2. Không ồn ào bằng những bản hợp đồng 'bom tấn' có giá trị bạc tỉ, nhưng Bình Dương cũng mang về sân Gò Đậu chẳng ít tân binh có tên tuổi nhằm hướng đến cuộc đua tới ngôi vô địch mùa tới.
Phải khẳng định mục tiêu của đội bóng đất Thủ là như thế, bởi nếu không muốn tìm lại vinh quang chắc chắn Bình Dương chẳng thể bỏ ra số tiền rất lớn mời HLV Hoàng Anh Tuấn cùng ông Gede (cựu GĐKT bóng đá Việt Nam) về lèo lái đội.
Bên cạnh đó, kế hoạch chuẩn bị cho mùa giải 2024/25 của Bình Dương cũng đang được coi tương đối khác so với những năm trước khi tập huấn cả trong nước lẫn sang Trung Quốc đá giao hữu.
3. Có thể thấy, với lực lượng hiện tại Bình Dương chưa được coi như ứng viên số 1 cho cuộc đua vô địch V-League mùa tới, nhưng đội bóng đất Thủ có những lợi thế nhất định so với các đối thủ khác ở mùa giải tới đây.
Đội bóng của ông Hoàng Anh Tuấn chỉ tập trung duy nhất vào V-League, trong khi các ứng viên sáng giá như CAHN, Nam Định… phải chơi nhiều mặt trận hơn, nên cơ hội hoàn toàn có thể đến.
Bên cạnh đó, tài năng của HLV Hoàng Anh Tuấn cùng sự hỗ trợ rất ăn ý với ông Gede, bên cạnh các cầu thủ kinh nghiệm… Bình Dương có lẽ cũng chẳng ngán ai tại V-League mùa tới.
Nhưng, để đua vô địch rõ ràng không chỉ cần những yếu tố nói trên mà còn cả sự ổn định trong nội bộ, tức phòng thay đồ yên ả mới xong. Và điều này dường như tại đội bóng đất Thủ không còn sau thời cố HLV Lê Thuỵ Hải dẫn dắt tới nay.
Vậy nên, ông Hoàng Anh Tuấn cần phải làm chủ phòng thay đồ trước tiên, sau đó mới nghĩ tới chức vô địch V-League. Và vừa may, Tiến Linh lại là học trò cũ ở đội U20 Việt Nam trước kia, nên mùa tới cũng đừng xem thường Bình Dương.
Ngoại giao có vai trò quan trọng. Do khủng bố quốc tế hoạt động không biên giới nên đòi hỏi nỗ lực hợp tác của nhiều nước. Ngoại giao hiệu quả sẽ là chất keo gắn kết những nỗ lực này thành một thể thống nhất chặt chẽ.
Hoạt động ngoại giao chống khủng bố không chỉ là trách nhiệm của các nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Các cơ quan chức năng khác cũng phải có trách nhiệm hợp tác chặt chẽ với các đồng nghiệp nước ngoài, như các nhân viên an ninh hàng không, hải quan và xuất nhập cảnh.
![]() |
Ảnh minh họa: AP |
Hầu hết những hợp tác chuyên môn này là hợp tác song phương, nhưng ngoại giao đa phương cũng đóng góp phần mình. Đó là các thoả thuận đa phương, như các nghị quyết của Liên Hợp Quốc, các công ước quốc tế... Các quốc gia cũng có thể trợ giúp nhau thông qua việc cho phép sử dụng không phận, căn cứ, cảng biển, hậu cần, chia sẻ thông tin tình báo và cảnh báo về nguy cơ khủng bố.
Tuy nhiên, do những kẻ khủng bố không thay đổi hành vi của chúng một cách trực tiếp để đối phó với bất kỳ công ước hay nghị quyết nào, nên ngoại giao chỉ là công cụ hỗ trợ cho các biện pháp khác bằng việc cung cấp khuôn khổ pháp lý quốc tế cho việc sử dụng những biện pháp này.
Pháp lý
Sử dụng biện pháp pháp lý có thể làm giảm bớt nạn khủng bố. Việc kết án chung thân hoặc tử hình một tên khủng bố rõ ràng ngăn chặn được tên này tiến hành thêm những cuộc tấn công và răn đe đồng bọn. Khả năng bị bắt hoặc bị trừng phạt có thể ngay từ đầu ngăn những kẻ khủng bố khác thực hiện các cuộc tấn công.
Thậm chí nếu không được ngăn chặn, thì hoạt động di chuyển của những kẻ khủng bố nhìn chung vẫn bị cản trở bởi chúng biết rằng đang bị truy nã. Một phiên toà hình sự cũng có thể giúp duy trì sự ủng hộ của công chúng, thể hiện ý chí quyết tâm chống khủng bố và khuyến khích các nước khác làm theo.
Hạn chế của biện pháp pháp lý là khả năng bị bắt và bị trừng phạt không ngăn chặn được những kẻ đánh bom liều chết và những kẻ khủng bố ít giá trị. Nhiều tên cầm đầu - thường ở xa nơi xảy ra khủng bố và khó có thể bị bắt, lại ít quan tâm đến việc tay chân của chúng có bị bắt hay bị chết không.
Việc truy tố quân khủng bố cũng đặt ra một khó khăn là phải chắp nối đầy đủ những chứng cứ có thể chấp nhận được về mặt pháp lý để buộc tội chúng. Nhiều khi, các hoạt động dẫn đến một vụ tấn công khủng bố được tiến hành bên ngoài đất nước nơi vụ tấn công sẽ xảy ra, và do vậy nằm ngoài thẩm quyền của các nhà điều tra.
Tài chính
Hai hình thức kiểm soát tài chính chủ yếu để chống khủng bố là phong toả tài sản và cấm hỗ trợ vật chất cho những kẻ khủng bố. Việc cắt đứt nguồn tài chính của quân khủng bố gặp phải hai thách thức lớn.
Một là, hầu hết các cuộc khủng bố không cần nguồn tài chính lớn. Tiền cần nhiều hơn cho việc buôn vũ khí, thuốc phiện và một số hoạt động tội phạm xuyên quốc gia khác. Hai là, khó có thể truy tìm ra nguồn tài chính của bọn khủng bố, bởi chúng thường sử dụng các tài khoản giả mạo và những dàn xếp không chính thức bên ngoài hệ thống ngân hàng.
Quân sự
Tấn công quân sự là hành động thể hiện rõ nhất quyết tâm chống khủng bố, nhất là khi quân đội nhiều nước được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại, chính xác cao.
Hạn chế của biện pháp này là mục tiêu của bọn khủng bố không phải cố định để có thể dễ dàng phá huỷ. Đe doạ khủng bố giờ đây chủ yếu là từ các nhóm chứ không phải là từ các quốc gia nên không có nhiều mục tiêu để tấn công. Ngoài ra, các hành động quân sự, dù có thành công ở một nơi cũng không trực tiếp tác động tới được các thành phần của mạng lưới khủng bố ở những nơi khác.
Tình báo
Ở một số phương diện, tình báo là công cụ quan trọng nhất, là “chiến tuyến phòng thủ đầu tiên” trong cuộc chiến chống khủng bố. Tình báo có ý nghĩa nhất khi nó mang đến những thông tin về nhóm khủng bố, cũng như thời điểm và khu vực có nguy hiểm, các loại mục tiêu, thủ đoạn được bọn khủng bố hay dùng nhất.
Mặt hạn chế của biện pháp này là hiếm có những lực lượng và chiến thuật tình báo cụ thể có thể tìm ra nơi trú ẩn của quân khủng bố; cũng khó có thể thu thập được những thông tin mang tính hành động, bởi rất khó thâm nhập vào nhóm nhỏ của những kẻ rất hay nghi ngờ và rất thận trọng.
Hầu hết thông tin tình báo về các nhóm khủng bố đều rời rạc, khó hiểu và đáng ngờ về độ tin cậy, do vậy, phân tích tin tình báo cũng khó ngang với việc thu thập chúng. Các thông tin tình báo được cung cấp để giải quyết những hiểm hoạ khủng bố là vô giá. Những chỉ dẫn của tình báo cũng vô cùng cần thiết trong việc sử dụng các biện pháp chống khủng bố khác.
Xem thêm tin tức quốc tế trên VietNamNet
Nguyên Phong
Về mặt cơ cấu tổ chức, phần lớn các tổ chức khủng bố hiện nay đều giống như những tập đoàn hiện đại.
" alt=""/>Những biện pháp chống khủng bố chủ yếu trên thế giới