Với một số tập đoàn lớn như Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Điện lực, Bưu chính Viễn thông, Công nghiệp than - khoáng sản, Tổng công ty Đường sắt, Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam... sẽ chuyển tổ chức đảng về trực thuộc Đảng bộ Chính phủ.
Trong Hội nghị tổng kết của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chiều 6/12, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đề cập tới Nghị quyết số 18 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về sắp xếp tổ chức bộ máy. Theo ông Phớc, định hướng sáp nhập, chia tách các đơn vị nhằm giúp bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả, tinh gọn hơn.
Theo kế hoạch, một phần của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ về bộ ngành, số còn lại về Bộ Tài chính. "Về vấn đề quản lý doanh nghiệp, chúng tôi đang tổng hợp ý kiến, Ủy ban quản lý vốn sẽ họp với các doanh nghiệp, bộ ngành về việc sắp xếp như thế nào", ông cho biết.
Ông Phớc nói quan điểm là đưa các doanh nghiệp trở về với các bộ ngành và hệ thống cán bộ cũng đi theo. Ông lưu ý trong quá trình này, mối quan hệ giữa quản lý vốn, ngành và mối quan hệ giữa chủ sở hữu với chủ quản lý vốn là những vấn đề phải tính đến. Việc này để đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất.
Ông nhấn mạnh việc này "cần làm thật nhanh, thậm chí trước ngày 25/2 phải hoàn thành". "Ủy ban cần tập trung thực hiện một cách khoa học, hiệu quả nhất, tránh tâm lý dao động, hoang mang, gián đoạn công việc", ông Phớc nói thêm.
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước được lập từ tháng 2/2018. Uỷ ban này là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật.
Hiện có 19 doanh nghiệp do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu, đơn cử như Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; Tập đoàn Dầu khí; Tập đoàn Điện lực; Tập đoàn Xăng dầu; Tập đoàn Hóa chất... Ngoài ra là các doanh nghiệp khác theo quyết định của Thủ tướng.
Báo cáo đầu hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết vốn chủ sở hữu và tài sản hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty tăng đáng kể so với 2018 - thời điểm các doanh nghiệp này từ các bộ ngành được chuyển về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, quản lý.
Theo đó, tổng vốn chủ sở hữu của các "ông lớn" tới nay là 1,18 triệu tỷ đồng, tăng 11% sau 5 năm. Tổng tài sản các doanh nghiệp này nắm giữ đạt 2,54 triệu tỷ đồng, bằng 65% tổng tài sản của các doanh nghiệp nhà nước trên cả nước.
Tổng doanh thu hợp nhất của các doanh nghiệp này đạt 1,85 triệu tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm năm qua, các doanh nghiệp này nộp ngân sách 1,28 triệu tỷ đồng, chiếm bình quân 10-12% tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm của cả nước.
Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp thua lỗ nhiều năm hoặc có nguy cơ thua lỗ khi chuyển giao về Ủy ban nhưng đã có lãi trở lại sau khi tái cơ cấu, kiện toàn nhân sự. Chẳng hạn, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, các Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc, Hàng hải Việt Nam, Lương thực miền nam, Cà phê Việt Nam, Đường sắt...
Dù vậy, ông Cảnh cũng thừa nhận Uỷ ban còn một số hạn chế kể từ khi thành lập đến nay. Chẳng hạn, Uỷ ban chưa thể hiện được sự vượt trội so với trước về tính chuyên nghiệp, hiệu quả. Hoạt động còn mang tính chất hành chính, chưa đạt mục tiêu, kỳ vọng ban đầu đặt ra. Ngoài ra, sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp với cơ quan này chưa thực sự rõ ràng, chặt chẽ và hiệu quả.
Về nguyên nhân, đại diện Uỷ ban cho rằng khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động của cơ quan này dựa trên hệ thống thể chế, pháp luật có sẵn. Do đó, phương thức hoạt động vẫn là quản lý hành chính như các bộ trước đây, chưa điều chỉnh để có thể nâng năng lực, hiệu quả của mô hình mới.
Bên cạnh đó, nguồn lực ban đầu của Ủy ban hạn chế, không có cơ chế cho nhân sự chất lượng cao. Cơ chế tài chính để bổ sung, điều chuyển nguồn lực đầu tư cho doanh nghiệp cũng thiếu. Số lượng và chất lượng nhân sự giai đoạn đầu thành lập chưa tương xứng để đáp ứng đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ.
Phương Dung
" alt=""/>19 tập đoàn, tổng công ty sẽ về lại các bộNăm ngoái, Trâm cùng 2 người bạn thời cấp 3 thuê chung một căn phòng tại khu chung cư mini trong ngõ ở đường Doãn Kế Thiện (quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ban đầu, nhóm bạn thấy giá phòng 4,5 triệu và tiền điện 2.500 nghìn đồng/số là khá hợp lý. Sau đó, cả 3 mới biết mỗi tháng phải gánh thêm đủ thứ phí lặt vặt khác, bao gồm: tiền nước 200.000, internet 100.000, tiền vệ sinh 100.000, tiền điện sinh hoạt chung: 150.000, bảo trì thang máy: 100.000, dọn vệ sinh (không gian chung): 200.000, tiền gửi xe điện:150.000… Chủ nhà còn yêu cầu đóng tiền thuê 3 tháng một lần.
Khi bắt đầu tới ở, Trâm cũng được yêu cầu tự trang bị mặt nạ chống độc phòng khi có sự cố cháy nổ. Tòa nhà nữ sinh ở cao 10 tầng, mỗi tầng có 5-6 phòng trọ, mỗi phòng rộng 20-25m2. Nơi “đáng sợ” nhất là chỗ để xe, chật như nêm. Khổ nhất những người về sớm, đi sớm, có khi phải loay hoay nửa tiếng mới lấy được xe ra.
“So với một số bạn em ở khu cũ nát, gián chuột chạy ra chạy vào thì chỗ này vẫn tốt chán. Nhưng chi phí quá cao, tính ra, riêng tiền ở, em tốn hơn 2 triệu đồng/tháng, bằng tiền ăn của cả nhà ở quê. Cộng thêm tiền ăn, rồi học phí một kỳ 16 triệu, em ‘ngốn’ của bố mẹ nhiều quá”, Trâm chia sẻ.
Mẹ là thợ may, bố làm xây dựng ở quê, cô nữ sinh 19 tuổi biết rằng để dồn tiền cho mình ăn học gia đình phải thắt chặt mọi khoản chi tiêu khác. Cộng với việc được thông báo giá thuê sẽ tăng lên 5 triệu, Trâm và 2 người bạn quyết định trả phòng, hằng ngày đi học bằng xe bus.
Trâm cho biết, hầu như bạn bè cô ở khu vực Cầu Giấy đều phải thuê nhà trọ diện tích phòng trên dưới 20m2 với giá khoảng 3,5 đến 4,5 triệu/tháng. Một người bạn Trâm thuê trọ tại Cầu Giấy, vừa kêu trời khi nhận thông báo tiền thuê nhà tăng thêm 300.000 đồng, tiền điện sẽ tăng từ 4.000 đồng/số lên 4.500 đồng.
“Nhà bạn ấy cách cả trăm cây số, không thể đi đi về về như em. Bạn chọn cách đi làm thêm, để vừa ít ở nhà, đỡ tốn điện, vừa có thu nhập trang trải các chi phí chứ không muốn xin thêm bố mẹ. Bạn ít ở nhà trọ như vậy mà tháng vừa rồi cũng hết hơn một triệu tiền điện, nếu ở cả ngày không biết còn tốn thế nào”, Trâm bộc bạch.
Minh Trang (sinh viên năm cuối Đại học Công đoàn, Hà Nội) đang thuê chung căn phòng 20m2 giá 3,5 triệu đồng cùng một người bạn trong ngõ ở đường Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội). Tiền điện (4.000 đồng/số), tiền nước (40.000 đồng/khối) và tiền mạng, mỗi tháng chi phí cho nơi ở của Trang là 2,2-2,3 triệu đồng.
Mặc dù thấy thích chỗ trọ này vì sạch sẽ, chủ nhà nghiêm túc và tôn trọng người thuê nhưng tháng trước, Trang và bạn quyết định tìm chỗ khác có chi phí rẻ hơn để đỡ gánh nặng cho gia đình.
“Chúng em định chuyển về khu Cầu Giấy vì bạn em đã đi làm ở đường Phạm Hùng. Thế nhưng, sau khi tìm tới 5-6 phòng trọ để xem và hỏi giá, chúng em từ bỏ ý định chuyển chỗ ở. Hầu như không thể tìm được nơi nào giá rẻ hơn mà có điều kiện sống tương đương, đa số các phòng giá dưới 3,5 triệu đều rất bé, nhà cũ và bẩn. Chỗ nào giá điện thấp hơn một tí thì tiền nước, tiền vệ sinh hay dịch vụ lại cao”, Trang cho biết.
Nữ sinh chia sẻ thêm kinh nghiệm tìm phòng trọ là phải chịu khó đi dọc các tuyến đường, ngõ lớn khu mình định ở, thấy thông tin từ các tờ rơi, tìm tới tận nơi, gặp chủ nhà, nhìn trực tiếp phòng.
“Mấy lần chúng em xem trên web hay các nhóm mạng xã hội, ảnh thì lung linh, rộng rãi lắm, tới nơi lại chật chội, nhếch nhác. Hơn nữa, phần lớn các thông tin rao trên mạng là từ bên trung gian”, Trang nói.
Anh Đức Thành (Hưng Yên), vừa đi tìm thuê trọ cho cậu con trai sẽ vào đại học năm nay. Tìm kiếm trên mạng, anh thấy một người rao căn hộ mới, đẹp tại đường Lĩnh Nam (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tới tận nơi xem, anh thất vọng khi thấy đó là một phòng trọ rộng chưa đầy 15m2, có giá 4,5 triệu đồng/tháng, đóng 2 tháng một lần. Đó là chưa kể mỗi tháng tốn thêm 130.000 tiền nước, 120.000 tiền internet, tiền điện 4.500 đồng/số…
“Hôm tôi tới, có nhiều người đến xem lắm, mình nghĩ phòng xấu giá trên trời nhưng thấy người khác đặt cọc ngay cũng hoang mang. Đi khảo giá tôi thấy giờ tìm cho con ở chung với bạn một căn phòng sạch đẹp, nơi an ninh tốt mà giá rẻ hơn thế là quá khó. Không biết tới lúc con nhập học đã tìm được chưa”, anh Thành bộc bạch.
Theo dữ liệu của một kênh bất động sản, nhà trọ là phân khúc duy nhất tăng trưởng trên thị trường cho thuê đầu năm nay. Nhiều khu nhà cho thuê phòng trọ ở các quận nội thành, nơi có nhiều trường đại học, đã tăng giá 10-15%.
Chẳng hạn, khu trọ phường Quan Hoa, nếu năm 2023 giá thuê một phòng trọ nhỏ (dưới 15m2) có thể dưới 2 triệu đồng thì tới nay chi phí có thể lên tới 2,3-2,5 triệu đồng. Những phòng rộng hơn, giá dao động từ 3,5 tới 4 triệu đồng.
Lý do lý giải cho việc tăng giá này được đưa ra là: Nhu cầu tìm thuê phòng trọ cao hơn khi năm học mới bắt đầu - sinh viên từ các tỉnh lẻ đồ về Hà Nội học tập; Chủ nhà đầu tư chi phí tu sửa, trang bị hệ thống đáp ứng an toàn PCCC theo yêu cầu của cơ quan chức năng sau một loạt vụ cháy nổ; Xu hướng các đơn vị thầu nhà nguyên căn và cho thuê lại từng phòng tăng lên...
Thống kê cho thấy, hiện Hà Nội là nơi tập trung gần 60 trường đại học, với gần 600 nghìn sinh viên. Theo UBND thành phố, đến năm 2030, thủ đô có khoảng 650.000-700.000 sinh viên, chiếm 40% tổng số sinh viên vùng đồng bằng sông Hồng.
Từ năm 2010, Hà Nội Định hướng di dời các trường đại học từ trung tâm thành phố ra khu vực ngoại thành, nhưng tới nay vẫn chưa đạt tiến độ đề ra do nhiều vướng mắc.
Yên Minh
Giá phòng trọ tăng 'phi mã', sinh viên Hà Nội chật vật trong 'hộp diêm' 10m2Giá phòng trọ tại Hà Nội tăng phi mã, sinh viên lao đao vì không tìm được nơi trọ giá rẻ, phải chật vật trong những 'hộp diêm' 10m2." alt=""/>Giá thuê trọ tốn bằng tiền ăn cả nhà, nữ sinh trả phòng, đi xe bus 30km mỗi ngàyCó nhiều cách chưng nước hàng khác nhau bạn ạ! Có người làm ướt đường, có người chưng đường khô, có người đảo đường lại có người không đảo. Cách dùng nguyên liệu và quy trình cũng đa dạng. Tuy nhiên, có một điểm chung quan trọng nhất mà bạn cần nắm bắt đó là thời điểm ĐƯỢC để hạ nhiệt nước hàng.
Sau khi tan chảy thành khối chất lỏng trong vắt và sôi bùng bục, đường chuyển dần sang màu vàng (130 – 150 độ C), rồi từ đó chuyển hoá với tốc độ nhanh dần sang vàng nâu, nâu-đỏ, đỏ-đen, đen-đỏ rồi đen-kịt.
Đặc biệt là khi đường ở ngưỡng đỏ-đen rồi thì chuyển sang cháy rất nhanh, nên ta phải canh nước hàng như thể rình mồi bóp cò vậy. Ta phải canh đúng thời điểm để đổ nước vào nồi đường đang chưng nhằm hạ nhiệt, nếu không nước hàng sẽ tiếp tục chuyển hoá và cháy.
Đó là khi nước hàng ở giữa khoảng đỏ đen(190 độ C) và đen đỏ (210 độ C).
Tuỳ theo màu sắc, độ ngọt và hương vị mong muốn, dần rà bạn sẽ có cách chưng và dùng nước hàng của riêng mình.
Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin hướng dẫn cách làm nước hàng mà tôi thấy là dễ thành công.
Nguyên liệu:
1 phần đường
1 phần nước hoặc nước dừa
Nước đủ để làm ướt đường
Một chút dấm để đường không bị kết tinh, 1/2 thìa cafe
Dụng cụ:
Nồi, nên dùng nồi đế dày và có tay cầm để dễ thao tác
Pastry brush (chổi quết dầu) nhúng vào nước lạnh để quét thành nồi bị bén - không bắt buộc.
Cách làm:
Cho đường và dấm vào nồi, cho nước đủ để làm ưót hết đường, tạo thành một hỗn hợp sền sệt. |
Cho nồi lên bếp đun lửa to, cho tới khi đường bắt đầu chuyển màu thì hạ xuống lửa vừa. Thi thoảng lắc nhẹ nồi cho nhiệt tán đều. Nếu thành nồi bị bén thì bạn có thể dùng pastry brush đã nhúng vào nước lạnh để quét. |
Đun tiếp tới khi đường chuyển sang màu đỏ đen – đen đỏ (200 độ C), đổ từ từ khoảng 3 thìa nước vào ngay lập tức (cẩn thận nước bắn), sau đó đổ nốt phần nước còn lại vào và lắc nồi để được một hỗn hợp đồng nhất. |
Chờ nguội bạn cho nước hàng vào chai để dành dùng dần. |
Nước hàng chưng đúng điệu với tôi là có màu đỏ đen, thơm ngọt mùi caramel và khi nếm thì ngon - tuy có vị đắng nhưng là một vị đắng mê hoặc để ta lại thèm chấm mút thêm một chút nữa rồi một chút nữa, để tận hưởng sâu hơn cái vị thơm ngọt.
Người ta gọi nước hàng là kẹo đắng có lẽ cũng vì vậy - đắng đấy, nhưng vẫn là kẹo, ngọt ngào như một cái cắn yêu. Nước hàng phải đủ đậm để lên màu cho thịt kho, nhưng không được cháy đen đắng gắt mà khó ăn và làm thịt xỉn màu.
Dùng bao nhiêu nước hàng là đủ: Với nước hàng này, tôi thường dùng 5-7ml để tẩm ướp cho 100g thịt kho, càng nhiều thịt thì ta càng cần ít nước hàng hơn. Ngoài ra còn phụ thuộc là bạn thích thịt kho còn nhiều hay ít nước nữa, càng nhiều nước thì ta càng cần nhiều nước hàng để lên màu và thêm vị, cũng giống như khi ta dùng muối để nêm nếm món ăn vậy.
6ml nước hàng /100g thịt là tỉ lệ khá an toàn để thịt không bị quá nhạt hay quá sẫm, trong khi nấu bạn có thể nêm nếm và điều chỉnh. Tuỳ theo sở thích và khẩu vị mà bạn có thể cho thêm một chút đường cho ngọt hay cho thêm nước hàng để màu đậm hơn.
Chú ý:
- Thời điểm ĐƯỢC (đã nói ở trên) quyết định nước hàng thành hay bại. ĐƯỢC là khi ta thấy cả khối nước hàng đã có sắc đen khá rõ (190-210 độ C) nhưng khi lắc nồi lại thấy màu đỏ bordeaux lóng lánh hiển hiện. Nước hàng thơm mùi caramel chứ không bị khét. Khi nước hàng nguội mà nếm, bạn sẽ thấy ngon. Tuy nước hàng có vị đắng nhưng đắng dễ chịu, vị đắng và vị ngọt cân bằng và bù trừ đưa đẩy, vị ngọt còn rất đậm.
- Đường chưng lên rất nóng, bạn chỉ nên nếm sau khi nước hàng đã nguội lại thôi nhé.
Một số thắc mắc khác về nước hàng:
- Nếu nước hàng bị non và thịt chỉ lên màu nhờ nhờ nhưng lại bị ngọt đường thì làm thế nào?
Đây là khi lượng đường trong món thịt kho đã đủ nhưng chưa chuyển hoá thành nước hàng nên thiếu màu và thiếu vị thơm. Nếu ta cho thêm nước hàng để lên màu cũng được nhưng thịt kho dễ bị ngọt quá.
Có một cách mà khi xưa tôi hay làm với nồi thịt kho mà nước hàng bị non (vì chưng nước hàng sống không chuẩn – đọc thêm ở dưới), đó là vớt thịt ra chỉ để lại nước và đun lửa to cho cạn dần để đường tiếp tục chuyển hoá và lên màu. Tới khi màu nước thịt đậm lại như mong muốn, tôi đổ thịt lại vào nồi kho và thao tác tiếp như bình thường. Làm cách này hơi tốn thời gian nhưng đảm bảo là nồi thịt kho vẫn ngon và đẹp mắt.
- Nếu nước hàng bị quá (hơi cháy) thì làm thế nào?
Nếu nước hàng chỉ hơi bị quá thôi thì ta có thể trộn với nước hàng non để được vị nước hàng như mong muốn. Nước hàng non là nước hàng mới chỉ có màu vàng nâu hoặc mới chỉ chuyển sang đỏ (150-170 độ C ). Ta có thể chưng sống nước hàng này ngay trước khi kho thịt hoặc làm một mẻ non để cân bằng lại mẻ nước hàng bị quá kia.
Đôi khi ta chỉ cần thêm chút đường để cân bằng lại là đủ.
* Chưng sống, là cụm từ tôi dùng để chỉ việc ta kho thịt bằng cách chưng nước hàng rồi đổ thịt vào đảo luôn.
- Nước hàng để được bao lâu?
Cá nhân tôi vẫn chưng nước hàng như thế này rồi cho vào lọ kín để tiện dùng. Tôi để nước hàng như vậy vài tháng vẫn tốt.
Tuy nhiên, nếu cẩn thận hơn thì bạn có thể bảo quản nước hàng trong tủ lạnh hay cho thêm muối hoặc mắm.
- Nếu chưng nước hàng tươi/sống thì sao? Tức là khi nào làm thịt kho ta mới chưng nước hàng, khi nước hàng được là ta đổ thịt vào đảo luôn.
Đây là cách mà mẹ tôi hay dùng và tôi cũng hay dùng khi chưa có con nhỏ. Tôi thích cách này vì khi nước hàng và nồi đều đang rất nóng mà ta cho thịt vào đảo sẽ săn và rất thơm, đặc biệt là thịt đã được tẩm ướp hành tỏi mắm muối. Cách này cũng tạo nên hương vị phức tạp và thơm ngon hơn vì một phần protein ở thịt dưới tác động của nhiệt độ cao xảy ra phản ứng maillard tạo nên mùi vị giống ở thịt nướng rất hấp dẫn.
- Nếu cho nhiều nước vào với đường ngay từ đầu thì sao?
Thì bạn sẽ mất nhiều thời gian đun ban đầu hơn. Nước phải cạn hết hay ít ra là gần hết thì đường mới bắt đầu vàng và chuyển hoá được.
(Theo Trí Thức Trẻ)
" alt=""/>Cách chưng nước hàng