướng tới tự động hóa, cá nhân hóa dịch vụ khi người dân thực hiện thủ tục hành chính, lấy người dân làm trung tâm phục vụ.

Tuy nhiên, theo ông Lâm Đình Thắng, so với yêu cầu thực tiễn và mong muốn thì quá trình chuyển đổi số TP.HCM còn hạn chế, còn nhiều điều cần phải làm.

Bởi lẽ, chuyển đổi số là một quá trình về cả giải pháp công nghệ lẫn kiến tạo thể chế, tái cấu trúc quy trình - nghiệp vụ, cần thời gian và lộ trình để chuyển đổi, nên có những hạn chế nhất định.

Trong đó, chương trình chuyển đổi số Quốc gia mới bắt đầu từ năm 2020. Do đó, nền tảng số TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung vẫn trong giai đoạn hoàn thiện, vẫn cần tiếp tục cải thiện, liên thông, đồng bộ để nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu cán bộ công chức và người dân. 

Việc chuẩn hóa các hệ thống cũ đã đầu tư, tích hợp thống nhất trên các nền tảng này hiệu quả cũng là một khó khăn, thách thức lớn. Nhiều cơ sở dữ liệu chuyên ngành của cả trung ương và thành phố chưa hoàn chỉnh nên kết nối rất khó khăn. 

“Rất nhiều người dân, cán bộ chưa thành thạo, có thói quen sử dụng, hoạt động trên môi trường số như sử dụng chữ ký số, tài liệu số, giấy phép số, thanh toán số. Đi cùng với đó là việc kiến tạo các quy trình, tối ưu hiệu quả việc cung cấp dịch vụ công cũng cần triển khai phù hợp từng giai đoạn”, ông Lâm Đình Thắng bày tỏ.

Cũng theo Giám đốc Sở TT&TT, việc chọn chuyển đổi số làm một thành tố của chủ đề năm 2024 là thách thức rất lớn, nhưng sẽ là động lực để toàn thể hệ thống chính trị, các cấp, các ngành cùng quyết tâm hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số của thành phố.

Thành công trong việc xây dựng dữ liệu dùng chung tại TP.HCMBan hành sớm các chính sách, giải quyết bài toán hạ tầng dùng chung và vai trò quan trọng của Sở TT&TT trong quá trình tham mưu và triển khai, đã tạo cho TP.HCM có một chiến lược bài bản về phát triển kho dữ liệu dùng chung.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Hàng loạt dự án phát triển hạ tầng mới cùng các dự án ồ ạt xuất hiện khi Thủ tướng ban hành bản điều chỉnh liên kết vùng Tp.HCM năm 2030 tầm nhìn 2050. BĐS các tỉnh vùng ven Tp.HCM đang được các nhà đầu tư săn đón trong 2018.

BĐS Đồng Nai, Bình Dương trỗi dậy

Săn lùng quỹ đất vùng ven Thị trường đất nền tại các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM tăng mạnh sau một thời gian lắng dịu và chưa có dấu hiệu hạ giá. Trong bối cảnh này, các nhà đầu tư đã tìm đến những khu vực lân cận. Với hạ tầng giao thông hoàn thiện và sự kết nối vùng giữa Tp.HCM với hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, thị trường nơi đây đã trỗi dậy mạnh từ năm 2016, đến năm 2017 thì đã vượt qua mọi phân khu khác và bùng nổ ngay thời điểm đầu năm 2018.

Các dự án giãn dân cũng đang dần lan tới các huyện Dĩ An (Bình Dương) hay Nhơn Trạch, Biên Hòa (Đồng Nai) thay vì chỉ tập trung ở khu vực quận 2, quận 9 như trước đây. Mặc dù mặt bằng giá đất tại đây đã bị đẩy lên đáng kể nhưng vẫn chỉ bằng 20 - 30% so với TP.HCM.

{keywords}
 

Tại địa bàn Nhơn Trạch, mới đây một dự án với quy mô cũng khá lớn của chủ đầu tư Thăng Long Real là Thăng Long Home - Hiệp Phước ngay mặt tiền đường Tôn Đức Thắng (xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch), gần khu công nghiệp và trung tâm hành chính. Theo các nhân viên kinh doanh, dự án này không có đất nền mà chỉ có nhà phố thương mại, nhà liền kề trên dưới 2,9 tỷ đồng/nhà 100 m².

Tình trạng trên cũng diễn ra tại tỉnh Long An, hiện nguồn cung bất động sản cũng không đáp ứng đủ cầu.

Theo phân tích của giới chuyên môn, vì giá đất ở tỉnh giáp ranh rẻ hơn Tp.HCM, nên những dòng vốn từ vài trăm triệu đến trên dưới một tỷ đồng sẽ đổ về đây. Còn tại Tp.HCM, đầu tư đất hoặc bất động sản liền thổ đòi hỏi dòng vốn phải từ vài ba tỷ đồng trở lên mới có thể nhập cuộc.

Ông Nguyễn Thanh Lâm- Phó Giám đốc Sở Xây dựng kiêm Chủ tịch Hội Bất động sản Đồng Nai cho hay, từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản ở Đồng Nai có dấu hiệu khởi sắc ở những nơi có hạ tầng giao thông phát triển và sắp được triển khai. Nhà đầu tư lại kéo nhau xuống các tỉnh giáp ranh thành phố để mua đất nền nhờ thông tin dự án cầu Cát Lái và sân bay quốc tế Long Thành đang được khởi động.

Đất nền thanh khoản tốt nhờ KCN phát triển mạnh

Tiềm năng đổ về các tỉnh thành công nghiệp Thị trường vùng ven TP.HCM còn được hưởng lợi ở chính sách giãn dân tạo ra một cuộc ngược dòng phát triển dự án vùng ven. Đơn cử như trước đây chỉ có những dự án đất nền phát triển ở vùng ven thì hiện nay đã có thêm nhiều dự án chung cư, nhà phố xây sẵn. Với những dự án này, giá nhà sẽ rẻ hơn nhiều so với những dự án trung tâm và phù hợp hơn với đa phần thu nhập của người dân.

Giới chuyên gia bất động sản tin rằng, thị trường nhà đất tỉnh sẽ là điểm “nóng” đầu tư trong năm 2018. Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng nhận định, không phải thị trường nào cũng “nóng” mà sẽ có sự chọn lọc. Những địa phương nào có công nghiệp phát triển mạnh và hạ tầng xã hội tốt thì đất nền càng có thanh khoản tốt.

Những năm gần đây, Nhơn Trạch trở thành một huyện công nghiệp của Đồng Nai khi thu hút lượng lớn đội ngũ quản lý nước ngoài và lao động phổ thông từ các huyện, tỉnh lân cận. Từ đó độ sầm uất, đông đúc dân số, nảy nở dịch vụ của Nhơn Trạch đang tăng vọt từng ngày.

Điểm sáng tích cực của địa bàn này là bài toán về sự kết nối giao thông liên vùng đang được Nhà Nước ưu tiên giải đáp. Nhơn Trạch có ưu thế mạnh mẽ và tiềm năng lớn để thu hút nguồn vốn, nhân lực và công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, đô thị theo chiều sâu.

Cụ thể, đã có 8 cụm KCN với quy mô hơn 2.700 hecta hình thành trên địa bàn, thu hút hơn 360 dự án đầu tư với 226 dự án đã đi vào hoạt động và tạo ra việc làm cho hơn 71.000 lao động, đặc biệt phải kể đến đội ngũ lao động trí thức chất lượng cao là hàng chục ngàn chuyên gia đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới làm việc tại đây. Nhu cầu về nhà ở và cho thuê tại Nhơn Trạch đang rất lớn, mang lại nhiều tiềm năng sinh lời cho nhà đầu tư.

Theo báo cáo mới nhất cập nhật cuối tháng 4/2018 của DKRA Việt Nam, thị trường đất nền tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, khu vực giáp ranh với TP.HCM về hướng Cát Lái, quận 2, đang có biến động giá khá mạnh. Cuối năm 2016 đất nền dự án ở Nhơn Trạch chỉ dừng lại ở mốc 4-6 triệu đồng mỗi m2. Đến giữa năm 2017 giá đất bình quân tại đây nhích lên vùng 5-7,5 triệu đồng mỗi m2. Thế nhưng từ quý I/2018 bất động sản liền thổ trên địa bàn này đã vươn lên ngưỡng 6-12 triệu đồng mỗi m2.

Những khu vực đường lớn, dân cư đông, giá đất đã chạm mốc 13-15 triệu đồng mỗi m2. Trong quý II/2018 thị trường Nhơn Trạch đón nhận thêm nguồn cung đến từ 3 dự án và mức giá cao nhất ghi nhận được đã tiệm cận ngưỡng 17-18 triệu đồng mỗi m2. Như vậy, nếu so với mặt bằng chung đất nền tại Nhơn Trạch đã tăng giá 60-100% so với cùng kỳ năm ngoái và trong vòng 4 tháng qua, biên độ tăng ghi nhận 15-30%.

Tấn Tài

" alt="Làn sóng đầu tư nhà đất nở rộ ở vùng ven TP.HCM" width="90" height="59"/>

Làn sóng đầu tư nhà đất nở rộ ở vùng ven TP.HCM

Tôi giúp chồng tìm lại đứa con rơi để rồi anh lại ngoại tình với mẹ đứa bé. Ảnh minh họa: Pexels.

Cô bé tin, yêu và trao cho anh thứ quý giá nhất cuộc đời. Thế nhưng anh lại xem đó là thành quả của cuộc chơi tìm cảm giác chinh phục những cô gái trẻ. 

Thật không may cho anh. Chơi dao nhiều thì đứt tay, cô bé có thai. Và, đứa bé là giọt máu của anh bởi mẹ nó từ khi vào đời chỉ biết và yêu mình anh. 

Tôi đoán anh cũng biết như vậy nhưng anh lại chối bỏ. Anh trốn chạy, bỏ mặc giọt máu của mình đang bơ vơ nơi nào đó giữa cuộc đời. Có lẽ sẽ chẳng ai biết quá khứ đáng quên ấy nếu như 2 năm trước, mẹ đứa bé không đến tìm chị gái anh.

Nhưng lúc này, tôi đã là vợ của anh rồi. Chúng ta đang có cuộc sống hạnh phúc. Chị ấy không muốn quá khứ ấy khiến cuộc sống của em trai mình đảo lộn, vỡ tan. Chị giấu và bí mật gửi tiền nuôi đứa trẻ là cháu ruột của mình.

Nhưng rồi chị ấy không thể giấu thêm. Lương tâm chị không cho phép chị làm điều ấy nữa. Chị kể với tôi và hi vọng em dâu chấp nhận, tha thứ lỗi lầm cho đứa em trai dại dột của mình.

Thương anh và nghĩ chuyện cũng đã rồi, tôi chấp nhận. Tôi đồng ý cho anh gửi tiền, qua lại thăm đứa con rơi của mình. Thậm chí, tôi vẫn vui vẻ khi chứng kiến cảnh bố mẹ chồng ẵm bồng, ôm hôn đứa bé mỗi khi anh đón bé về nhà.

Tôi đồng ý cho con chung của chúng ta xem bé như anh em ruột thịt. Mỗi khi mua quần áo, đồ chơi cho con, tôi cũng dành phần hoặc mua cho bé… Tôi hi sinh quá nhiều phải không?

Nhưng đổi lại, tôi được gì? Anh đã lợi dụng lòng tốt và tình yêu của tôi để biến tôi thành kẻ ngốc. Anh ngoại tình, dan díu với tình cũ sau lưng tôi. 

Tôi đã nghi ngờ khi thấy anh ngày càng sang thăm con riêng nhiều hơn. Vài tháng trở lại đây, thời gian anh thăm con cũng lâu hơn. 

Tôi hỏi, anh chối rằng mỗi khi thăm con, anh thường dẫn bé đi chơi để bù đắp thời gian thiếu vắng tình yêu thương của mình. Tôi cứ tin như vậy cho đến khi bắt quả tang anh và mẹ đứa bé đầu ấp tay gối trong căn phòng trọ mà chính tôi và chị anh đã thuê.

Tôi đã chủ quan và không lường trước việc anh sẽ quay lại với người cũ. Tôi nghĩ rằng việc bị anh bỏ rơi trong lúc sinh nở sẽ khiến cô ta căm ghét và hận anh. Nhưng nào ngờ, bằng cách nào đó, anh đã khiến cô ta tha thứ, thậm chí xem anh như chồng của mình.

Anh đã quá tham và xem thường tình cảm, sự hi sinh của tôi. Tôi có thể chia sẻ tình cảm với đứa trẻ không phải là khúc ruột của mình. Nhưng tôi quyết không chia sẻ chồng mình với người đàn bà khác. Tôi sẽ ra đi bởi không còn thấy được giá trị của mình trong lòng anh nữa.

Độc giả T.L.T.

Vợ phát hiện ngoại tình, người đàn ông hành động gây bức xúc

Vợ phát hiện ngoại tình, người đàn ông hành động gây bức xúc

TRUNG QUỐC - Mới đây, cộng đồng mạng ở đất nước tỷ dân chia sẻ một video thu hút nhiều lượt xem và bình luận liên quan đến chuyện ngoại tình." alt="Giúp chồng tìm lại con rơi không ngờ anh lại ngoại tình với mẹ đứa bé" width="90" height="59"/>

Giúp chồng tìm lại con rơi không ngờ anh lại ngoại tình với mẹ đứa bé

nguyen ngoc ha 2.jpg
PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT).

Theo ông Hà, với dạng câu hỏi trắc nghiệm Đúng/Sai, sẽ kiểm tra được đồng thời 4 biểu hiện năng lực trong cùng một câu hỏi. Kết hợp với quy tắc tính điểm tạo nên tính phân loại rất cao. “Như vậy, mặc dù 1 câu nhưng 4 lần hỏi khác nhau, tương đương với 4 câu trắc nghiệm như kỳ thi hiện hành có 1 lệnh hỏi. Do đó, cho phép kiểm tra, đánh giá được đồng thời nhiều biểu hiện năng lực”, ông Hà nói.

Còn với dạng trả lời ngắn, theo ông Hà, xác suất có điểm ngẫu nhiên bằng 0, tư duy làm bài gần như bài tự luận. “Với dạng này, đề không thiết kế có phương án đưa ra trước mà học sinh phải tự đưa ra đáp số, kết quả”, ông Hà nói.  

Dù vậy, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết từ năm 2025, định hướng xây dựng ngân hàng câu hỏi thi là sẽ phát huy trí tuệ toàn ngành và có “tính mở”. Điều này thể hiện bằng việc câu hỏi thi sẽ được lựa chọn từ đề khảo sát của các sở, của các trường, đề kiểm tra học kỳ... Các đơn vị sẽ gửi đề thi kèm kết quả chấm để cơ quan chuyên môn của Bộ GD-ĐT phân tích đề thi bằng lý thuyết khảo thí. Sau phân tích, các câu hỏi “tốt” sẽ được lựa chọn vào thư viện câu hỏi thi và từ đó có ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa.

Ông Đinh Văn Khâm, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Ninh Bình, cho rằng, đề minh họa và cấu trúc, định dạng đề thi theo hướng này tác động rất mạnh đến việc dạy và học. Theo ông Khâm, giáo viên phải dạy kỹ, căn bản, đầy đủ mới phủ hết kiến thức cho học sinh có thể hoàn thành bài thi.

Bên cạnh đó, giáo viên cũng phải dạy các phương pháp tư duy, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. “Học sinh lập luận, quy trình tính toán vững vàng mới giải quyết được các câu hỏi ngắn cũng như câu hỏi yêu cầu trả lời đúng/sai một cách hoàn thiện. 

Với phương án này, không thể còn việc dạy quen thuộc để tính nhanh ra kết quả nữa. Muốn đạt điểm cao học sinh phải cẩn thận, vững vàng, tư duy mạch lạc. Phom đề như vậy - hạn chế được tối đa yếu tố may rủi, kết quả thi, kiểm tra, đánh giá sẽ rất chính xác.

Đề thi sẽ từ cơ sở và đã qua sử dụng tại các cơ sở, sau đó cung cấp cho ngân hàng đề. Qua cơ sở, sẽ biết câu nào nhiều/ít học sinh làm được, hiểu rõ các cấp độ của câu hỏi”, ông Khâm nói.

le hoai nam.jpg
Ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, chia sẻ tại hội thảo.

Nhiều ý kiến cũng lưu ý vấn đề ra đề thi. Một giáo viên Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định cho hay, sau khi Bộ GD-ĐT công bố cấu trúc và định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, cô cùng một số đồng nghiệp xây dựng đề thử nghiệm cho học sinh toàn tỉnh.

Tuy nhiên, cũng qua đó, cô Dương thấy, để xây dựng đề thi theo dạng thức đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, đòi hỏi người giáo viên đầu tư rất nhiều công sức, phải biết thiết kế, sử dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn và đánh giá toàn diện năng lực của học sinh.

“Hơn nữa, ngữ liệu trong đề thi mang tính mở rất cao, phát huy tính sáng tạo của người học. Tuy nhiên tôi nhận thấy đây là quá trình tự đào tạo của giáo viên. Tôi tin tưởng với cấu trúc và định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ tạo ra một động lực để thúc đẩy sự phát triển của người học cũng như người dạy”. 

Bà Hà Thị Khánh Vân, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Lạng Sơn, cũng cho rằng, kỹ năng ra đề thi có những câu hỏi trắc nghiệm với những định dạng mới là không hề đơn giản.

“Rất mong Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường tập huấn, bồi dưỡng việc này ngay trong năm nay và năm 2025 cho giáo viên lan tỏa dần trong công tác kiểm tra, đánh giá hằng ngày”, bà Vân nói.

Đồng tình với hướng cấu trúc đề thi, song bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Trị, đề nghị việc thực hiện quy trình làm đề cần đảm bảo độ tin cậy, trung thực, bảo mật, chính xác, khách quan và hiệu quả.

Cùng đó, bà Hương bày tỏ mong mỏi Bộ GD-ĐT quan tâm đến việc lựa chọn đội ngũ thực hiện công tác ra đề thi. “Đây là một trong những yếu tố quan trọng và quyết định đến chất lượng đề thi. Đội ngũ này phải đảm bảo về năng lực chuyên môn, phẩm chất và có kinh nghiệm. Cùng đó cần đảm bảo số lượng thành viên và thời gian bởi đây là việc rất khó và nhiều áp lực, nếu không đảm bảo số lượng hay thời gian không đủ thì sẽ rất dễ dẫn đến sai sót”.

Ngoài ra, bà Hương cho rằng cũng cần lưu ý đến nội dung của đề thi.

Bởi chương trình phổ thông 2018 có nhiều điểm mới, nhưng sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau. “Cùng một chương trình nhưng ngữ liệu trong từng bộ sách giáo khoa là khác nhau. Có những nội dung mà cách biểu đạt có thể khác nhau. Do đó, khi làm đề thi cần thống nhất một số nội dung trong diễn đạt để tạo thuận cho công tác ra đề cũng như tránh việc hiểu nhầm của thí sinh”, bà Hương nói.

Ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng cũng cần lưu ý việc môn Tin học và Công nghệ lần đầu tiên trở thành môn thi tốt nghiệp THPT, cần làm rõ việc định hướng trong đề thi. 

Thứ hai, do chương trình mang tính mở cao, nên các đơn vị được tự do chọn công cụ, chủ đề dạy học. Vì vậy, cần xác định phạm vi thi, các nội dung tài liệu để đảm bảo phù hợp với tất cả học sinh.

Chi tiết cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Chi tiết cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Với các môn trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, câu hỏi sẽ được chia thành 3 phần." alt="Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ được lấy câu hỏi từ đề các trường" width="90" height="59"/>

Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ được lấy câu hỏi từ đề các trường