当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo U19 Anh vs U19 Wales, 20h00 ngày 14/10 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Copenhagen vs Aarhus, 23h00 ngày 21/4: Thắng vì ngôi đầu
Nhận định, soi kèo Persipura Jayapura vs Arema, 15h15 ngày 29/9
Nhận định, soi kèo Cagliari vs Fiorentina, 20h00 ngày 21/4: Nối dài ngày vui
Báo Lao Độngdẫn lời bà Phan Kim Ngân, người sống lâu năm ở cồn Sơn (quận Bình Thủy, Cần Thơ) cho biết đám giỗ ở cồn tương tự đám giỗ ở nhiều nơi khác thuộc miền Tây. Con cháu trong nhà thường về trước một ngày, cùng nhau gói bánh tét, bánh ít. Vào buổi chiều, họ cùng hàng xóm thân thiết dùng bữa với những món quen thuộc như cá kho, vịt kho gừng, canh hầm khổ qua... rồi quây quần cả tối để ca hát. Đàn ông thì nhậu lai rai, phụ nữ thì bàn bạc về cỗ bàn hôm sau và tâm sự chuyện gia đình.
Sáng hôm sau (ngày chính giỗ), gia chủ soạn mâm cúng gồm các món cầu kỳ hơn như thịt kho hột vịt, cù lao, bánh tét, bánh ít, cà ri, các món xào... Sau khi dùng cơm, bà con chòm xóm sẽ giúp gia chủ rửa chén đĩa, dọn dẹp sạch sẽ và trò chuyện, đến trưa hoặc xế chiều mới về. Cũng theo bà Ngân, cái vui của đám giỗ miền Tây là dù gia chủ không mời thì bà con thân thuộc cũng nhớ ngày rồi tự đến, ai nấy đều xắn tay phụ giúp. Nếu mời 5 mâm khách, gia đình có đám giỗ thường làm đồ ăn đủ cho 7 - 8 mâm để khách mang về ăn chiều, ăn tối.
Nhiều người dân miền Tây cho biết, trong 2 ngày làm đám giỗ, ngày đầu tiên gọi là cúng tiên thường (cúng cáo giỗ, tiến hàng trước ngày giỗ chính thức, là nghi lễ mời người đã khuất về hưởng vào hôm sau, đồng thời xin phép Thổ công cho vong linh và gia tiên nội ngoại về hưởng). Lễ tiên thường được áp dụng đối với những ngày giỗ trọng, tức giỗ người ở vai trên hoặc bằng vai với chủ gia đình.
Buổi cúng tiên thường cũng có mặt một số bà con thân thiết, họ cũng giúp đỡ chuẩn bị cho mâm cỗ vào hôm sau. Ngày thứ hai gọi là là chính kỵ, gia chủ sẽ mời nhiều khách hơn và bày biện các mâm cỗ thịnh soạn. Hiện tại, nhiều gia đình làm gộp trong một ngày cho thuận tiện và đơn giản hơn, phù hợp với nhịp sống bận rộn.
Mâm cơm ở một đám giỗ miền Tây. (Ảnh: Vinh và Truyền)
Một trong những điểm đặc biệt nhất của đám giỗ miền Tây là sự đa dạng và phong phú của các món ăn. Miền Tây với hệ thống sông ngòi chằng chịt và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nên nguồn ẩm thực rất phong phú. Đám giỗ ở miền Tây rất linh đình và chu đáo. Với tâm thành và tấm lòng chu đáo của mình, người dân sẽ chuẩn bị đám giỗ rất lâu, thậm chí trước cả tháng.
Những món ăn tại đám giỗ miền Tây thường bao gồm cá, tôm, cua, ốc và cả những loại rau quả tươi ngon đặc trưng của vùng. Các món như lẩu mắm, cá kho tộ, bánh xèo, và gỏi cuốn luôn là những lựa chọn quen thuộc, mang đậm hương vị sông nước và sự chân chất của người miền Tây.
Họ hàng, làng xóm cùng chuẩn bị "đám giỗ bên cồn" trong các video của Lê Tuấn Khang. (Ảnh chụp màn hình)
Các món ăn trong đám giỗ miền Tây được chuẩn bị chu đáo, tươm tất, sẵn sàng lên mâm. (Ảnh: Vinh và Truyền)
Ở miền Tây, đám giỗ không chỉ là dịp tưởng nhớ người đã khuất mà còn là cơ hội để thể hiện tinh thần cộng đồng. Nhiều gia đình làm nhiều mâm cỗ, mời hầu hết bà con hàng xóm và bạn bè thân thiết, tạo nên một cuộc tụ họp ấm cúng, vui vẻ, đầy tình làng nghĩa xóm. Thay vì đặt cỗ, đám giỗ miền Tây thường do mọi người chung tay chuẩn bị, tạo nên không khí rộn ràng, tràn ngập tiếng cười.
Một trong những nét đặc sắc khác của đám giỗ miền Tây là các hoạt động văn nghệ rất sôi nổi. Sau phần nghi lễ, mọi người thường cùng nhau hát hò, ca cải lương, vọng cổ.
Các video của TikToker Lê Tuấn Khang thường nhắc đến chuyện thuê gánh hát cho đám giỗ. Lời bài hát "Đám giỗ bên cồn" do Lê Tuấn Khang viết đã thành câu hát quen thuộc trong các đọan video: "Bên cồn sao đám giỗ hoài vậy? Đám giỗ bình dân nhưng bên cồn thuê gánh hát. Đám giỗ chịu chơi ghê"...
Đám giỗ là dịp để mọi người tâm sự cùng nhau. (Ảnh: Phan Thành Đạt)
Đám giỗ miền Tây, với những nét bản sắc riêng biệt, không đơn thuần là một ngày giỗ kỵ mà hơn thế, là một sự kiện kết nối cộng đồng, thắt chặt tình đoàn kết và gìn giữ bản sắc văn hóa của vùng quê sông nước Nam Bộ.
Nhật Thùy(Tổng hợp)" alt="Đám giỗ bên cồn ở miền Tây có gì đặc biệt?"/>Tháng 12, tại lễ công bố "Các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam" (CSI) 2023, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) được vinh danh là một trong Top 100 doanh nghiệp bền vững năm 2023.
Chương trình do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì tổ chức theo sự chỉ đạo của Chính phủ. Đây là năm thứ 8 Chương trình được tổ chức, cũng là năm thứ 8 liên tiếp Vinamilk được vinh danh là Top 100 doanh nghiệp bền vững.
Với chiến lược dài hạn về phát triển bền vững, Vinamilk là một trong những điểm sáng về vận dụng kinh tế tuần hoàn, năng lượng xanh, tái tạo… trong mô hình sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Do đó, doanh nghiệp còn được vinh danh ở 2 hạng mục là Top 10 Doanh nghiệp bền vững hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và Top 5 Doanh nghiệp tiên phong thực hiện kinh tế tuần hoàn và cắt giảm phát thải carbon.
Đại diện Vinamilk nhận giải thưởng Top 10 Doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực sản xuất
Tại các nhà máy, Vinamilk đầu tư các công nghệ giảm thải, thân thiện với môi trường, có thể kể đến phần mềm quản lý vận hành để tăng hiệu suất, tối ưu năng lượng cho máy móc thiết bị, sử dụng robot LGV thay thế xe nâng cũ giúp giảm tới 62% khí thải phát ra, hay hệ thống thu hồi nhiệt giúp thu hồi tới 92% lượng nhiệt dư thừa và tái sử dụng giúp tiết kiệm điện.
Tại các trang trại, việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn luôn được đặt lên hàng đầu với mục tiêu “biến chất thải thành tài nguyên”. Hàng chục tấn chất thải từ hàng nghìn con bò được xử lý qua hệ thống biogas hiện đại, tạo thành phân bón hữu cơ, khí đốt và nước tưới để sử dụng cho các hoạt động khác của trang trại.
Các trang trại tại Vinamilk đều sử dụng năng lượng mặt trời để giảm lượng điện năng tiêu thụ, giảm phát thải khí nhà kính.
Vinamilk tạo dấu ấn trong Quản lý phát thải khí và quản trị doanh nghiệp
Với những nỗ lực vượt bậc trong năm 2023, Vinamilk xuất sắc nhận được tới 5 giải thưởng từ Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết.
Đây là bình chọn uy tín do Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE), Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Báo Đầu tư cùng Công ty quản lý quỹ Dragon Capital phối hợp tổ chức, với sự hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác chuyên nghiệp như IFC, ACCA, các công ty kiểm toán hàng đầu Deloitte, EY, KPMG, PwC.
Theo đó, Vinamilk đã dành giải Top 20 doanh nghiệp niêm yết có báo cáo thường niên tốt nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Nhóm ngành phi tài chính; Giải nhất Báo cáo Phát triển bền vững; Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất nhóm vốn hóa lớn - Hạng Nhì.
Đại diện Vinamilk nhận Giải thưởng Top 20 Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành phi tài chính. Xem thêm Báo cáo thường niên 2022 của Vinamilk tại đây.
“Ông lớn” ngành sữa cũng là một trong số ít doanh nghiệp luôn nhận được sự thống nhất trong đánh giá của các thành viên Hội đồng bình chọn là: doanh nghiệp luôn đáp ứng các điều kiện khắt khe về doanh thu, lợi nhuận để được xem xét và được chấm điểm định lượng trên 5 tiêu chí: tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ ROE, ROC và tăng trưởng EPS.
Đồng thời, được điều tra định tính để đánh giá mức phát triển bền vững của doanh nghiệp: vị thế công ty trong ngành, nguồn gốc lợi nhuận, chất lượng quản trị doanh nghiệp, triển vọng ngành… Đó là lý do giúp Vinamilk luôn duy trì vị trí trong Top 20 doanh nghiệp nhóm phi tài chính có báo cáo thường niên xuất sắc nhất.
Về báo cáo Phát triển bền vững, Đại diện Hội đồng bình chọn chia sẻ: “Báo cáo của Vinamilk năm nay tiếp tục là một báo cáo chuẩn, bao gồm đầy đủ các chỉ tiêu và lãnh vực quan trọng; được trình bày súc tích, gọn gàng với số lượng trang báo cáo trong mức vừa phải”.
Ngay từ đầu báo cáo, thông điệp của Tổng giám đốc đã cho thấy một sự cam kết cao của Ban lãnh đạo Vinamilk và sự lồng ghép thành công yếu tố phát triển bền vững vào trong chiến lược kinh doanh. Điều này thể hiện ở các định hướng và cam kết nghiêm túc “đưa phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050".
Đặc biệt, Vinamilk là doanh nghiệp duy nhất nhận được Giải thưởng Doanh nghiệp quản lý tốt phát thải khí nhà kính. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Vinamilk được trao tặng giải thưởng đặc biệt này.
Theo đại diện Hội đồng bình chọn, một điểm sáng của Vinamilk là việc đo lường - kiểm kê phát thải khí nhà kính. Đây là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam chuẩn hóa phương pháp đo lường và kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064 cho hoạt động sản xuất và chăn nuôi.
Giữa năm 2023, Vinamilk cũng được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có cả nhà máy và trang trại đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn Pas 2060:2014, với 2 đơn vị là Nhà máy sữa Vinamilk Nghệ An và Trang trại bò sữa Vinamilk Nghệ An.
Công ty cũng đã công bố lộ trình hướng đến Phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) và chương trình hành động Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050, thể hiện cam kết của Vinamilk đối với các vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu.
Các công nghệ hiện đại, giảm thải, góp phần quan trọng trong định hướng sản xuất xanh, hướng tới Net Zero 2050 của Vinamilk.
Đối với Giải thưởng Quản trị công ty vượt trên các tuân thủ, Vinamilk là 1 trong 2 đơn vị hiếm hoi đạt giải. Trước đó, tại Lễ vinh danh Hội đồng Quản trị của năm 2023 do Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD), doanh nghiệp này cũng xuất sắc đứng đầu Top 5 “Hội đồng quản trị xuất sắc nhất”.
Ông Lê Thành Liêm, Giám đốc điều hành Tài chính của Vinamilk nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Quản trị công ty vượt trên tuân thủ.
Việc Vinamilk liên tục áp dụng có chiến lược các mô hình quản trị - kinh doanh tiên tiến thế giới theo định hướng phát triển bền vững giúp công ty chủ động trong quản lý rủi ro cũng như khai thác tốt hơn những giá trị tiềm năng, hướng tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Trước đó, doanh nghiệp cũng liên tục được các tổ chức uy tín vinh danh qua các giải thưởng về Phát triển bền vững như Top 5 thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu do Brand Finance chứng nhận, Giải thưởng Hành động vì cộng đồng (Human Act Prize) - Giải thưởng do Báo Nhân Dân chỉ đạo tổ chức, với sự tham gia đồng hành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Giải thưởng Doanh nghiệp đồng hành vì sự nghiệp phát triển bền vững của Báo đầu tư…
Bảo Anh" alt="Vinamilk ghi dấu ấn trong lĩnh vực phát triển bền vững"/>Xét đến việc thuê những chiếc tàu cần cẩu lớn thế này có thể phải tiêu tốn hàng triệu USD mỗi ngày. Đó là lý do tại sao mà năng lượng gió ngoài khơi có vẻ đắt đỏ hơn so với các nguồn năng lượng tái tạo khác.
Cần cẩu “nhện” được chế tạo hoàn toàn từ nhôm, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công nghệ tuabin gió ngoài khơi. (Ảnh: WindSpider)
Mới đây, Công ty WindSpider của Na Uy đã cho ra thiết kế một hệ thống cần cẩu hạng nhẹ có khả năng hỗ trợ nâng và tự lắp các các cánh quạt cho tua-bin gió ngoài khơi, sau khi phần tháp tua-bin gió được dựng lên hoàn chỉnh.
Công ty khởi nghiệp ở Na Uy đang được xem xét nghiêm túc đề án công trình này, nó cũng là một phần của Cụm dự án chuyển đổi năng lượng Na Uy vốn được hỗ trợ bởi công ty năng lượng toàn cầu RWE của Đức kể từ tháng 12 năm 2022.
WindSpider đã công bố thỏa thuận vào đầu tháng 3 với Leirvik Group, một công ty khác của Na Uy chuyên về kết cấu nhôm ngoài khơi. Sự hợp tác này sẽ giúp WindSpider chế tạo cần cẩu “nhện” hoàn toàn bằng nhôm. Nhôm nhẹ nhưng không có nghĩa nó sẽ không đủ mạnh, theo đánh giá ban đầu, cần cẩu “nhện” này có sức nâng hơn 1.500 tấn dành cho các tua-bin gió mang công suất lên tới 20 megawatt (MW).
Khi cấu trúc phần tháp tua-bin gió ngoài khơi đã xây dựng và đứng vững, cần cẩu nhện WindSpider sẽ được lắp đặt. Cần cẩu này sử dụng thân tháp tua-bin làm giá đỡ để nâng và lắp đặt các bộ phận khác còn lại của tua-bin gió.
Không giống như cần cẩu thông thường, thiết kế cần cẩu "nhện" của WindSpider không có giới hạn hạn hẹp về trọng lượng hoặc chiều cao quy chuẩn. WindSpider cho biết, dự án cần cẩu này sẽ hoạt động mạnh mẽ trong những môi trường nhiều gió và thử thách nhất. Nó cũng tương thích với cả loại tua-bin gió cố định mặt đất hay là dạng nổi ngoài khơi.
Theo WindSpider, chiếc cần cẩu đặc biệt của họ có thể cách mạng hóa ngành công nghiệp năng lượng gió, bằng cách giảm hơn 50% chi phí ngành điện gió ngoài khơi. “Tại WindSpider, chúng tôi đang thiết lập một tiêu chuẩn mới cho các hoạt động nâng hạ, liên quan đến việc lắp đặt và bảo trì các tua-bin gió ngoài khơi”, công ty WindSpider cho biết trên trang web của mình.
HUỲNH DŨNG(Nguồn: Electrek/Windspider)" alt="Cần cẩu 'nhện' hỗ trợ lắp tua"/>