Sony BX320 32 inch với giá 8,êmhaimẫuTVLCDgiárẻthứ hạng của man utd gặp everton7 triệu đồng.
Sony là hãng TV tích cực nhất với việc làm mới dòng TV mỏng tại VN bằng các model mới 2011. Sau khi phát hành EX420, EX520 và CX520, mới đây hãng điện tử tới từ Nhật tiếp tục tung ra thị trường hai dòng BX320 và BX420, đây đều là những mẫu TV LCD phổ thông, sở hữu các tính năng cơ bản. Đây cũng là những mẫu LCD thế hệ 2011 rẻ nhất của Sony với mức giá niêm yết lần lượt là 8,7 triệu đồng cho model BX320 32 inch và 15,9 triệu đồng cho model BX420 40 inch.
Trường THPT Trần Phú bố trí lối đi riêng cho học sinh khi đến lớp
“Mỗi lớp học trên 40 em, hiện nay để đảm bảo an toàn các em sẽ ở nhà học trực tuyến và ngành y tế sẽ lấy mẫu xét nghiệm kiểm tra”, ông Thành thông tin.
Ba ngày trước, từ 29/11, học sinh THPT ở TP Đà Nẵng đã đi học trực tiếp trở lại. Trước khi đến lớp các em đã tiêm 1 mũi vắc xin phòng Covid-19. Dự kiến ngày 6/12, học sinh lớp 1, 8 và 9 ở Đà Nẵng cũng sẽ được đến trường học trực tiếp.
Hiện Đà Nẵng ở cấp độ dịch 2 (vùng vàng), số ca mắc Covid-19 trong 3 ngày qua dao động 65-75 ca, trong số này có nhiều ca cộng đồng.
Hồ Giáp
TP.HCM cho học sinh lớp 1, 9, 12 đến trường
Từ ngày 13-25/12, TP.HCM thí điểm dạy học trực tiếp cho học sinh lớp 1, lớp 9 và lớp 12. Riêng địa bàn Cần Giờ, học sinh tất cả các khối sẽ được đến trường.
Có 2 phương pháp để tổ chức giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh cơ bản
Cô Quỳnh Trâm giới thiệu, có 2 phương pháp giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh chính là: Inductive (quy nạp) và Deductive (diễn dịch).
Cụ thể, phương pháp quy nạp là giáo viên dạy từ ví dụ để học sinh hiểu những định nghĩa, quy tắc; đi từ cụ thể đến tổng quát. Ở phương pháp này, người dạy nên sử dụng những phương tiện như: video, hình vẽ, ví dụ… để dẫn nhập vào nội dung chính; và từ đó học sinh sẽ phải suy nghĩ, làm việc để khám phá ra những quy luật ngữ pháp. Với phương pháp này, tính tương tác và tham gia học tập của học sinh sẽ được đẩy lên cao hơn. Việc phải tìm tòi, thảo luận, tham gia hoạt động, tranh luận… sẽ góp phần thúc đẩy tư duy phản biện ở học sinh. Nhờ đó, học sinh sẽ hiểu một cách thấu đáo, sâu sắc hơn những định nghĩa mà mình đã khám phá, đúc kết được.
Còn phương pháp diễn dịch, ngược lại, kiến thức được thuyết trình bởi giáo viên, học sinh là người lĩnh hội. Nội dung giảng dạy đi từ những quy tắc, định nghĩa rồi cụ thể hóa ở ví dụ; từ cái chung đến cái riêng. Cách này phù hợp trong trường hợp cần đẩy nhanh tiến độ học tập. Theo cô Trâm, ở phương pháp diễn dịch, học sinh có thể không hiểu sâu bằng phương pháp “Inductive”, nhưng các em có thể học nhanh hơn và nhiều hơn.
Cô Trâm khuyến nghị, “Riêng đối với môi trường trực tuyến, thì phương pháp “Inductive” - quy nạp có nhiều hiệu quả, có thể khơi gợi được sự tương tác và kích thích tính tự học ở học sinh nhiều hơn”.
Những công cụ hỗ trợ tăng tính tương tác cho bài giảng
Ở phần tiếp theo của buổi hội thảo, cô Đinh Thị Thuỳ Trang đã đưa ra hướng dẫn về 5 bước dạy cơ bản một bài giảng về ngữ pháp tiếng Anh. Bước 1 là “Lead in” (dẫn dắt); bước 2 là “Presentation” (giới thiệu chủ điểm ngữ pháp mới); bước 3 là “Practice” (thực hành); bước 4 là “Production & Personalisation” (cá nhân hoá); Bước 5 là “Wrap-up” (tổng kết).
Cô Trang hệ thống lại cấu trúc của một bài giảng ngữ pháp tiếng Anh
Một trong những công cụ hỗ trợ giáo viên đắc lực ở bước “Lead-in” được giới thiệu là wordwall.net. Nền tảng này có thể sử dụng đa dạng tính năng như: tạo trò chơi thẻ game, trò hangman, giải mê cung, vòng xoay ngẫu nhiên, trắc nghiệm, nối từ, đố hình ảnh… Cô Trang lưu ý, người dạy chỉ nên sử dụng bộ từ vựng cũ để giới thiệu các ngữ pháp mới, không kết hợp dạy cả hai cùng lúc, vì học sinh sẽ không thể tiếp thu đầy đủ.
Sau phần “Presentation” (giới thiệu chủ điểm ngữ pháp mới), giáo viên cần biết được học sinh hiểu bài đến đâu, chưa nắm rõ phần nào để bổ sung và điều chỉnh kịp thời. Chính vì vậy, ở phần “Concept checking” (kiểm tra khả năng hiểu bài của học sinh), cô Trang gợi ý sử dụng những công cụ bổ trợ như classroomscreen.com.
Cô Trang đưa ra demo cụ thể về những trò chơi tăng tính tương tác với học sinh
Sang đến phần “Practice” (thực hành), các giáo viên có thể sử dụng công cụ trên trang classkick.com. Công cụ này sẽ giúp các thầy cô giám sát được quá trình làm bài tập của học sinh để có thể hỗ trợ ngay lập tức. Điểm mạnh của nền tảng này chính là việc theo dõi từng bước và giải quyết nhanh chóng, kịp thời những trở ngại mà học sinh đang gặp phải.
Ở phần “Production & Personalisation” (cá nhân hoá), các học sinh sẽ áp dụng chủ điểm ngữ pháp vừa được dạy để nói về bản thân mình, hoặc những hoạt động, tình huống tương tự. Cô Thuỳ Trang giới thiệu đến các giáo viên 2 công cụ hỗ trợ là: jamboard.google.com (dành cho học sinh cấp II - III) và padlet.com (dành cho học sinh cấp I).
Công cụ Padlet được cô Trang giới thiệu cho các giáo viên khối tiểu học
Với phần cuối của buổi học là “Wrap-up” (tổng kết), học sinh thường có dấu hiệu giảm sự chú ý. Vì vậy, các giáo viên nên tạo hoạt động vui nhộn, có tính cạnh tranh để các em lấy lại tinh thần. Cô Thuỳ Trang gợi ý các giáo viên có thể sử dụng ứng dụng giúp học sinh vừa học vừa chơi hiệu quả như Blooket.com.
Buổi hội thảo cuối cùng của chuỗi hội thảo "Tối ưu hóa trải nghiệm dạy học trực tuyến" sẽ diễn ra vào ngày 5/12, với chủ đề “Giáo viên và những vai trò mới thời hậu dịch". Sự kiện có 3 diễn giả là: ông Allen Davenport - Giám đốc Học tập và Phát triển Chuyên nghiệp khu vực Đông Nam Á tại Nhà xuất bản Đại học Cambridge; ông Derek Spafford - nhà đào tạo giáo viên khu vực và cố vấn học tập cho Macmillan Education Asia; Steven Happel - quản lý chuyên môn cấp cao của VUS với hơn 17 năm kinh nghiệm.
Đăng ký tham gia tại: vus.link/WebinarGVT11
Lệ Thanh
" alt="Cách VUS biến giờ học ngữ pháp tiếng Anh trở nên vui nhộn, đầy hứng thú"/>
Kiệt sức không đơn giản là cảm thấy mệt mỏi, uể oải, cần nghỉ ngơi hoặc “đi trốn” vài ngày để lấy lại năng lượng. Trái lại, kiệt sức là một “căn bệnh mãn tính”, tích tụ dần theo thời gian và không thể xử lý bằng giải pháp ngắn hạn.
Phần lớn mọi người vẫn đánh đồng kiệt sức với căng thẳng. Nhưng thực ra, kiệt sức có thể bao gồm căng thẳng, nhưng không phải cứ căng thẳng là kiệt sức. Căng thẳng chỉ là trạng thái tạm thời, còn kiệt sức thể hiện sự xuống cấp tinh thần và thể trạng kéo dài và liên tục.
Điều quan trọng mà các cấp quản lý cần lưu ý, kiệt sức là biểu hiện mang tính cá nhân của nhân sự, nhưng lại thể hiện vấn đề mang tính hệ thống của nơi làm việc.
Dấu hiệu của kiệt sức
Người kiệt sức sẽ mệt mỏi, khó ở, cáu kỉnh và thậm chí mất lòng tin. Họ cũng thường có thay đổi trong hành vi.
Hãy lưu ý thêm các biểu hiện khác để phân biệt với một nhân viên có cá tính thiếu xây dựng hoặc đang cố tình “làm mình làm mẩy”. Ví dụ: nếu trước đây năng suất lao động của họ rất cao, thì giai đoạn này giảm sút. Khi bị kiệt sức, nhân sự có thể mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành các nhiệm vụ (thậm chí đơn giản như gửi email).
Sự kết nối với tập thể bị trục trặc cũng là một biểu hiện. Một người từng thích tổ chức các buổi tụ tập, nay có thể đến muộn và về sớm tại các sự kiện tập thể. Khi người ta chỉ muốn nghỉ ngơi, thì cũng không còn động lực để vui vẻ.
Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, hãy chú ý nếu nhân sự đó có xu hướng trầm trọng hóa vấn đề. Ví dụ, họ vừa mới được yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ nhỏ đã phản ứng thái quá, thì biết đâu bạn vừa “đặt một chiếc áo lên lưng con lừa”, bởi họ thực sự quá tải.
Nguyên nhân gây kiệt sức
Đây chính là lúc cấp trên cần rà lại các vấn đề có thể gây ra hiện tượng “sức tàn lực kiệt”:
Khối lượng công việc quá tải:Đây là nguyên nhân hàng đầu. Mặc dù khối lượng công việc của một người có thể tăng giảm tùy thời điểm, nhưng cấp trên vẫn nên thường xuyên đánh giá xem nhân viên có đang ‘cày cuốc’ quá độ hay không.
Không được ghi nhận:Kiệt sức cũng có liên quan đến cảm giác thất vọng khi không được cấp trên ghi nhận. Cấp dưới có thể nghĩ không ai quan quan tâm đến nỗ lực họ đã bỏ ra. Hoặc không nhìn thấy con đường thăng tiến tại công ty, trong khi họ tin mình xứng đáng với vị trí tốt hơn. Nếu người lao động không cảm thấy được trân trọng, họ dễ mất động lực, năng lượng và muốn rời bỏ vị trí của mình.
Thiếu kết nối:Mối quan hệ giữa nhân viên với đồng nghiệp và với cấp trên cũng là một nguyên do. Những mối liên kết này giống như chất keo kết dính, giúp mọi người cảm thấy gắn bó hơn với cộng đồng trong văn phòng. Khi người lao động thiếu những kết nối này, họ rất dễ cảm thấy chán nản.
Thiếu tự chủ:Cuối cùng, liệu công ty bạn đã trao quyền tự chủ hợp lý cho người lao động chưa? Trong đại dịch, làm việc ở nhà (WFH) đã giúp nhân viên có nhiều quyền tự chủ hơn về cách thức, địa điểm và thời gian tiến hành công việc. Đây có thể là lý do tại sao sau thời gian giãn cách, gần một nửa người lao động muốn làm việc linh hoạt, cũng như có nhu cầu tách biệt công việc và cuộc sống cá nhân rõ ràng hơn nữa. Khi quay trở lại guồng làm việc bình thường, trở lại cách thức làm việc thụ động, thiếu sự tin tưởng từ cấp trên, họ sẽ cảm thấy nhiệm vụ của mình mất dần ý nghĩa.
Cách đề phòng kiệt sức
Thực ra, đại dịch Covid-19 chính là cơ hội để các cấp lãnh đạo nhìn thấy “kiệt sức” như là một nguy cơ cho tập thể. Nhờ vậy, chúng ta có thể bắt tay vào việc đề phòng.
Sắp xếp công việc hợp lý:Các công ty cần phân bổ khối lượng công việc và deadline hợp lý để nhân viên có thời gian thở và nghỉ ngơi. Thảo luận về điều này một cách thẳng thắn và minh bạch cũng giúp người lao động cảm thấy tin tưởng nơi làm việc.
Xây dựng môi trường công sở lành mạnh:Nhân viên cần biết đồng nghiệp, cấp trên sẵn sàng ‘chống lưng’ cho họ khi gặp khó khăn. Khi cấp dưới cảm thấy an toàn trong nhóm của mình, họ sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn, đề xuất những ý tưởng táo bạo hơn. Họ cũng biết mình có thể lên tiếng nếu cần giúp đỡ hoặc có điều gì đó lo ngại, mà không sợ bị để bụng hoặc phán xét.
Tôn vinh thành tích nhỏ:Việc tôn vinh những thành tích nhỏ có thể giúp tăng cường gắn bó và hỗ trợ tinh thần ở cả cấp độ cá nhân và nhóm. Sự chú ý của cấp trên đến những điều nhỏ nhặt trong nhóm có thể coi là một liều dopamine ý nghĩa, thúc đẩy động lực và sức bền, góp phần làm chậm quá trình kiệt sức.
Theo dõi sát sao:Công ty càng sớm nắm bắt được vấn đề thì càng có cơ hội giải quyết nhanh gọn. Để đánh giá mức độ quá tải của người lao động, bạn có thể tiến hành khảo sát về tần suất làm ngoài giờ, mức độ mệt mỏi và liệu nhân viên có cảm thấy vui thích với công việc hay không.
Đề văn thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2018. Ảnh: Thanh Hùng
Em Nguyễn Quang Sỹ (học sinh Trường THCS La Phù) đánh giá đề thi năm nay khó hơn năm ngoái.“Câu 3 phần 1 không chỉ bản thân em mà qua hỏi bạn bè cũng ít người làm được. Em dự kiến mình được khoảng 5 điểm”.
Lê Phương Thảo (Trường THCS Dương Nội) thì cho rằng đề thi vừa sức. “So với năm ngoái khó hơn vì có văn bản văn học trung đại là tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương- vì có những chi tiết bằng tiếng Hán em không hiểu. Đặc biệt là câu 3 phần 1 thì em không thể nhớ nổi”
Em Triệu Tiến Trọng (Trường THCS Dương Nội) cũng không đưa ra được câu trả lời cho câu hỏi đó. “Em thấy đề khó hơn đề năm trước ở câu 3 phần 1 vì kiến thức đó ở chương trình lớp 7. Em biết câu đó vì đã học rồi nhưng có từ hán việt nên không nhớ”. Trọng dự đoán mình sẽ được khoảng 6,5 điểm.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Cô Đặng Ngọc Phương, giáo viên dạy Văn khối THCS của Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam đánh giá: “Đề có độ bao quát tốt những kiến thức và kĩ năng ở các cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Đề đòi hỏi học sinh phải học chắc chắn, bám sát văn bản và sách giáo khoa, học gắn với hiểu. Câu hỏi vừa sức và có tính phân loại học sinh. Câu nghị luận xã hội gần gũi, học sinh thuận lợi khi triển khai”.
Theo cô Phương, đề hợp lý tuy nhiên chưa có sự đột phá mới mẻ.
“Câu 3 bài 1 hơi khó và có thể sẽ phân loại học sinh, nhưng cá nhân tôi cho rằng cách phân loại dựa trên câu hỏi học thuộc là không nên, vì có đánh giá khả năng liên tưởng nhưng đánh giá trí nhớ phần nhiều hơn là năng lực học sinh.
Câu nghị luận văn học chọn đoạn đó là khá hay rồi, nhưng nếu có thể thì tăng độ khó câu nghị luận xã hội hơn 1 chút thay vì đặt yêu cầu khó vào nội dung câu hỏi đòi hỏi khả năng tái hiện của học sinh. Bởi chương trình lớp 7 thì hơi xa”.
Cô Phương cho rằng với đề thi này, phổ điểm chủ yếu là các mức điểm từ 7 đến 8 điểm.
Một giáo viên dạy văn ở quận Cầu Giấy nhận định: “Đề thi năm nay kiến thức khá cơ bản, nhưng phạm vi của đề khá rộng, xuyên suốt dọc chương trình THCS. Riêng đối với câu 3 phần 1, khá “đánh đó” học sinh vì câu này thuộc nội dung trong chương trình lớp 7, yêu cầu thí sinh phải thuộc thơ. Nhìn chung, đề thi không thể hiện nhiều tính sáng tạo. Phần văn nghị luận xã hội bám sát chương trình, nhưng đòi hỏi thí sinh nắm hết chương trình cơ sở mới hoàn thành hết được để thi. Học sinh không thuộc thơ của những năm học trước sẽ “bó tay” trước nội dung này”.
Cô Trịnh Thị Tuyết, nguyên giáo viên dạy Văn Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) đánh giá so với đề thi năm ngoái thì không khó hơn.
“Cấu trúc đề hợp lý, gồm hai phần với quỹ điểm 6-4 như mọi năm. Cả hai phần đều bám sát kiến thức cơ bản của THCS, có sự kết hợp giữa các phân môn trong môn Ngữ văn là Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, phần Nghị luận xã hội kết hợp Nghị luận văn học khá cân đối.
Nội dung các câu hỏi trong phần 1 & 2 khá quen thuộc, không làm khó học trò, kiểm tra đồng đều các yêu cầu về kiến thức văn học, kiến thức tiếng Việt, kiến thức xã hội và các kĩ năng...
Tuy nhiên, qua bao năm thi tuyển sinh THPT, cấu trúc đề ngữ văn hầu như không thay đổi; dung lượng và tính chất các câu hỏi của hai phần gần như trùng nhau với những yêu cầu kiểm tra kiến thức Văn học/ Tiếng Việt/ Làm văn...; khác nhau duy nhất là hai đoạn văn với yêu cầu Nghị luận văn học và Nghị luận xã hội! Cấu trúc lặp lại yêu cầu trong hai phần độc lập của đề, sự lặp lại kiểu cấu trúc trong nhiều năm đem lại cảm giác đơn điệu nhàm chán cho trò khi làm bài, sự lười biếng cho giáo viên khi dạy-luyện...”
Cô Tuyết cho rằng, vấn đề có lẽ không dừng lại là đề như thế nào mà ở tư duy ra đề.
Theo cô Tuyết, phổ điểm dao động chủ yếu ngưỡng từ 7-8 điểm.
Thanh Hùng
Sở GD-ĐT Hà Nội thừa nhận lọt đề thi Ngữ văn lớp 10 ra ngoài
Sở GD-ĐT Hà Nội thừa nhận có hiện tượng để lọt đề thi, nhưng cho rằng việc này không ảnh hưởng đến kết quả làm bài của thí sinh tại cuộc họp báo thông tin về việc đề thi môn Ngữ văn lớp 10 sáng nay (7/6) vừa diễn ra.
" alt="Đề Văn thi vào lớp 10 Hà Nội có câu hỏi gây khó cho nhiều thí sinh"/>