Ngày 02/07/2016 Công ty cổ phần địa ốc Sacom (SAMLAND) - Chủ Đầu Tư dự án Samland Airport ra mắt căn hộ thật tại dự án căn hộ cao cấp Samland Airport ngay tại công trường dự án số 31 Nguyên Hồng, Quận Gò Vấp, TP. HCM.Dự án Samland Airport trong ngày lễ mở bán đã thu hút hàng trăm lượt khách hàng tham dự, và quan tâm. Đến thời điểm này 90% căn hộ Samland Airport đã được bán. Thực chất, ngay từ khi công bố, dự án đã thu hút được nhiều quan tâm của người mua nhà để ở lẫn đầu tư. Cho đến khi chủ đầu tư công bố sự kiện mở bán căn hộ thật, rất đông khách hàng đến tìm cơ hội để sở hữu căn hộ Samland Airport.
Điểm nổi bật của dự án Samland Airport là vị trí vàng ngay đường Nguyên Hồng, gần đại lộ Phạm Văn Đồng, tiếp giáp với sân bay và dễ dàng di chuyển về trung tâm. Dự án có quy mô vừa phải, không có quá nhiều căn hộ và hướng đến người trẻ trí thức, có thu nhập trung bình nên dân cư Samland Airport hoàn toàn yên tâm về tính cộng đồng, văn minh, an toàn tại đây.
Chị Nguyễn Thị Huyền sau khi tham quan căn hộ thật Samland Airport chia sẻ “Vợ chồng tôi đặc biệt thích thiết kế thông minh của dự án. Chủ đầu tư đã tiết chế tối đa diện tích xây dựng, nhường đất cho các công trình tiện ích chung. Nên toàn bộ dự án là một khối thoáng đãng, sang trọng. Đây thật sự là một mái ấm lý tưởng để cả gia đình tôi thư giãn, tái tạo năng lượng sau một ngày vất vả.”
Anh Nguyễn Ngọc Hà, một khách hàng cho biết: “Theo tôi, dự án Samland Airport có giá rất tốt chỉ từ 23,3 triệu đồng/m2. Mức giá này thấp hơn khoảng 30% so với các dự án xung quanh như Orchard Parkview, The Botanica hay Sky Center… Quỹ đất quanh sân bay đang dần hạn hẹp nên tiếp cận được mức giá này là một cơ hội đầu tư tốt”.
Ông Lê Như Thạch, Tổng Giám đốc Samland phân tích: “Để đảm bảo lợi ích cho khách hàng, ngay từ khi lập dự án, Samland Airport đã ký hợp đồng bảo lãnh ngân hàng và được Sở Xây dựng TP.HCM đưa vào danh sách 31 dự án đủ điều kiện mở bán. Chúng tôi chấp nhận mật độ xây dựng thấp, gia tăng chi phí nhằm làm hài lòng mọi cư dân sinh sống tại Samland Airport”.
Với diện tích lớn của dự án mà chỉ xây dựng 14 tầng và 65 căn hộ, doanh nghiệp đã có sự tính toán từ trước nhằm bảo đảm không gian tiện ích của cư dân về lâu dài.
Không chỉ đối với Samland Airport, các dự án khác của Công ty Samland như Samland River View (Q,Bình Thạnh), Samland B2 - Giai Việt (Quận 8)… cũng có quy mô vừa phải, với mục tiêu là cung cấp căn hộ giá trị thật. Sau thành công của Samland Airport, chủ đầu tư sẽ xây dựng thêm nhiều dự án tương tự, tạo thành chuỗi dự án mang giá trị riêng, hướng đến lợi ích của khách hàng.
Liên hệ để đăng ký tham quan nhà thật Samland Airport. Hotline:0903 83 54 56.
Tấn Tài
" alt="Ra mắt căn hộ mẫu dự án Samland Airport"/>
Ra mắt căn hộ mẫu dự án Samland Airport
Dự thảo thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm, các trường cao đẳng công lập có nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng (gọi chung là trường cao đẳng sư phạm) và cơ sở giáo dục đại học công lập. |
Giảng viên Trường ĐH Y - Dược (ĐH Thái Nguyên) trong một giờ hướng dẫn sinh viên. Ảnh: Thanh Hùng |
Cụ thể, dự thảo quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) - mã số V.07.08.21 và tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I).
Đồng thời quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập, bao gồm: Tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) và tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I).
Xét thăng hạng chức danh giảng viên chính
Theo đó, viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau: Cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử đi dự thi hoặc xét thăng hạng; được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II); có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức; đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03; có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 và được thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập xác nhận; đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II).
Xét thăng hạng giảng viên cao cấp
Theo dự thảo, viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau: Cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử đi dự thi hoặc xét thăng hạng; Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I); Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt, không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức; Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02; có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01 và được thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập xác nhận; Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) theo quy định.
Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng
Việc xét thăng hạng được thực hiện qua 2 bước.
Bước 1: Xét hồ sơ và thẩm định việc đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng theo quy định.
Bước 2: Thẩm định, quy đổi điểm công trình khoa học đối với viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi đã bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng theo quy định.
Công trình khoa học quy đổi gồm bài báo khoa học; kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ đã đăng ký và được cấp bằng độc quyền sáng chế trong nước hoặc quốc tế; sách phục vụ đào tạo đã được hội đồng khoa học (do cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập) thẩm định, nghiệm thu và đưa vào sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng…
Người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số: V.07.01.02 là viên chức được Hội đồng xét thăng hạng xác định đạt điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này, đồng thời có điểm công trình khoa học quy đổi đạt tối thiểu 05 (năm) điểm và lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp được giao.
Người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số: V.07.01.01 là viên chức được Hội đồng xét thăng hạng xác định đạt điều kiện theo quy định, đồng thời có điểm công trình khoa học quy đổi đạt tối thiểu 10 (mười) điểm và lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp được giao.
Quý độc giả xem đầy đủ dự thảo Thông tư này TẠI ĐÂY.
Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân cho dự thảo này đến hết ngày 13/7/2021.
Thanh Hùng

Thứ trưởng Nội vụ chỉ lý do giáo viên khổ với chứng chỉ thăng hạng
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ, những phản ánh liên quan đến chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của viên chức, trong đó có giáo viên hiện nay có vấn đề là do thiếu quy định chuyển tiếp.
" alt="Dự thảo hướng dẫn xét thăng hạng chức danh giảng viên đại học mới"/>
Dự thảo hướng dẫn xét thăng hạng chức danh giảng viên đại học mới
Chính quyền TP. Hà Nội mới đây đã công bố phương án cải tạo, xây dựng mới 10 dự án bất động sản lớn tại các vị trí “đất vàng”, vốn là các khu tập thể cũ. Với tổng vốn đầu tư cho một dự án lớn nhất lên tới 47.000 tỷ đồng và thấp nhất là 6.000 tỷ đồng, ước tính nguồn vốn mà Thành phố phải huy động lên đến 361.000 tỷ đồng.Số vốn “khủng” này chắc chắn sẽ phải huy động từ nguồn xã hội hóa, nhưng với cơ chế hiện nay, nhà đầu tư chưa hẳn đã dám “ôm” đất vàng!
 |
Cải tạo chung cư cũ vẫn là bài toán chưa có lời giải |
Đại diện Thành phố khẳng định, sẽ xem xét một cơ chế đặc thù cho chủ đầu tư triển khai dự án. Tuy nhiên, trao đổi với người viết, đại diện một DN từng rất “hăm hở” tham gia cải tạo chung cư cũ cho biết, họ sẽ vẫn chờ đến khi mọi chuyện… hai năm rõ mười. Bởi lẽ, đây chính là những dự án đã từng được Hà Nội kêu gọi đầu tư từ nhiều năm trước và ai tham gia đều gặp cảnh “húc đầu vào đá”.
Theo thống kê, TP. Hà Nội hiện có khoảng 1.500 chung cư cũ, có quy mô từ 2 - 5 tầng, đa số được xây dựng từ năm 1960 đến cuối những năm 1980. Số lượng chung cư cũ tập trung nhiều nhất tại các quận Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân…
Do đều được xây dựng theo công nghệ cũ, nên các chung cư cũ đến nay đã hết hạn sử dụng, nguy cơ xảy ra sự cố rất lớn. Đặc biệt, ở hầu hết các khu chung cư cũ, nhiều hộ dân tiến hành sửa chữa, cải tạo, cơi nới, khiến tình trạng xuống cấp diễn ra nhanh hơn.
Từ năm 2005, Hà Nội đã có nghị quyết về cải tạo, xây mới các khu chung cư cũ trên địa bàn. Đến năm 2013, Hà Nội tiếp tục ban hành nghị quyết về một số biện pháp xây lại các khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp.
Thế nhưng, ngay cả khi đã có nghị quyết về cải tạo, xây mới chung cư cũ, việc tiến hành cải tạo, xây mới cũng không đơn giản. Theo đó, đến nay, sau 10 năm triển khai, mới chỉ có 14 chung cư cũ trên địa bàn Thành phố được cải tạo, đạt 1%.
Thực tế, việc cải tạo lại chung cư cũ chỉ được thực hiện theo phương thức xã hội hóa, nguồn lực chủ yếu dựa vào việc cân đối tài chính của dự án. Nhà nước chỉ hỗ trợ về công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư và một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu.
Trong khi đó, hầu hết các khu chung cư cũ lại nằm ở khu vực nội thành, bị hạn chế phát triển dân cư theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nên khiến chủ đầu tư chóng “nản” khi bị khống chế tầng cao.
Phần lớn các chủ đầu tư không còn "mặn mà" với việc đầu tư xây dựng loại hình nhà ở này khi không cân đối được bài toán hài hòa lợi ích giữa Nhà nước - người dân và DN.
Ngoài ra, cơ chế đền bù chưa hợp lý cũng khiến việc cải tạo chung cư cũ gặp khó. Cụ thể, theo quy định, người dân được đền bù tài sản căn hộ bằng chỉ số cộng thêm diện tích căn hộ do Thành phố quy định là 1,3 và hệ số chuyển tầng K.
Trước đây, tiêu chuẩn diện tích nhà ở bình quân 6 m2/người, căn hộ chung cư cũ thiết kế 4 người, thường có diện tích 24 m2/căn hộ. Hiện nay, mức tối thiểu là 12 m2/người, nên để đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, gần như căn hộ nào cũng được cơi nới. Nếu tính theo mức đền bù 1,3 lần diện tích sổ sách, người dân cho rằng, sẽ không đủ tiền để tìm chỗ an cư mới với giá bất động sản hiện nay. Trong khi đó, tại nhiều vị trí đất vàng, cư dân cho rằng, chủ đầu tư có thể sẽ có tỷ suất lợi nhuận từ 400 - 500%?
Quyết tâm tạo ra một bộ mặt mới cho Thành phố, hồi đầu tháng 4/2016, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử TP. Hà Nội
Theo đó, Hà Nội đã cho phép nới tầng cao tối đa với một số khu vực như Nguyễn Công Trứ (25 tầng); Giảng Võ, Hào Nam, Ngọc Khánh (21 tầng); các khu Thành Công, Khương Thượng, Vĩnh Hồ, Nam Đồng, Kim Liên, Láng Hạ, Phương Mai, Thanh Nhàn… (24 tầng).
Đây có thể coi là bước đi đầu tiên nhằm tháo gỡ tình trạng bế tắc trong việc cải tạo chung cư cũ suốt hơn chục năm vừa qua tại Hà Nội. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất mà các nhà đầu tư muốn là chính quyền thành phố phải đứng ra làm “trọng tài” khi họ thương thảo với cư dân chung cư, hoặc quy định một tỷ lệ nhất định dân cư đồng ý thì dự án được triển khai…
Chỉ có như vậy, “mớ bong bòng” chung cư cũ mới dần được gỡ rối, tạo mỹ quan cho bộ mặt thủ đô!
Theo Báo Đầu tư bất động sản
" alt="Ai dám “ôm” đất vàng chung cư cũ!?"/>
Ai dám “ôm” đất vàng chung cư cũ!?