Soi kèo góc Tottenham vs Leicester, 21h00 ngày 26/1
本文地址:http://user.tour-time.com/html/48a594486.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Soi kèo phạt góc Liverpool vs Tottenham, 22h30 ngày 27/4
Dưới đây là nội dung bài viết.
![]() |
Ảnh có tính chất minh họa (Nguồn: Web ĐH Tiền Giang) |
Phần 1. Làm giảng viên đại học, cao đẳng: Nghề nhiều áp lực
Việc Bộ GD-ĐT nâng chuẩn khi đào tạo TS, lương thấp, nhiều áp lực trong các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học (NCKH) đang tạo lên những áp lực đối với đội ngũ giảng viên ĐH, CĐ tại Việt Nam hiện nay trong bối cảnh "bội thực" việc công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư và việc không có trường ĐH của Việt Nam nào nằm trong bảng xếp hạng 350 trường ĐH tốt nhất châu Á.
Thiếu và yếu
Cuối tháng 12/2017, Bộ GD-ĐT công bố số liệu về đội ngũ giảng viên (GV) cơ hữu thiếu chuẩn của nhiều trường đại học. Trong hơn 200 trường đại học được công bố, hầu hết các trường đều tồn tại GV không đủ chuẩn trình độ (theo quy định là từ thạc sĩ trở lên, trừ một số ngành đặc thù).
Thống kê cho thấy, các năm học từ 2016 đến 2018, số lượng GV trong các cơ sở giáo dục đại học là 72.792 người, tăng 3.201 người so với năm 2015-2016. Trong đó, số lượng GV có trình độ tiến sĩ là 16.514 người (chiếm 22,7%). Tỉ lệ này còn chưa đạt mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 14 của Chính phủ về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 (mục tiêu đến năm 2020, tỉ lệ GV có trình độ tiến sĩ ít nhất đạt 35%).
![]() |
Dù thiếu và yếu về chất lượng, nhưng GV ĐH, CĐ phải là những người yêu nghề và gắn bó với nghề; bởi lẽ không có đâu như ở Việt Nam khi bậc lương khởi điểm cho GV ĐH, CĐ bất kể xuất phát điểm của trình độ đào tạo. Mức lương cơ sở được cho là khá thấp, không khuyến khích và thu hút được người có tài vào làm việc tại các cơ sở giáo dục. Hệ thống thang, bảng lương hiện hành không phù họp với Luật Giáo dục ĐH và một số văn bản hướng dẫn thi hành.
Bên cạnh đó, việc áp dụng hệ thống thang, bảng lương giống nhau cho những công việc khác nhau không còn phù hợp với quy định vị trí việc làm hiện nay. Việc xếp chung một hạng viên chức (như hiện hành) sẽ khó thu hút người có tài năng, tâm huyết vào những vị trí việc làm quan trọng.
Bộ GD-ĐT đánh giá, tỷ lệ GV có chức danh GS, PGS và trình độ TS trong toàn hệ thống vẫn ở mức thấp, đặc biệt là tỷ lệ GV có trình độ TS của các trường CĐSP (chiếm khoảng 3,4%).
Chất lượng đội ngũ GV vẫn còn là dấu hỏi lớn khi nhiều người không có đề tài nghiên cứu, chưa có bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước và nước ngoài, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế... Số lượng GV cơ hữu của các trường ngoài công lập vẫn còn thiếu (15.158 người chiếm khoảng 20% tổng số giảng viên trong toàn quốc) và đã ở độ tuổi cao...
Nguyên nhân của vấn đề nêu trên là do việc nâng bậc lương chủ yếu dựa vào thâm niên công tác, chưa chú trọng kết quả công việc. Các cơ sở giáo dục không thể xếp lương cho một cá nhân có trình độ tiến sĩ quá hệ số 3,00 (tương đương khoảng 4 triệu đồng/tháng) khi tuyển dụng.
Việc nâng hạng, nâng bậc lương còn dẫn đến hiện tượng cào bằng. Các cơ sở giáo dục không thể thực hiện chế độ khuyến khích, thu hút người có tài, có trình độ cao đến làm việc nếu vẫn tiếp tục bị "áp" cơ chế tiền lương, thang bảng lương hiện hành.
Bộ GD-ĐT đã kiến nghị Chính phủ xây dựng hệ thống thang, bảng lương riêng được xác định theo các vị trí việc làm, trả lương trên cơ sở mức độ phức tạp và chất lượng hiệu quả của công việc. Theo đó, lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, tăng lương là một chuyện, còn tìm ra nguồn để tăng không lại là chuyện khác nhất là trong bối cảnh ngân sách như hiện nay.
Nhiều áp lực
Lương thấp, nhưng áp lực của yêu cầu về giảng dạy và NCKH cũng đang đè nặng. Thông tư số 47 quy định chế độ làm việc như sau: "Tổng quỹ thời gian làm việc của giảng viên trong một năm học để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác trong nhà trường là 1760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định".
Căn cứ quy định cụ thể về việc thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ để quy ra tổng quỹ thời gian làm việc của GV trong một năm học là 1.760 giờ (giờ hành chính). Trong một năm học, mỗi giảng viên đều phải thực hiện nhiệm vụ: giảng dạy (270 giờ chuẩn, trong đó, giờ chuẩn trực tiếp trên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định), NCKH (ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học), học tập bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác trong nhà trường với tổng quỹ thời gian làm việc trong một năm học là 1.760 giờ.
Thực tế tại các trường, tình trạng GV ở mọi cấp độ và trình độ phải dạy ghép lớp (2-3 lớp với sĩ số từ 150-300 sinh viên) cho các môn học của mình là phổ biến (nhất là các môn học cơ bản thuộc học kỳ 1-2 năm học thứ 1-2).
![]() |
Quy đổi ra giờ chuẩn (Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31/12/2014) |
Áp lực bủa vây các thầy cô lên lớp ngay những buổi học đầu tiên với xoay vòng: điểm danh, giảng dạy, thảo luận, kiểm tra giữa kỳ, ôn tập, ra đề thi, coi thi, chấm thi hết môn, ra đề thi lại, chấm thi lại, giải quyết các thắc mắc và khiếu nại của sinh viên.
Nhiều trường, học viện còn "sáng tạo" ra những cách thức quản lý GV của mình bằng việc chia nhỏ các kíp giảng ra thành 2-3 tiết giảng/buổi học khiến cho các môn học kéo dài thành từ 10-15 buổi/môn học/học kỳ (kéo dài khoảng 3 tháng). Thêm vào đó, GV thường phải "gánh" khối lượng giảng dạy gấp từ 1,5 - 2 lần, thậm chí 3 lần định mức quy định.
Về thu nhập thêm, bổ sung tại nhiều trường số tiền trả cho mỗi giờ vượt này cũng chỉ dao động từ 30.000 - 60.000 VNĐ/giờ tùy theo trình độ và hệ đào tạo. Như vậy, GV trình độ Ths, Ts giảng dạy vượt 200% định mức giảng dạy chuẩn theo quy định thì cũng chỉ tạo ra thu nhập thêm dao động từ 8,1 triệu đến 16,2 triệu đồng/năm học (tương đương với 675.000 đồng/tháng đến 1,35 triệu đồng/tháng thu nhập thêm). Để có thêm số tiền giảng vượt giờ này, GV sẽ phải vắt kiệt sức trong suốt cả học kỳ và năm học của mình; không còn sức đâu mà "chân trong, chân ngoài" đi dạy thêm.
Về hoạt động NCKH, nhiều nơi đã sáng tạo ra cách tính toán định mức giờ chuẩn và giờ NCKH bằng cách quy đổi định mức quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47 theo công thức: 1 giờ chuẩn tương đương 1 giờ hành chính.
Chính cách hiểu sai này đã gây nhiều thắc mắc cho các GV, đến độ Bộ GD-ĐT phải giải đáp lại vấn đề này trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ rằng: Nghiên cứu để tính ra định mức giờ chuẩn cho thấy: 3,3 giờ hành chính ≈ 1 giờ chuẩn.
Theo đó, 270 giờ chuẩn ≈ 900 giờ làm việc hành chính (nhiệm vụ giảng dạy chiếm khoảng 50% tổng quỹ thời gian làm việc); quỹ thời gian làm việc trong năm học để làm nhiệm vụ NCKH ≈ 586 giờ hành chính (1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học) và kết quả thực hiện nhiệm vụ NCKH được công bố bằng sản phẩm cụ thể theo quy định.
Như vậy, không thể coi 1 giờ chuẩn tương đương 1 giờ hành chính. Nhiệm vụ giảng dạy và NCKH là 2 nhiệm vụ chính và bắt buộc đối với mỗi GV; mỗi GV đều phải thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ nói trên. Do đó, Thông tư 47 không có hướng dẫn quy đổi từ NCKH ra giờ chuẩn và ngược lại. Trong năm học, GV hoàn thành định mức quy định 270 giờ chuẩn, đồng thời đã hoàn thành các nhiệm vụ về NCKH học tập bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác trong nhà trường được coi đã hoàn thành định mức thời gian làm việc trong một năm học là 1.760 giờ (tương đương với việc thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ).
Tuy nhiên, chính quy định tính toán kiểu "cào bằng" yêu cầu về giờ NCKH (về mặt bản chất là nhằm nâng cao chất lượng giảng viên, hoạt động giảng dạy, nâng hạng trường…) đối với GV lại tạo điều kiện cho các trường tiếp tục "sáng tạo" ra cách thức nhằm bớt xén số giờ giảng dạy vượt giờ của GV bằng việc tính toán chuyển đổi giờ NCKH còn thiếu (nhất là các GV giảng dạy các môn khoc học cơ bản rất khó thực hiện định mức giờ chuẩn NCKH theo năm) trừ vào số giờ giảng dạy vượt giờ.
Như vậy, GV ngoài áp lực phải dạy đủ số giờ quy định còn phải dạy vượt khối lượng giảng dạy (do thiếu GV và trường cũng không muốn tuyển thêm do chỉ tiêu hạn chế hoặc đơn giản là không muốn tuyển thêm vì sợ "ăn" vào quỹ lương và phúc lợi) để còn trừ vào số giờ NCKH thiếu (do không có thời gian thực hiện hoặc không thể thực hiện được do tính chất của môn học).
Ngoài ra, quy định bắt buộc các GV phải đáp ứng chuẩn ngoại ngữ (ví dụ tiếng Anh) theo khung tham chiếu Châu Âu cũng vô hình trung tạo ra tâm lý đối phó bằng việc học và thi bên ngoài, bất kể chất lượng thực tế ra sao.
Việc tính toán định mức NCKH thông qua việc phải có các bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí có phản biện (trong và ngoài nước) hoặc không có phản biện làm tiêu chí đánh giá năng lực GV cũng đặt ra nhiều áp lực lên GV hiện nay.
Với số lượng GV đông đảo trong khi số lượng tạp chí thì ít, khiến cho các tạp chí này đã quá tải do phải nhận một lượng bài gửi rất lớn từ các GV gửi đến (bao gồm cả những bài của các GV có nhu cầu được phong học hàm PGS, GS, các NCS chuẩn bị bảo vệ, các Ths chuẩn bị thi NCS). Một số tạp chí cũng "tranh thủ" bằng việc tăng số trang, tăng chuyên mục (ví dụ: Nghiên cứu khoa học; Nghiên cứu- Trao đổi) và tiến hành thu phí đăng bài (mức 2-3 triệu/bài viết) với lý do hỗ trợ in ấn, biên tập.
Nhiều trường, học viện đối phó việc hoàn thành NCKH của GV trường mình bằng việc xuất bản các chuyên san, tập san, tạp chí nội bộ. Hệ quả nhãn tiền là chất lượng NCKH không tăng lên, tâm lý đối phó là chính.
Với những phân tích ở trên, có thể thấy rằng các GV cứ quanh quẩn mãi trong cái vòng luẩn quẩn của việc: giảng dạy, không có thời gian dành cho NCKH, bị khấu trừ, lấy giờ dạy vượt giờ bù lại, lại mệt mài giảng, học tập tiếp để nâng cao trình độ, thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ....
Hậu quả nhãn tiền là sức khỏe GV suy giảm, tình trạng chảy máu chất xám với sự dứt áo ra đi của đội ngũ GV có tâm huyết và trình độ (di chuyển đến trường coi trọng GV hoặc ra làm ngoài), hoạt động NCKH và chất lượng giảng dạy của các trường không được nâng lên và đương nhiên, xếp hạng Châu Á hay thế giới đang trở lên là ước mơ xa vời vợi của mỗi trường ĐH, CĐ ở Việt Nam hiện nay.
XEM TIẾP
TS Lê Minh Toàn
Ngoài chính sách trải thảm đỏ, trả lương cao, nhiều trường đại học đang tích cực tạo điều kiện cho giảng viên đi học lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ.
">Làm giảng viên đại học, cao đẳng: Nghề nhiều áp lực
Ảnh có tính chất minh họa. |
Teen girl và những ứng xử 'thoáng' bất ngờ
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Diễn xuất của Lan Phương trong "Gia đình mình vui bất thình lình":
Hà My
Cuộc sống viên mãn bên chồng Tây cao hơn 2m của diễn viên Lan Phương
Kèo vàng bóng đá Lazio vs Parma, 01h45 ngày 29/4: Niềm vui ngắn chẳng tày gang
Du học sinh Nga chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để đón Tết Việt (Ảnh nhân vật cung cấp) |
Du học sinh: Nhớ lắm Tết Việt ơi!
Lối sống giản dị
Theo báo Guardian, ông Murthy, 76 tuổi là doanh nhân tiếng tăm ở Ấn Độ vì đồng sáng lập công ty phần mềm Infosys vào năm 1981. Infosys hiện đã trở thành công ty đa quốc gia, được định giá 11,1 tỷ USD, với hơn 345.000 nhân viên.
Điểm khác biệt duy nhất so với thời ông Murthy và vợ - bà Sudha - còn là một cặp đôi bình thường, vô danh, là căn hộ của họ hiện chất đầy sách đến tận xà nhà.
Cuộc sống của họ không có sự hào nhoáng, không có thời trang cao cấp, không có những kỳ nghỉ xa hoa hay phi cơ riêng, không có dinh thự sang trọng hay các thương hiệu xa xỉ. Mọi thứ về họ đều bình dân và khiêm nhường.
Ông Murthy được đánh giá là một người hướng nội, không yêu thích gì hơn việc đọc sách.
Trong cuốn “3.000 mũi khâu” năm 2017 của mình, bà Sudha đã kể về cách chồng tự dọn dẹp nhà vệ sinh, một công việc nhiều người Ấn Độ thường giao cho những nhân viên thuộc tầng lớp thấp hơn, và việc ông tự rửa bát đĩa sau bữa ăn.
Các nhân viên tại Infosys đã nói về niềm tin của ông Murthy vào giá trị của lao động cũng như chứng kiến vị tỷ phú này tự mình sửa chữa các trục trặc điện nhỏ trong căng-tin. Ông cũng nổi tiếng về tính chính trực và tuyên bố bản thân chưa bao giờ đưa hối lộ.
Sau thú vui đọc sách, ông Murthy cũng cống hiến nhiều cho các hoạt động từ thiện. “Sức mạnh thực sự của đồng tiền nằm ở việc cho đi” là một trong những câu nói nổi tiếng của ông.
Nỗ lực khởi nghiệp
Ông Murthy và 6 người bạn kỹ sư đã thành lập Infosys sau một cuộc tranh luận tại căn hộ của ông về cách thức họ có thể tạo ra một công ty viết mã phần mềm cách đây 41 năm. Thời điểm đó, họ không có máy tính và phải vay 10.000 rupee (hơn 120 USD) từ bà Sudha để thành lập công ty, đồng thời sử dụng phòng trước của nhà ông Murthy làm văn phòng.
Infosys đã phát triển trong hơn 4 thập kỷ để cung cấp cơ sở hạ tầng phần mềm, các dịch vụ tư vấn, công nghệ và gia công phần mềm. Công ty đã được thúc đẩy nhảy vọt vào những năm 2000 khi các doanh nghiệp Mỹ bắt đầu chuyển dịch vụ phát triển phần mềm và công việc hỗ trợ sang Ấn Độ vì chi phí rẻ hơn.
Trong giai đoạn 1999 – 2004, doanh thu của Infosys đã tăng gấp 10 lần, đạt 1 tỷ USD. Ngày nay, công ty được định giá hơn 11 tỷ USD.
Trước khi ông Murthy thôi giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị công ty vào năm 2011, sự đúng giờ của ông dường như cũng gây ấn tượng như triết gia Đức lừng danh Immanuel Kant, người có lịch trình chính xác đến mức các bà nội trợ Đức cùng thời từng đặt đồng hồ của họ dựa trên số lần đi bộ hàng ngày của ông.
“Tôi có mặt tại văn phòng lúc 6h20 mỗi sáng cho đến khi tôi nghỉ hưu. Điều đó đã gửi một thông điệp không thể nhầm lẫn đến những người trẻ tuổi về việc đến văn phòng đúng giờ”, ông Murthy nói trong một cuộc phỏng vấn với Thời báo Kinh tế hồi tháng 7.
Hình mẫu truyền cảm hứng
Vợ chồng ông Murthy, hiện tuổi đều ngoài 70, được xem như một cặp vợ chồng “trung lưu, cổ điển” ở miền nam Ấn Độ, ám chỉ sự giản dị của họ về ăn uống, quần áo và đồ đạc, sống theo các giá trị gia đình mạnh mẽ, chú trọng học hành và làm việc chăm chỉ, trung thực và cư xử nhẹ nhàng. Các chủ cho thuê nhà ở Delhi cho đến nay thường đề cập “ưu tiên người miền nam Ấn Độ" trong các quảng cáo khi cho thuê căn hộ, nhờ vào danh tiếng này.
Trong những năm đầu của Infosys, khi còn thiếu tiền, ông Murthy đã đi hạng phổ thông ngay cả trên các chuyến bay quốc tế. Ông chỉ ngừng làm việc đó khi công ty đạt doanh thu 1 tỷ USD.
“Ông ấy là một hình mẫu nổi bật và đầy cảm hứng. Ông ấy độc nhất vô nhị trong việc thể hiện cho người Ấn Độ trung lưu thấy họ có thể thành công trong khi vẫn sống có đạo đức. Ông ấy là hình ảnh thu nhỏ của người đàn ông tự lập và khiêm tốn một cách chân thật”, Suhel Seth, một chuyên gia tiếp thị và đối tác quản lý của Counselage, người biết rõ tỷ phú Murthy nhận xét.
Ông Murthy nghỉ hưu khi bước sang tuổi 65 vào năm 2011, theo chính sách của công ty, nhưng hội đồng quản trị đã kéo ông trở lại vào năm 2013 để vực dậy vận may đang sa sút của công ty. Chính trong năm này, với tư cách là chủ tịch điều hành, ông đã đưa con trai mình - Rohan, người có bằng tiến sĩ của Đại học Harvard (Mỹ) vào Infosys.
Đó là lần đầu tiên ông Murthy bị chỉ trích. Việc đưa con trai vào làm đã đi ngược lại nguyên tắc lâu đời của công ty, do chính vị tỷ phú này đề ra, là không thuê bất kỳ người thân nào, đặc biệt là con cái, để tránh chế độ gia đình trị.
Khi ông Murthy nghỉ hưu lần nữa một năm sau đó, vào năm 2014, Rohan cũng rời công ty. “Công bằng mà nói, ông ấy hiểu tại sao điều đó không ổn, mặc dù hội đồng quản trị đã muốn giữ Rohan vì anh ấy xuất sắc. Rốt cuộc Rohan đã ra đi”, Shriram Subramanian, một cựu nhân viên của Infosys bình luận.
Tỷ phú Murthy có xu hướng không bàn luận công khai về những vấn đề thời sự. Một phát biểu bày tỏ quan điểm hiếm hoi của ông là chỉ trích việc phong tỏa quá hà khắc của Ấn Độ vào năm 2020, với lí do biện pháp đó sẽ giết nhiều người hơn Covid-19.
Vợ chồng ông Murthy chắc chắn sẽ nhận được nhiều sự chú ý hơn trước vì người con rể quyền lực. Song, bạn bè đều nói, họ khó có khả năng trở nên thân thiện với truyền thông hoặc để sự nổi tiếng của con rể làm xáo trộn cuộc sống nghỉ hưu yên bình của họ.
Tuấn Anh
Bố vợ tỷ phú nổi tiếng giản dị của tân thủ tướng Anh
Trưa nay, trao đổi với VietNamNet, bà Thảo cũng cho biết hiện cơ quan công an đã vào cuộc điều tra, làm rõ hành vi của cô Linh. Bước đầu cơ quan công an ghi nhận cháu Phương bị nhiều vết bầm tím, sưng tấy ở đùi trái và hơn 2 vết ở đùi phải do vật cứng tác động.
![]() |
Chân bé Phương sau khi bị cô đánh |
Theo đó, các vết lằn dài nhất 6 cm, ngắn nhất 2 cm. Cơ quan chức năng cũng đã thu giữ 2 chiếc đũa gỗ ở trường là tang vật của vụ việc.
Theo lời khai của cô giáo Linh với cơ quan công an, cô giáo Linh nhận cháu Phương từ một đồng nghiệp, đưa cháu đi vệ sinh. Khi vào nhà vệ sinh, cháu vùng ra, đạp vào bụng cô.
Từ hôm đi học, ngày nào cháu Phương cũng chạy ra ngoài và khóc nhiều nên cô Linh nóng giận dùng đũa ăn cơm đánh vào đùi cháu bé 7 cái.
Thấy cháu khóc to, cô Linh cởi quần thì phát hiện các vết đỏ nổi lên trên chân cháu nên dùng vòi nước xịt vào cho cháu đỡ đau. Thấy Phương vẫn khóc, nữ giáo viên này tiếp tục lấy sữa tắm xoa lên 3 vết bầm tím rồi thay quần, tất mới cho cháu.
Tại cơ quan công an, cô giáo Linh gửi lời xin lỗi tới gia đình cháu Phương.
Lê Anh
">Thanh Hóa: Đình chỉ giáo viên mầm non đánh học sinh thâm đùi
Những người để xảy ra câu chuyện 500 giáo viên mất việc: "Rất đáng lên án!"
500 giáo viên mất việc: Đắk Lắk đề nghị tuyển dụng về một mối">Bớt xén lương giáo viên, hiệu trưởng để con nhận lương 'khống'
友情链接