您现在的位置是:Thế giới >>正文
Nhận định, soi kèo Genk vs Standard Liege, 02h30 ngày 5/12: Bệ phóng sân nhà
Thế giới61938人已围观
简介ậnđịnhsoikèoGenkvsStandardLiegehngàyBệphóngsânnhàâm.lịch Nguyễn Quang Hải - ...
Tags:
相关文章
Soi kèo góc Western Sydney Wanderers vs Central Coast Mariners, 15h35 ngày 17/1: Thế trận đôi công
Thế giớiHồng Quân - 16/01/2025 15:58 Kèo phạt góc ...
【Thế giới】
阅读更多Thành phố người chết dưới lòng đại dương ở Mỹ
Thế giớiThis video Xe buýt phế thải thành quán cà phê thân thiện môi trường
Chiếc xe buýt cũ hỏng cùng những chiếc lốp xe, thùng sơn... đều trở nên sống động và hữu ích nhờ ý tưởng của chủ quán.
">...
【Thế giới】
阅读更多Massage và tắm trong rượu nho sang chảnh nhất nước Mỹ
Thế giớiAire Ancient Baths là phương pháp spa trị liệu hấp dẫn thu hút du khách ở New York, cho bạn trải nghiệm tắm thư giãn giữa bồn rượu nho, cũng như thưởng thức chúng tại đó.
Cảnh sắc đẹp nhất thế giới mỗi năm 1 lần chỉ có ở Việt Nam
Vùng núi Tây Bắc đang mùa lúa chín - mùa đẹp nhất trong năm.
">...
【Thế giới】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Chelsea vs Bournemouth, 02h30 ngày 15/01: Làm khó chủ nhà
- Cô dâu bế chú rể lên xe hoa, nhiều người rơi nước mắt
- Những quầy hàng rong miễn phí ở Viêng Chăn
- Thế giới động vật: Chú chó bị thương vẫn cố chạy theo chủ
- Soi kèo góc Nottingham vs Liverpool, 3h00 ngày 15/1
- Nhiều tương đồng trong lối sống, văn hoá, ẩm thực Việt
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Al Shorta vs Naft Misan, 21h00 ngày 14/1: Kịch bản quen thuộc
-
Lễ ký kết hợp tác giữa Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales cùng Trường Đại học Tài chính - Marketing ngày 24/9. Ảnh: ICAEW Theo biên bản vừa ký kết, ICAEW và UFM thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược, sẽ cùng phối hợp chặt chẽ với nhau để tổ chức nhiều chương trình thiết thực dành cho giảng viên và sinh viên trong thời gian tới. ICAEW với lợi thế là tổ chức nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực tài chính - kế toán lâu đời, sẽ phối hợp cùng UFM để triển khai các chương trình nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giảng viên của trường. Để hiện thực hóa mục tiêu này, hai bên sẽ định kỳ tổ chức các buổi hội thảo để cập nhật kiến thức về tài chính và quản trị mới nhất; phối hợp thực hiện các dự án nghiên cứu, cũng như cùng nhau triển khai các hoạt động khoa học hoặc đào tạo.
Nội dung quan trọng nhất trong thỏa thuận vừa ký kết, là hai bên sẽ phối hợp tổ chức các chương trình trang bị kỹ năng thực hành nghề nghiệp theo chuẩn quốc tế, mang đến cơ hội phát triển nghề nghiệp rộng mở cho sinh viên của UFM trong bối cảnh thị trường lao động tài chính hội nhập toàn cầu như hiện nay. Theo đó, ICAEW sẽ định kỳ tổ chức các buổi chia sẻ kiến thức thực tế, cũng như triển khai các chuyến tham quan trải nghiệm thực tế môi trường làm việc chuyên nghiệp tại các Big4, và các doanh nghiệp đối tác của ICAEW cho sinh viên UFM.
Bên cạnh đó, ICAEW sẽ cấp học bổng vào quỹ hỗ trợ cho sinh viên tài năng của UFM, đồng thời cung cấp các khóa đào tạo miễn phí nhằm nâng cao năng lực và trang bị kỹ năng nghề nghiệp cần thiết, cũng như kinh nghiệm thực tế cho các sinh viên tài năng này. Đây là một trong những cam kết quan trọng của ICAEW cùng đồng hành và hỗ trợ các sinh viên có năng lực của UFM hướng tới tương lai thành công trong sự nghiệp tài chính, kinh doanh.
Tiếp đó, hợp tác giữa hai bên sẽ mở ra cơ hội cho sinh viên UFM tham gia các cuộc thi học thuật của ICAEW được tổ chức ở quy mô quốc gia và trong khu vực. Đặc biệt, hai bên sẽ tiến tới hợp tác đào tạo nâng cao và khuyến khích sinh viên UFM tham gia các kỳ thi toàn cầu của ICAEW.
Bà Đặng Thị Mai Trang - Trưởng đại diện ICAEW tại Việt Nam kỳ vọng, với nỗ lực của hai bên, biên bản ghi nhớ có thời hạn 5 năm này sẽ được triển khai một cách hiệu quả nhất. “Chúng tôi rất vui mừng được đồng hành với trường Đại học Tài chính - Marketing trên hành trình thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Bằng nguồn lực và kinh nghiệm quốc tế của mình, ICAEW tin tưởng rằng hợp tác chiến lược này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên UFM theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời nâng cao vị thế của trường.”
Tại lễ ký kết, PGS. TS Phạm Tiến Đạt - Hiệu trưởng UFM đã chia sẻ về chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2021 -2030 và tầm nhìn đến năm 2045, đặc biệt là mục tiêu trở thành cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng hàng đầu của Việt Nam và khu vực ASEAN. “Sự kiện ký kết hợp tác giữa UFM và ICAEW hôm nay, mở ra cơ hội lớn cho giảng viên, sinh viên UFM trong việc học tập và thực hành nghề nghiệp trong môi trường có điều kiện phát triển năng lực nghề nghiệp tốt nhất làm tăng cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp. Tôi mong rằng sau lễ ký kết hôm nay, hai bên sẽ nhanh chóng triển khai các nội dung hợp tác khác đã được thống nhất để việc hợp tác đạt hiệu quả cao”, PGS. TS Phạm Tiến Đạt nói.
Phát biểu tại sự kiện, ông Will Lawrenson - Phó Tổng Lãnh sự Anh tại TP.HCM cho rằng, việc tăng cường trình độ chuyên môn trong nghề kế toán là điều cần thiết đối với nền kinh tế và với khát vọng phát triển của Việt Nam. Ông cũng nhấn mạnh mối quan hệ mới giữa ICAEW và UFM rất có ý nghĩa trong việc tăng cường các kỹ năng chuyên môn về kế toán và tài chính cho sinh viên Việt Nam. “Chính phủ Anh ủng hộ mạnh mẽ sự hợp tác này của ICAEW và tôi tin rằng sự hợp tác này sẽ góp phần vào sự thịnh vượng trong tương lai của Việt Nam”, Phó Tổng Lãnh sự Anh bày tỏ.
ICAEW là tổ chức nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực tài chính - kế toán lâu đời, hiện có 195.800 hội viên và học viên đang làm việc cũng như học tập tại 154 quốc gia trên thế giới. Hiện diện tại Việt Nam từ năm 2015, một trong những mục tiêu cốt lõi của ICAEW là góp phần vào sự phát triển của ngành tài chính - kế toán thông qua việc thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng các chuẩn mực quốc tế. Sau hơn 9 năm hoạt động, ICAEW hiện đang hợp tác với hơn 20 trường đại học trên cả nước, trong đó 11 trường đại học kinh tế - tài chính hàng đầu tại Việt Nam đã đưa chứng chỉ ICAEW CFAB tích hợp vào chương trình đào tạo.
Quốc Tuấn
" alt="ICAEW ký kết hợp tác với trường Đại học Tài chính">ICAEW ký kết hợp tác với trường Đại học Tài chính
-
Con đường đến trường đầy gian nan Theo nhận định của Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế, Việt Nam là 1 trong 10 nước bị thiên tai đe dọa lớn nhất, đón nhận nhiều thiệt hại nặng nề về cả con người và vật chất. Không những thế, thời tiết khắc nghiệt còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người dân tại những vùng sâu vùng xa khi thường xuyên xảy ra lũ lụt, triều cường. Vốn đã có điều kiện sống thiếu thốn, trẻ em nơi đây chỉ có thể trông chờ vào một tương lai tốt đẹp hơn nếu được học tập và giáo dục đầy đủ. Tuy nhiên, , những đứa trẻ nơi vùng lũ vẫn phải chật vật từng ngày, phải đu dây, đứng bè hoặc đi những con đường vòng xa tít tắp để đến trường, khiến khó khăn nay lại chất chồng thêm nhiều rủi ro. Theo Báo cáo ngoài nhà trường 2016, tỷ lệ trẻ em không đến trường ở nông thôn cao hơn tại thành thị gấp đến 1,7 lần.
Đường đến trường của trẻ em vùng khó Việt Nam vẫn còn đầy ắp những rủi ro Thấu hiểu điều đó, nhiều tổ chức, cộng đồng đã triển khai các hoạt động ý nghĩa nhằm giúp trẻ em vùng khó giữ vững khao khát trên hành trình đi tìm tri thức. Hàng năm, các hoạt động “Tiếp sức đến trường” của Đoàn, Đội nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo sinh viên, học sinh, chương trình của các tổ chức phi lợi nhuận, đơn vị báo chí nhằm quyên góp tập trắng, quần áo hay những suất học bổng cho trẻ em vùng sâu vùng xa diễn ra vô cùng tích cực. Tuy nhiên, ngoài động lực và những hỗ trợ về tinh thần, trẻ em còn cần một con đường đến trường bớt trắc trở và nguy hiểm. Trong đó, việc xây dựng cầu bắc qua những địa hình hiểm trở, nhiều sông suối là một hoạt động vô cùng thiết thực nhưng phải huy động nhiều nguồn lực, triển khai dài hơi nên rất cần sự quan tâm hơn nữa từ cộng đồng.
Trăn trở về an toàn và tương lai của trẻ em vùng lũ
Bên cạnh nhiều hoạt động xã hội, Bridgestone Việt Nam vẫn luôn trăn trở về trẻ em – những mầm non tương lai của đất nước. Thời gian qua, nhiều hoạt động truyền thông mang tên “Biệt đội Bridgestone – Cùng bé trọn an toàn” đã được triển khai tại các trường tiểu học Việt Nam, giáo dục các em học sinh về ý thức tham gia giao thông, giúp các em có một hành trình đến trường an toàn.
Không dừng lại ở đó, xây dựng cầu tại những vùng khó khăn, cải thiện con đường dẫn tới tri thức cho thế hệ trẻ cũng là một trong những hoạt động trọng yếu, đóng góp cho cộng đồng của Bridgestone Việt Nam trong năm 2019. Chiếc cầu từ Bridgestone chính là chiếc cầu kiên cố đầu tiên của Nặm Lịch – xã nghèo nhất của huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, được khánh thành vào ngày 28/10/2019. Được biết, đây là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo đến 51,39% trong tổng số 613 hộ với nền nông – lâm kém phát triển. Cầu gỗ là phương tiện duy nhất để băng sông nhưng thường xuyên bị lũ cuốn trôi do chất lượng kém.
Sau hơn 15 năm xin ngân sách xây cầu, nay người dân Bản Lịch Nưa đã có cây cầu kiên cố đầu tiên Tiếp đó, vào ngày 11/11 vừa qua, chiếc cầu tại huyện Ea Sup, Đắk Lắk cũng đã được đưa vào hoạt động, giúp rút ngắn khoảng cách đến trường tới 8km. Theo báo cáo từ chính quyền địa phương, thôn 7 và 8 của huyện có tỷ lệ hộ nghèo đến 61%, trong tổng số 247 hộ với 92% dân số sống bằng nghề nông. Trước khi có cầu mới từ Bridgestone, người dân tại đây thường phải đi đường vòng xa hơn để đi học và đi làm thay vì di chuyển trên chiếc cầu gỗ ọp ẹp, dễ xảy ra tai nạn cũng như thường bị lũ cuốn trôi. Hai cây cầu mới từ Bridgestone tại 2 địa phương này được mong đợi sẽ tiếp sức cho hơn 300 trẻ em đến trường, giúp đoạn đường đi học mỗi ngày của các em an toàn hơn.
Có cầu mới, học sinh xã Ea Lê, huyện Ea Sup, Đắk Lak không còn phải đi vòng hơn 8km để đến trường Em S.H (13 tuổi, bản Nịch Nưa, Nặm Lịch, Mường Ảng, Điện Biên) hào hứng: “Hồi trước run nhất là đi học trời mưa, cầu bị cuốn trôi là không có đường về nhà. Từ giờ đi học mà không còn sợ ướt sách vở nữa nên em vui lắm!”. Còn chị K.T (Thôn 8, xã Ea Lê, Ea Sup, Đắk Lắk) thì chia sẻ: “Thằng nhỏ cứ lấy lý do là đường đi học xa và hiểm trở mà đòi ở nhà phụ mẹ đi làm. Giờ có cầu mới, tới trường dễ hơn nên chị chỉ mong mấy đứa trong nhà đứa nào cũng học hành tới nơi tới chốn, cuộc sống sau này sẽ đỡ vất vả hơn bố mẹ”. Những mong mỏi về tương lai, những niềm vui trong veo của tuổi thơ được hiện thực hóa bởi những chiếc cầu càng tiếp thêm cho Bridgestone Việt Nam động lực để tiếp tục hành trình ý nghĩa này trên khắp cả nước.
Trẻ em tại bản Lịch Nưa (Điện Biên) và xã Ea Lê (Đắk Lắk) vui mừng khi có cây cầu mới Với kế hoạch nghiêm túc, lâu dài cùng mạng lưới chi nhánh, cửa hàng, đại lý rộng khắp, Bridgestone Việt Nam đã và đang tiếp tục lan tỏa thông điệp về hành trình mình theo đuổi để kêu gọi cộng đồng cùng chung tay nối liền những nhịp cầu tri thức cho trẻ em Việt Nam. Bridgestone kỳ vọng rằng dù là bất kỳ đâu, thành thị hay nông thôn, trẻ em đều sẽ được đến trường an toàn, được tiếp cận với những chân trời tri thức kỳ diệu và giữ mãi những ước mơ đẹp đẽ về tương lai
Ngọc Minh
" alt="Cộng đồng cùng DN tiếp bước đến trường cho trẻ em vùng lũ">Cộng đồng cùng DN tiếp bước đến trường cho trẻ em vùng lũ
-
“Captain” Phan Xuân Đức - TGĐ Vinpearl Air đã chia sẻ như vậy với hàng trăm bạn trẻ có mặt tại Ngày hội tuyển sinh học viên phi công “Chạm ước mơ bay cùng Vinpearl Air” tổ chức tại Hà Nội hôm 28/9. Vào ngày 2/10 và 7/10 tới đây, ngày hội tiếp tục được tổ chức tại TP. HCM và Hà Tĩnh. Trong nghề bay, “Captain” (cơ trưởng) là một danh xưng đầy vinh dự. Những “Captain” kì cựu như Tổng Giám đốc Vinpearl Air Phan Xuân Đức luôn nhận được sự tôn trọng lớn từ các thế hệ phi công. Trong cuộc trò chuyện dưới đây, ông Đức chia sẻ những điều thú vị về cuộc đời một “người bay”, lí giải vì sao nhiều người trẻ mơ trở thành phi công mà không dám dấn bước và những gì Vinpearl Air đang làm sẽ thay đổi hoàn toàn khái niệm “không thể chạm tới giấc mơ bầu trời” trong suy nghĩ của nhiều người.
Tổng giám đốc Vinpearl Air Phan Xuân Đức Khó nhất trong nghề phi công là tính kỉ luật
- Ông đã đến với nghề phi công như thế nào, thưa “Captain”?
Trước khi đến với nghiệp bay, tôi là sinh viên trường Thủy Lợi. Năm 1975, khi mới học năm đầu, có đợt tuyển phi công quân đội, tôi tham gia và trúng tuyển. Thích lắm, vì trước đó lúc nào mình cũng mơ ước được điều khiển con chim sắt lượn trên bầu trời. Mà tôi tin rằng thanh niên nào cũng đã từng có ước mơ ấy, hình ảnh phi công là điều gì đó rất hoành tráng, rất oai phong. Hồi đó anh thanh niên nào trúng tuyển phi công là oách lắm, vì để được chọn chứng tỏ sức khỏe anh là loại 1, cơ quan đoàn thể ngon lành hết (cười).
Mối lương duyên của tôi với bầu trời bắt đầu như thế. Đã hơn 40 năm rồi, giờ vẫn chưa hết duyên nợ.
- Nhưng học phi công hẳn là khó lắm, nên nhiều người mơ mà ít người theo?
Nếu nói về lí thuyết, tôi nghĩ thật ra học phi công cũng không phải khó lắm đâu. Có khi còn dễ hơn học đại học. Chỉ đến lúc vừa học lí thuyết vừa thực hành bay, để nhớ được để làm thì mới khó. Người nào không có tư duy hệ thống là gay go to. Cứ tưởng tượng xem, có hàng trăm nút bấm trên bảng điều khiển, ai mới nhìn có khi hoa hết mắt. Nhiều anh mới tiếp xúc, tay cứ thò ra như bắt chuồn chuồn, mà cả phi công vẫn có người bị. Nên phải có tư duy hệ thống để biết trên cả cái bảng này thì khu vực nào điều khiển cái gì. Anh cứ mò vào vùng hệ thống ấy đã rồi mới tìm xem chi tiết.
Còn cho là học phi công có khó hơn các nghề khác hay không thì cũng chỉ tương đối thôi. Khó với người này, dễ với người khác. Nghề nào cũng có đặc thù và cái khó riêng.
- Vậy theo ông, khó nhất của nghề phi công là gì?
Tính kỉ luật. Phi công là nghề đòi hỏi phải tuân thủ kỉ luật tuyệt đối, giờ nào việc nấy. Đây là nghề liên quan đến an toàn, tính mạng nhiều con người, chưa kể tài sản rất lớn nên người phi công phải có tính kỉ luật cao.
Nghề “hot” trong 20 năm nữa và pha “gỡ rối” ngoạn mục của Vinpearl Air
- Trong một bài phỏng vấn mới đây, ông nói rằng nguồn nhân lực phi công đang rất khan hiếm. Điều này cũng có nghĩa, phi công đang là nghề “hot” hiện nay?
Không phải chỉ năm nay, năm sau mà ít nhất 20 năm nữa, phi công vẫn sẽ là nghề “hot”. Thị trường hàng không đang phát triển rất nhanh chóng. Theo thống kê của Boeing, trong 20 năm nữa toàn thị trường hàng không quốc tế sẽ thiếu gần 1 triệu phi công. Cũng trong vòng 20 năm tới, Việt Nam cần 10.000 - 15.000 nhân lực ngành này. Nhưng điều nghịch lí là mặc dù “hot” thế, việc đào tạo phi công luôn trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực ngay từ đầu vào.
- Vì sao lại có thực trạng đó?
Có 3 lí do chính khiến nhiều người ngần ngại, ngăn cản ước mơ trở thành phi công của họ. Thứ nhất là sức khỏe, anh phải có sức khỏe rất tốt. Thứ hai là tiếng Anh, đầu vào tuyển học viên hiện yêu cầu 600 điểm TOEIC hoặc IELTS 5.5 trở lên. Và thứ ba là vấn đề tài chính, theo học nghề phi công khá đắt đỏ, học phí trung bình trên thị trường hiện vào khoảng 4,5 tỉ đồng. Những rào cản này vô hình trung khiến người ta tự tạo khoảng cách với nghề phi công dù rất thích. Có những bạn trẻ ở nông thôn, rất thích làm phi công, sức khỏe tuyệt vời, nhưng vấp ngay phải “ông” tiếng Anh và nghe thấy học phí thế sợ quá. Vậy là ta phí hoài luôn một anh chàng phi công tiềm năng.
Tổng giám đốc Vinpearl Air trực tiếp tư vấn tại Ngày hội tuyển sinh của Vinpearl Air tại Hà Nội - Vinpearl Air mở trường đào tạo nhân lực kĩ thuật cao ngành Hàng không với mục tiêu góp phần giải quyết bài toán khan hiếm phi công trong nước, tiến tới xuất khẩu phi công. Tuy nhiên, như ông nói, nguồn đầu vào đã rất khó khăn do nhiều rào cản ngăn người ta mơ “chạm tới bầu trời”. Vậy Vinpearl Air làm thế nào để gỡ bỏ những trở ngại này, thưa ông?
Mục tiêu của Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng không Vinpearl Air (VinAviation) là tuyển sinh 400 phi công phi lợi nhuận trong năm đầu tiên. Chúng tôi có cơ sở để tuyển số lượng lớn như vậy. Trong những rào cản khiến các bạn trẻ có đam mê trở thành phi công còn e ngại khi nộp đơn học đào tạo nghề này thì tiếng Anh và tài chính là hai rào cản chính. Vì thế chúng tôi tập trung “gỡ rối” hai điểm thắt này.
Với tiếng Anh, chúng tôi mở chương trình đào tạo tiếng Anh cho các bạn đã đủ điều kiện sức khỏe, năng khiếu và đam mê nhưng chưa đủ điều kiện như yêu cầu (600 điểm TOEIC hoặc IELTS 5.5 trở lên). Chương trình đào tạo tiếng Anh tập trung này sẽ được thực hiện tại các đối tác uy tín của chúng tôi ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Tĩnh với đội ngũ giảng dạy chất lượng, cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ phòng lab nghe nhìn, cam kết 90% đạt điều kiện khi tham gia khóa học thi chứng chỉ.
Với rào cản tài chính, phí đào tạo phi công của Vinpearl Air khoảng 2,82 tỉ đồng (120.000 USD). Đây là chương trình phi lợi nhuận với chi phí đào tạo phi công thấp hơn 25% so với thị trường.
Riêng với các đối tượng thuộc diện gia đình Chính sách, nghèo (là thành viên gia đình Liệt sỹ, Thương binh, Bệnh binh, người hưởng chế độ chính sách như Thương binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và là thành viên của hộ nghèo), Vinpearl Air xây dựng gói bảo lãnh vay ngân hàng và hỗ trợ 50.000 USD/học viên (gồm tiền lãi vay và học phí), tài trợ khóa đào tạo tiếng Anh trị giá 100 triệu đồng tối đa trong 9 tháng (nếu học viên đáp ứng tất cả các yêu cầu còn lại). Với học viên nghèo, Vinpearl Air bảo lãnh vay ngân hàng và hỗ trợ 100% lãi vay trong 26 tháng. Vinpearl Air có quy trình xét duyệt chặt chẽ, để xác định học viên thuộc diện hỗ trợ này và trao cơ hội cho đúng người.
Với những chính sách này, tôi tin rằng sẽ giải quyết được rất nhiều vướng mắc. Chẳng hạn chính sách vay ngân hàng 75% - 85% chi phí đào tạo, phụ thuộc vào loại tài sản bảo đảm. Trong đó, học viên vay 75% của Vietcombank được ân hạn lãi và gốc trong thời gian học 26 tháng, với lãi suất ưu đãi 7,8%/năm hoặc 8,8%/năm tùy gói vay, thời hạn vay lên đến 10 năm. Học viên nộp tiền thành 06 đợt trong hơn 02 năm, với mức vay 75%, mỗi đợt số tiền học viên cần nộp chỉ từ 100 - 150 triệu VNĐ. Tôi cho là cánh cửa trở thành phi công đã mở rất rộng. Trong khi thu nhập của phi công thuộc mức thu nhập cao, tối thiểu từ 100 triệu đồng/tháng, việc trả gốc và lãi vay ngân hàng có lẽ không phải là áp lực lớn.
- Nếu có một lời khuyên với các bạn trẻ, ông sẽ khuyên họ điều gì?
Bạn cần ước mơ nhưng cũng cần tự tin dấn bước! Chỉ có như vậy, bạn mới biến được ước mơ của mình thành hiện thực!
- Xin cảm ơn ông!
1. Sau Ngày hội tư vấn tuyển sinh học viên phi công “Chạm ước mơ bay cùng Vinpearl Air” tại Hà Nội, tới đây, Vinpearl Air sẽ tiếp tục mang cơ hội trực tiếp tới các bạn trẻ tại miền Nam (tổ chức tại TP.HCM ngày 2/10) và miền Trung (tại Hà Tĩnh ngày 7/10).
Sự kiện tại. TP.HCM: Thời gian: 9h00 -12h00 ngày 02/10/2019
Địa điểm: Saigon 2, Vinpearl Luxury Landmark 81 - 208 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, TP HCM.
Sự kiện tại Hà Tĩnh: Thời gian: 9h00 -12h00 ngày 07/10/2019
Địa điểm: Vinpearl Hotel Hà Tĩnh - Hàm Nghi, Hà Huy Tập, Hà Tĩnh.
2. Ứng viên có thể nộp hồ sơ dự tuyển qua các cách sau:
Cách 1: Link ứng tuyển online: https://hocvienphicongvas.bizfly.vn/
Cách 2: Nộp tới email: [email protected] (Nhận hồ sơ liên tục cho các đợt).
Cách 3: Gửi hồ sơ qua đường bưu điện: tới Văn phòng Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng không Vinpearl Air, Trung tâm Thương mại Vincom Long Biên, Vinhomes Riverside, Quận Long Biên, Hà Nội. (Nhận hồ sơ liên tục cho các đợt).
Cách 4: Nộp trực tiếp và thi tuyển đợt 2:
- Tại Hà Nội: từ 04/11 đến 15/11 (09h30 – 17h30) tại Văn phòng Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng không Vinpearl Air, Trung tâm Thương mại Vincom Long Biên, Vinhomes Riverside, Quận Long Biên, Hà Nội.
- Tại TP.HCM: từ 18/11 đến 29/11 (09h30 – 17h30) tại điểm tuyển sinh Trung tâm Thương mại Vincom Thảo Điền, Số 161 Xa lộ Hà Nội, Phường Thảo Điền, Quận 2.
3. Thông tin chi tiết liên hệ:
- Hotline: 0353 593 366 - 0353 793 366 - 0353 673 366 - 0353 713 366 - 0353 723 366
Đăng ký nhận thông tin tư vấn trực tiếp, mời để lại thông tin tại: https://hocvienphicongvas.bizfly.vn/#dangkydutuyen
Minh Tuấn
" alt="Cơ trưởng kỳ cựu khuyên giới trẻ tự tin dấn bước chinh phục bầu trời">Cơ trưởng kỳ cựu khuyên giới trẻ tự tin dấn bước chinh phục bầu trời
-
Nhận định, soi kèo Marseille vs Lille OSC, 03h10 ngày 15/1: Vé đi tiếp cho chủ nhà
-
Biển ngũ quý 9 siêu VIP của Hà Nội được trả giá tới 75,275 tỷ đồng trong sáng 13/1. (Ảnh chụp màn hình) Theo giới chơi biển số đẹp, ngũ quý 9 được đánh gía cao nhất trong hàng ngũ quý bởi quan niệm số 9 là vĩnh cửu, tối thượng, nhất là khi ngũ quý 9 này lại đi kèm với đầu số Hà Nội hay TP.HCM. Do vậy, đây thực sự là một biển số "hiếm có khó tìm", ít biển số nào VIP hơn.
Trước đó, kỷ lục của các đợt đấu giá thuộc về biển số ngũ quý 6 của Vĩnh Phúc 88A-666.66 khi được chốt đến 29,43 tỷ đồng vào ngày 2/1/2024. Biển số 51K-888.88 của TP.HCM cũng từng trúng với giá hơn 32 tỷ đồng trong phiên đấu đầu tiên hôm 15/9/2023, tuy nhiên, người trúng biển số này đã bỏ cọc. Biển số này sau đó được đưa ra đấu lại và trúng với mức giá hơn 15 tỷ đồng.
Tuy nhiên, con số hơn 75 tỷ đồng của biển số 30K-999.99 trong sáng nay đã phá rất sâu những kỷ lục này. Đây là mức giá gây "sốc" vì vượt xa dự đoán của nhiều người chơi.
Ngoài biển số siêu VIP kể trên, ca đấu giá sáng nay cũng ghi nhận một số biển đẹp khác chốt giá thành công như: 30K-789.89 (Hà Nội) - 590 triệu; 88A-698.88 (Vĩnh Phúc) - 340 triệu; 30K-968.99 (Hà Nội) - 335 triệu; ; 14A-878.88 (Quảng Ninh) - 175 triệu;...
Trong buổi chiều nay 13/1 tiếp tục có 3.500 biển số được VPA đưa lên sàn, tuy vậy không có quá nhiều số VIP như ca đấu giá buổi sáng. Đáng chú ý nhất chỉ là một số biển có dãy số dạng"tam hoa" hoặc "số lặp, số gánh" như: 30K-776.66 (Hà Nội); 14A-887.88 (Quảng Ninh); 24A-266.62 (Lào Cai); 74A-246.66 (Quảng Trị); 36K-036.66 (Thanh Hoá); 51L-389.99, 51L-186.66 (TP.HCM);...
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Đấu giá biển số sáng 6/1: Biển ngũ quý 6 của Hà Nội chốt giá 19,58 tỷTrong buổi đấu giá sáng 6/1, biển số ngũ quý 6 siêu VIP của Hà Nội là 30K-666.66 đã được trả giá đến 19,58 tỷ đồng." alt="Đấu giá biển số sáng 13/1: Gay cấn biển ngũ quý 9 vọt lên 75 tỷ chỉ sau 10 phút">Đấu giá biển số sáng 13/1: Gay cấn biển ngũ quý 9 vọt lên 75 tỷ chỉ sau 10 phút