Soi kèo phạt góc Shanghai Port vs Shenzhen, 18h30 ngày 16/8

Bóng đá 2025-04-29 22:08:04 75356
èophạtgócShanghaiPortvsShenzhenhngàtrực tiếp bóng đá c1   Hoàng Ngọc - 16/08/2022 05:15  Kèo phạt góc
本文地址:http://user.tour-time.com/html/49a599180.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Sumqayit FK vs Neftchi Baku, 23h00 ngày 28/4: Cơn khát chiến thắng kéo dài

{keywords}

Năm 1994, trung bình lương giáo viên thấp hơn các ngành nghề khác (có bằng cấp tương đương) là 1,8%, nhưng đến năm 2015, số chênh lệch này là 17% (đã điều chỉnh theo lạm phát). Tính cả các phúc lợi như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, lương của giáo viên gần như bằng các ngành nghề khác vào năm 1994, nhưng lại kém tới 11% vào năm 2015.

Báo cáo này cũng cho thấy khoảng cách về lương hay như Viện này dùng từ “bất lợi” có thể làm phức tạp thêm những nỗ lực của California và các bang khác trong việc giải quyết tình trạng thiếu giáo viên và sự cạnh tranh để thu hút người tài làm nghề này. “Nếu mục tiêu của chính sách này là để cải thiện chất lượng toàn bộ nhân lực giáo viên, thì việc tăng mức phúc lợi cho giáo viên – bao gồm lương – là rất quan trọng để có thể tuyển dụng và giữ chân được những giáo viên giỏi” – nghiên cứu cho hay.

Trung bình, lương của các giáo viên trường công giảm 30 đô la mỗi tuần – tương đương 2,6% - từ năm 1996 đến năm 2015 (đã điều chỉnh lạm phát), trong khi lương hàng tuần của tất cả lao động có bằng đại học tăng 9,6% từ 1.292 đô lên 1.416 đô trong giai đoạn đó.

Trung bình, một giáo viên ở Mỹ có thu nhập chỉ bằng 77% thu nhập ở các ngành nghề khác – theo số liệu từ năm 2011-2015. Tiểu bang Wyoming là nơi có khoảng cách này thấp nhất – chỉ 1,5%. Chỉ có 5 bang của Mỹ lương giáo viên mỗi tuần thấp hơn các nghề khác dưới 10%.

{keywords}
Khoảng cách thu nhập giữa giáo viên trường công và lao động các ngành nghề khác trong giai đoạn từ năm 1979 đến 2015

Giáo viên ở California có thu nhập bằng 86% thu nhập các ngành nghề khác – cao thứ 10 trong số các bang. Kể từ cuối những năm 1990, trung bình lương giáo viên ở California nằm trong số 5 bang cao nhất, mặc dù đổi lại lợi thế này là chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là ở vùng Vịnh, thành phố Los Angeles và San Diego.

Báo cáo cũng ghi nhận sự khác biệt đáng kể về giới trong khoảng cách thu nhập. Năm 1960, khi phụ nữ phải đối mặt với nhiều sự kỳ thị hơn ở công sở cũng như có ít lựa chọn nghề nghiệp hơn, thì các giáo viên nữ lại có một lợi thế hơn về thu nhập so với các ngành nghề khác. Họ kiếm được nhiều hơn những phụ nữ làm nghề khác 14,7% tính theo lương tuần. Tới năm 1979, sự khác biệt này được thu hẹp xuống còn 4,2%. Năm 2015, Viện này ước tính các nữ giáo viên thu nhập thấp hơn phụ nữ làm nghề khác 13,9%.

Nam giáo viên vào năm 1979 kiếm ít hơn đàn ông làm nghề khác khoảng 22,1%. Khoảng cách này cũng được thu hẹp xuống còn 15% vào giữa những năm 1990, nhưng lại tăng lên 24,5% vào năm 2015.

  • Nguyễn Thảo(Theo Huffington Post)
">

Mỹ: Lương giáo viên ngày càng thấp

W-ky ket ke hoach phoi hop 1.jpg
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long và Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Hải Trung chủ trì sự kiện ký kết kế hoạch phối hợp giữa 4 đơn vị. Ảnh: P.G

Những năm gần đây, sự bùng nổ của CNTT, nhất là mạng xã hội đã đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân. Tuy nhiên, đây cũng là ‘mảnh đất màu mỡ’ cho các đối tượng xấu lợi dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, trong đó có Thủ đô Hà Nội.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhất là tội phạm lừa đảo trên không gian mạng diễn biến phức tạp, nguy hiểm, khó lường, gây thiệt hại rất lớn về tài sản.

Thống kê từ cổng cảnh báo an toàn thông tin của Bộ TT&TT cho thấy, chỉ tính trong năm 2023 đã có gần 16.000 phản ánh của người dùng Internet Việt Nam về các trường hợp lừa đảo trực tuyến. Tại Hà Nội, từ đầu năm 2023 đến nay, Công an thành phố đã tiếp nhận giải quyết 1.245 tin báo, tố giác về tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với thiệt hại trên 1.100 tỷ đồng.

W-ky ket cong an Ha Noi.JPG.jpg
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội phát biểu tại sự kiện. Ảnh: P.G

Nhận định công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao còn nhiều khó khăn và đòi hỏi phải có các biện pháp, giải pháp quyết liệt hơn, ông Nguyễn Thanh Tùng cho hay, việc ký kết kế hoạch phối hợp giữa 4 đơn vị là một dấu mốc quan trọng hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong phòng ngừa, đấu tranh đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao. Kế hoạch cũng cho thấy quyết tâm của các ngành chức năng trong phòng, chống loại tội phạm này trên địa bàn thành Hà Nội thời gian tới.

Theo kế hoạch, căn cứ, chức năng, nhiệm vụ, điều kiện thực tế, các đơn vị sẽ phối hợp tuyên truyền về tình hình, kết quả công tác phòng ngừa, đấu tranh tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhất là các phương thức, thủ đoạn của tội phạm sử dụng công nghệ cao để người dân biết, tự nâng cao cảnh giác, phòng ngừa tội phạm.

Cùng với đó, các đơn vị sẽ phối hợp trong việc công khai những website, đường link, ứng dụng, số điện thoại, tài khoản mạng xã hội, số tài khoản ngân hàng mà các đối tượng sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội nhằm yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp... triển khai giải pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.

W-ky ket ke hoach phoi hop 0.jpg
Lãnh đạo 4 đơn vị ký kết kế hoạch phối hợp thực hiện các giải pháp phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ảnh: P.G

Bốn đơn vị cũng thống nhất trong thời gian tới sẽ phối hợp trong triển khai các giải pháp, biện pháp phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đặc biệt là, phối hợp trong công tác tiếp nhận; giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; điều tra vụ án hình sự.

Cùng với việc phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị, tại kế hoạch phối hợp mới ký kết, Công an thành phố Hà Nội và 3 cơ quan chuyên môn của Bộ TT&TT cũng nhất trí việc thành lập Tổ công tác thực hiện phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trên địa bàn Hà Nội, với mục đích tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị.

Cũng theo kế hoạch, định kỳ hàng quý và 6 tháng, Tổ công tác này sẽ tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện cùng những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, đồng thời tham mưu, đề xuất cơ quan, đơn vị đầu mối phối hợp báo cáo lãnh đạo đơn vị phối hợp chỉ đạo các nhiệm vụ phối hợp thời gian tiếp theo.

Sau 1 năm thực hiện, Công an thành phố Hà Nội và 3 cơ quan chuyên môn của Bộ TT&TT sẽ tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phối hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Công an, Bộ TT&TT xem xét, chỉ đạo công tác phối hợp giữa các đơn vị.

Tội phạm mạng gia tăng áp dụng công nghệ AI trong các chiến dịch lừa đảoTrong những tháng đầu năm nay, theo ghi nhận của các chuyên gia, không có nhiều hình thức lừa đảo mới xuất hiện. Tuy nhiên, nhiều nhóm tội phạm mạng đã gia tăng việc áp dụng công nghệ AI như DeepFake, DeepVoice... trong các chiến dịch lừa đảo.">

Tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ trong phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Cục Thông tin cơ sở thông báo tuyển dụng công chức

Tác phẩm Những ghi chép về quyền tự do lựa chọn của GS.TS Nguyễn Văn Trọng đạt Giải sách hay về hạng mục giáo dục.

Lễ trao Giải sách hay diễn ra sáng nay, 18/9 tại TP.HCM, nhằm vinh danh những cuốn sách hay. Giải có sáu hạng mục truyền thống gồm Nghiên cứu, Giáo dục, Kinh tế, Quản trị, Văn học, và Thiếu nhi, Phát hiện mới. Ở mùa giải 2016, Giải sách hay có thêm một hạng mục sách khuyến đọc là giải “Người trẻ chọn sách cho người trẻ” do Ban Cộng Đồng bình chọn.

Ở lĩnh vực giáo dục, GS-TS Nguyễn Văn Trọng được vinh danh với tác phẩm Những ghi chép về quyền tự do lựa chọn

{keywords}

GS Nguyễn Văn Trọng, sinh năm 1940, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Kiev năm 1965 với chuyên ngành vật lý lý thuyết. Ông bảo vệ luận án phó tiến sĩ khoa học năm 1968 tại Kiev, sau đó làm cộng tác viên khoa học của Viện Vật lý lý thuyết Kiev.  

Năm 1970 ông về Việt Nam làm việc tại Viện Vật lý. GS Trọng có hơn 30 công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học nước ngoài. Ông Trọng được nhà nước phong hàm Phó Giáo sư (năm 1984) và Giáo sư (năm 1991). 

 GS Nguyễn Văn Trọng gắn với những tác phẩm dịch thuật như J.S. Mill, Bàn về tự do; J.S. Mill, Chính thể đại diện; R. P. Feynman, Ý nghĩa mọi thứ trên đời; A.I. Herzen, Từ bờ bên kia ; I. Berlin, Bốn tiểu luận về tự do…

Tác phẩm Những ghi chép về quyền tự do lựa chọn được ông ghi chép về những trải nghiệm của bản thân mình. Như ông hài hước chia sẻ trong lễ trao giải, “tri thức mênh mông nhưng tôi quan tâm tới tự do vì tôi luôn đau khổ với tự do, tôi không tự do là do sự dốt nát của mình. Vì vậy, chỉ có một phương cách để giải quyết sự ngu dốt của mình về tự do khiến tôi đọc và ghi chép nhưng trải nghiệm của bản thân”.

Ngoài ra, ở lĩnh vực giáo dục, dịch phẩm Sự ra đời trí khôn ở trẻ em, tác giả Jean Piaget; dịch giả Hoàng Hưng cũng đạt giải.

Giải sách hay là một giải thưởng thường niên của dự án Sách Hay do Viện IRED tổ chức, và kể từ năm 2015 thì Giải sách hay do Viện IRED và Quỹ Phan Châu Trinh đồng tổ chức. 

Đây là giải thưởng “dân lập” đầu tiên về sách có quy mô của Việt Nam do học giả (tính chuyên gia) và độc giả (tính đại chúng) bình chọn.

Mục đích chính của Giải sách hay để “Góp phần lựa chọn sách hay, quảng bá sách hay và lan tỏa tri thức từ những cuốn sách hay; và đồng thời gợi mở những xu hướng đọc sách, viết sách, dịch sách và làm sách tiến bộ trong xã hội”. 

Giải sách hay được kỳ vọng sẽ đóng vai trò như một “màng lọc tri thức” giúp công chúng có thêm kênh để tiếp cận với những tri thức và những chuẩn giá trị tiến bộ của Việt Nam và thế giới.

Lê Huyền



">

GS Nguyễn Văn Trọng đạt giải sách hay về giáo dục

Chia sẻ với VietNamNet, cô Trần Thị Kim Tình, giáo viên Trường Tiểu học Đại An (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) cho hay, trong thời gian qua, rất nhiều phụ huynh ý kiến về nội dung sách giáo khoa mới.

Với 21 năm dạy trẻ lớp 1, đã từng dạy sách giáo khoa phổ thông trước đây, sách Công nghệ giáo dục và sách mới, cô Tình thừa nhận cách tiếp cận của chương trình phổ thông mới hơi gấp gáp trong phần xuất hiện âm ở môn Tiếng Việt. “Nhưng số đông học sinh theo được, chỉ có một vài học sinh chậm thì thực sự hơi khó để tiếp cận với chương trình”, cô Tình nói.

{keywords}
Cô Trần Thị Kim Tình, giáo viên Trường Tiểu học Đại An (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) trong một tiết học chương trình phổ thông mới.

Cô Tình cho rằng, năm nay cũng là năm tương đối khó khăn bởi ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. “Trong thời gian đó, trẻ cũng không được đến trường mầm non. Bước vào năm học mới này, các giáo viên cũng không có tuần 0 (tuần đệm) để rèn luyện nề nếp học sinh lớp 1 như các năm học trước. Do đó vào năm học, vừa phải dạy kiến thức mới vừa phải rèn nề nếp cho học sinh nên cả cô và trò đều khá vất vả”.

{keywords}
 

Thế nhưng, theo cô Tình, điểm sáng là sách giáo khoa có nhiều hình ảnh đẹp, bắt mắt, kích thích sự hứng khởi, tư duy tò mò sáng tạo của học sinh.

Đặc biệt, môn Tiếng Việt được xây dựng một cách cụ thể hơn theo hướng từ các vật để trẻ bật được ra các tiếng, nẩy ra các âm cần học, chứ không trừu tượng.

“So với những chương trình với quan điểm “chân không về nghĩa” khi xuất hiện nhiều từ không có nghĩa, thì trong sách giáo khoa mới lần này đã trực quan hơn. Tức khi đã xuất hiện tiếng nào, từ nào thì phải gắn với nghĩa của tiếng, từ đó”.  

{keywords}
 

Bà Mai Thị Ngọc Quỳnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại An (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) cho hay: “Vẫn còn một số phụ huynh bỡ ngỡ bởi việc thay sách. Từ trước đến nay, tỉnh Nam Định dạy học theo chương trình Công nghệ giáo dục, thậm chí, cách đánh vần từ ngày xưa đã in sâu vào tâm trí của nhiều phụ huynh. Nhiều phụ huynh tưởng rằng mình có thể tự dạy được cho con và về nhà cũng tự thêm thắt vào. Song cũng chính vì những điều đó đôi khi gây khó khăn cho nhà trường".

{keywords}
Bà Mai Thị Ngọc Quỳnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại An (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định)

Nói về chương trình, bà Quỳnh cho rằng một thứ rất mới, thực hiện chưa được 1 tháng rưỡi thì chưa thể kết luận rằng có nặng hay không. “Tôi có nghiên cứu và cũng được đi tập huấn thì biết rằng tổng thể số âm, số vần vẫn như vậy thì không thể nói là nặng được”.

Song, bà Quỳnh cho rằng, với một chương trình mới, vừa được đưa vào một thời gian ngắn, lại trong bối cảnh năm học ảnh hưởng bởi Covid-19, các giáo viên tự mày mò hoặc được tập huấn qua kênh trực tuyến, nên chắc chắn sẽ rất khó khăn. 

Vì vậy, nhà trường tích cực tổ chức sinh hoạt chuyên môn. "Hai tuần trường tổ chức họp chuyên môn một lần. Riêng giáo viên dạy lớp 1 được tập huấn riêng và được đưa ra những thắc mắc trên thực tế để giải đáp", bà Quỳnh nói.

{keywords}
 

Nói về nội dung của SGK Tiếng Việt 1, cô Nguyễn Thu Trang (giáo viên chủ nhiệm lớp 1A3 Trường Tiểu học Trần Nhân Tông, TP Nam Định) cho hay: “Có ý kiến của một số phụ huynh cho rằng những bài tập đọc dài, không phù hợp khi chọn những từ ngữ chưa hay. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần hiểu rằng, để tạo được ra những bài tập đọc đó, các tác giả cũng đã rất cố gắng lựa chọn làm sao cho phù hợp nhất, làm sao trong bài tập đọc đó xuất hiện được nhiều nhất những từ ngữ mà các âm, vần mà các con đã được học; ngoài ra còn đảm bảo quy tắc không sử dụng những âm, vần mà các con chưa được học để đưa vào bài. Ví dụ như cụm “Thỏ nhá cỏ”, có phụ huynh ý kiến rằng tại sao không thay từ “nhá” bằng từ “nhai” vì phổ thông hơn. Nhưng các bậc phụ huynh cũng cần hiểu rằng là các con chưa học đến vần “ai”, do đó sách đã phải đưa vào tiếng “nhá” thay cho tiếng “nhai”. Lý đo đôi khi chỉ đơn giản là như vậy, nên cũng rất mong phụ huynh thấu hiểu và cùng đồng hành với giáo viên để giúp các con tiếp cận chương trình, sách giáo khoa mới được tốt nhất”.  

{keywords}
Một giờ học Tiếng Việt theo chương trình phổ thông mới của học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Trần Nhân Tông, TP Nam Định.

Sau 6 tuần dạy học, cô Trang cho rằng “chương trình phổ thông mới trao quyền chủ động hơn cho giáo viên trong việc lựa chọn kiến thức nào dạy trước hay sau, thậm chí có thể kết hợp với sách giáo khoa của các bộ khác để chắt lọc những từ ngữ, bài đọc hay để đưa vào dạy học sinh”.    

{keywords}
 Cô Trần Thị Phương Nhung cùng học trò trong giờ Giáo dục thể chất của Trường Tiểu học Trần Nhân Tông (TP Nam Định). Tiết học Giáo dục thể chất mà mình vừa tổ chức đã tích hợp cả các nội dung về Âm nhạc, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Bảo vệ môi trường và An toàn giao thông.

Ông Nguyễn Thế Lâm, Trưởng phòng GD-ĐT TP Nam Định chia sẻ: “Việc một số phụ huynh cho rằng chương trình nặng có thể do phụ huynh chưa hiểu hết. Bởi chương trình mới là khung, còn sách giáo khoa chỉ là tài liệu để giáo viên tham khảo, vận dụng và triển khai. Trong sách giáo khoa cũng có thể có những “hạt sạn” nhưng điều đó cũng khó có thể tránh khỏi, bởi trong quá trình biên soạn các tác giả tập trung vào mục tiêu chuyên môn. Tuy nhiên, ngành giáo dục sẽ phải hướng tới việc lắng nghe, tiếp thu để làm sao vừa đạt được mục tiêu chuyên môn vừa đảm bảo phù hợp thực tiễn, thỏa mãn phụ huynh”.

Ông Lâm cho hay, ý kiến nặng hay nhẹ cần phải kết thúc học kỳ 1 khi có đánh giá tổng kết qua kết quả của các học sinh. “Tôi nghĩ cần phải có những ý kiến thì mới cho thấy tính mới, thay đổi của bộ sách. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới này, ngành giáo dục rất cần lắng nghe và có sự chắt lọc, phân tích có cơ sở khoa học để có quyết định điều chỉnh hay không”.

{keywords}
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định.

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định cho hay, chương trình là cốt lõi của sự đổi mới, còn sách giáo khoa chỉ là công cụ giúp giáo viên thể hiện sự đổi mới phương pháp, ý tưởng bài dạy.

Theo ông Hồng, truyền thông tinh thần của chương trình phổ thông mới là điểm quan trọng.

“Học sinh lớp 1 vừa từ bậc mầm non lên nên còn bỡ ngỡ. Do đó, nếu phụ huynh không nắm được ý tưởng đổi mới, cốt lõi của chương trình thì dễ dẫn đến không hiểu rõ bản chất và dạy học sinh theo lối cũ gây va vấp, khó thống nhất, đồng bộ trong quá trình dạy học”.

Hải Nguyên

Phụ huynh 'hết hồn' với chương trình SGK lớp 1, các giáo viên nói gì?

Phụ huynh 'hết hồn' với chương trình SGK lớp 1, các giáo viên nói gì?

Sau một tuần “làm quen” với SGK mới, giáo viên, học sinh và đặc biệt là phụ huynh đã có những cảm nhận bước đầu về sự đổi mới trong chương trình và phương pháp giảng dạy.

">

Nhiều phụ huynh chưa hiểu về chương trình SGK mới nên có phản ứng trái chiều

6nc8vcr8.png
Microchip là công ty bán dẫn có trụ sở tại Chandler, Arizona (Mỹ). Ảnh: Bleeping Computer

Microchip phục vụ gần 123.000 khách hàng trong nhiều ngành khác nhau, bao gồm công nghiệp, xe hơi, tiêu dùng, hàng không và quốc phòng, truyền thông, điện toán.

Vụ tấn công diễn ra trong bối cảnh các quốc gia trên khắp thế giới đang cạnh tranh giành vị trí số 1 trên thị trường chip và muốn tránh những “cơn ác mộng” chuỗi cung ứng như thời Covid-19.

Chỉ hai tháng trước, nhà sản xuất linh kiện chip GlobalWafers (Đài Loan, Trung Quốc) đã hứng chịu cuộc tấn công mạng tương tự, làm ảnh hưởng đến các hoạt động của mình.

Năm 2022, Nvidia bị xâm nhập và dường như đây là cuộc tấn công mã hóa tống tiền. Khi đó, công ty chip Mỹ khẳng định các hoạt động kinh doanh và thương mại “không bị gián đoạn”.

Hôm 20/8, Microchip chia sẻ đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp để xử lý sự cố, “bao gồm cô lập hệ thống bị ảnh hưởng, đóng cửa một vài hệ thống nhất định và tiến hành điều tra với sự hỗ trợ từ cố vấn bảo mật bên ngoài”. Khả năng đáp ứng đơn hàng của hãng cũng bị tác động.

Công ty đang nỗ lực để đưa các phần thuộc hệ thống bị ảnh hưởng hoạt động trở lại, khôi phục kinh doanh bình thường và giảm thiểu tác động của sự cố.

Hiện vẫn chưa rõ quy mô, tính chất và hậu quả của vụ tấn công mạng. Đầu năm nay, hãng được tài trợ từ Đạo luật CHIPs và Khoa học để giúp thúc đẩy sản lượng bán dẫn.

(Theo Bloomberg, Bleeping Computer)

">

Công ty chip Mỹ bị tấn công mạng

友情链接