Dòng Pro của Biostar nhắm đến những khách hàng đòi hỏi khả năng hoạt động bền bỉ của sản phẩm, mong muốn tối ưu hóa hiệu năng và giá tiền. Dòng này được dành riêng một khu vực để tích hợp các tụ điện cao cấp của Nichicon - hãng linh kiện cao cấp của Nhật Bản đã xuất hiện nhiều trên trên hệ thống âm thanh tích hợp của nhiều hãng sản xuất linh kiện trên thị trường - nhằm nâng cao chất lượng âm thanh cho hệ thống.
![]() |
Dòng Pro của Biostar gồm 3 đại diện H110MD Pro, H110MD Pro D4 và A70MD Pro. Các bo mạch này dùng vi xử lý Intel H110 và A70M của AMD. Các dòng bo mạch chủ này được trang bị tính năng Iron Heart Protector cho bảng mạch chủ (PCB) nhằm tăng khả năng chịu lực cho bo mạch, tránh tình trạng cong vênh khi mainboard phải gánh các bộ tản nhiệt lớn.
![]() |
![]() |
Bên cạnh dòng Pro, Biostar cũng giới thiệu 3 mainboard trong dòng bo mạch chủ Racing - thuộc phân khúc cao cấp hơn, gồm Z170GT7, B150GT5 và H170GT3. Dòng bo mạch này được nhắm đến các bộ máy chơi game đòi hỏi những trang bị mạnh mẽ, cao cấp.
![]() |
Giữa tháng 5/2016, Ngân hàng Tiên Phong Bank tuyên bố đã chặn đứng thành công một âm mưu trộm cắp tiền của tin tặc quốc tế, có liên quan đến việc sử dụng các thông điệp giả mạo của hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Đây cũng chính là phương pháp bọn tội phạm công nghệ cao từng áp dụng để lấy trộm lượng lớn tiền từ ngân hàng trung ương Bangladesh hồi tháng 2 vừa qua. Ngân hàng Tiên Phong Bank của Việt Nam xác nhận, vào quý 4 năm ngoái, ngân hàng này đã nhận diện được các yêu cầu khả nghi, giả mạo các lệnh giao dịch hơn 1 triệu Euro (1,1 triệu USD) từ các quỹ thông qua hệ thống SWIFT.
TPBank cho biết, họ đã phát giác ra âm mưu này kịp thời và ngay lập tức liên lạc với các bên liên quan để ngăn chặn hành động trộm cắp tiền của bọn tội phạm. Vụ tấn công này của tin tặc không gây ra bất kỳ tổn thất nào. Nó không ảnh hưởng đến hệ thống SWIFT nói riêng cũng như hệ thống giao dịch giữa ngân hàng với các khách hàng nói chung.
Trong một thông cáo gửi báo chí, TPBank cho biết qua hệ thống giám sát và cảnh báo rủi ro, ngân hàng này đã phát hiện một điện chuyển tiền gian lận hơn 1 triệu euro (1,13 triệu USD) qua dịch vụ bên thứ ba mà TPBank sử dụng để kết nối với hệ thống điện chuyển tiền toàn cầu SWIFT. Điện chuyển tiền này đã bị ngăn chặn và vụ tấn công không ảnh hưởng đến hệ thống của SWIFT cũng như các giao dịch khác của ngân hàng với khách hàng, TPBank khẳng định.
Các tin tặc có thể đã cài đặt mã độc vào phần mềm của bên thứ ba mà ngân hàng sử dụng để kết nối với hệ thống SWIFT, theo TPBank trích dẫn thông tin từ SWIFT. Ngân hàng này đã ngay lập tức dừng sử dụng dịch vụ của bên thứ ba và nay đã triển khai công nghệ của mình với giải pháp an ninh mạnh hơn để kết nối trực tiếp với SWIFT, nhưng không nêu tên công ty cung cấp công nghệ.
" alt=""/>CEO TPBank: “Các vụ gian lận thẻ đều là phishing chứ không phải tấn công ngân hàng”
Yaiba
" alt=""/>Sự thật 'đắng lòng' đằng sau những câu nói thâm thúy