Mưa lớn kéo dài khiến đất đá từ ta luy dương phía sau điểm trường Răng Chuỗi tràn xuống khiến tường đổ sập. (Ảnh: M.T)
Theo UBND xã Trà Tập, đợt mưa trước đó đã làm quả đồi phía sau điểm trường bị sạt lở ta luy dương. Chính quyền đã di dời học sinh, giáo viên về điểm trường cũ (làm bằng gỗ) để chờ xây kè kiên cố cho điểm trường mới. Tuy nhiên, điểm sạt trượt ngày càng lớn, đất đá liên tục tràn xuống khiến việc khắc phục gặp nhiều khó khăn.
Đến nay lượng đất đá rất lớn lại đổ vùi làm sập phần tường của điểm trường này.
Điểm trường Răng Chuỗi vừa khánh thành hồi tháng 9/2024 với tổng kinh phí xây dựng hơn 1,4 tỷ đồng do các mạnh thường quân tài trợ. Công trình tổng diện tích gần 200m2, bao gồm 2 phòng học, 1 phòng ở tập thể, bếp ăn, khu vệ sinh, sân chơi, tường rào.
Điểm trường mới có 35 học sinh mầm non và tiểu học, đưa vào sử dụng thay thế điểm trường tạm vốn đã xuống cấp.
Thanh Ba" alt=""/>Mưa lớn gây sạt lở làm sập điểm trường mới xây ở Quảng NamBác sĩ Thiên bày tỏ, trong cuộc đời hành nghề y, anh chưa từng cấp cứu chậm trễ bệnh nhân. Anh luôn đảm bảo điều trị kịp thời, từ tình huống nguy kịch như ngừng tim, ngừng thở, dao đâm thấu tim, sắt đâm xuyên cổ, cho đến những ca suy hô hấp, bụng ngoại khoa, hay gãy xương hở, ngủ gà...
Trường hợp bệnh nhi 10 tuổi bị hóc xương tối 27/7 được phân loại màu xanh trong cấp cứu. Phân loại xanh nghĩa là bệnh nhân không phải tình trạng khẩn, có thể xử trí trong vòng 60-120 phút.
Tại Khoa Cấp cứu của các bệnh viện, luôn có bảng phân loại - xử trí cấp cứu và bảng các dấu hiệu cấp cứu. Phân độ cấp cứu được chia theo màu đỏ, vàng, xanh, trắng theo thứ tự ưu tiên giảm dần. Tuy nhiên, bác sĩ Thiên cho rằng, không nhiều bệnh nhân hay thân nhân chú ý đến các tấm bảng này.
“Mỗi phiên trực, chỉ riêng tôi đã khám trăm lượt bệnh. Đó là còn chưa tính khám xong phải giải thích, ai cũng đòi xử trí nhanh nhất, ai cũng đòi làm xét nghiệm.
Có lẽ mọi người không nhận ra vì ai cũng lo cho bản thân và người thân. Mọi người không nghĩ việc gây rối, chửi bới, hành hung nhân viên y tế là đang cướp đi thời gian vàng, sức khỏe và tính mạng của những bệnh nhân nặng cần xử trí cấp cứu nhanh chóng”, bác sĩ Thiên bày tỏ.
Chưa đầy 1 năm qua, bác sĩ này gặp không dưới 3 vụ tấn công. Thậm chí có cả phụ nữ chửi bới, hành hung để lại sẹo trên tay bác sĩ Thiên và đánh cả một điều dưỡng khác. Người nhà phải can và xin lỗi nhưng bệnh nhân vẫn la hét.
Tình trạng bất an này ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý nhân viên y tế Khoa Cấp cứu đến mức, gần 70% đồng nghiệp của bác sĩ Thiên đã nghỉ việc, chuyển công tác.
“Một điều thật đáng sợ là việc lăng nhục và hành hung nhân viên y tế đã trở thành thói quen của không ít người. Đến mức, những người dân có tri thức cũng sẵn sàng đánh đập, đe dọa một bác sĩ, điều dưỡng đã và đang làm tròn trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân. Thản nhiên, không một lời xin lỗi.
"Khẩn xin mọi người cho toàn thể nhân viên y tế một môi trường làm việc an toàn, để chúng tôi cảm thấy yên tâm khi điều trị cho bệnh nhân. Nếu chúng tôi làm sai, đã có pháp luật như tòa án lương tâm trừng trị".
"Xin đừng để đến lúc nhân viên y tế quá sợ hãi, như chim sợ cành cong, vừa nghe thấy lời chửi mắng là bỏ chạy hoặc trốn ngay. Lúc này, người thiệt là nhân viên y tế chúng tôi lẫn quý vị”, bác sĩ Thiên chia sẻ.
Sau 30 phút tiến hành mổ lấy thai bằng phương pháp gây tê tuỷ sống, gây mê tĩnh mạch, rạch đường ở bụng, bé gái đã chào đời an toàn với cân nặng 6,2 kg trước sự bất ngờ của mẹ và toàn bộ kíp phẫu thuật.
Theo BSCKII Trần Hoàng Hưng, khoa Phụ sản, đây là trường hợp hiếm gặp, em bé có trọng lượng lớn nhất từ trước đến nay được chào đời tại bệnh viện. Ca mổ cũng gặp khó khăn nhất định do sản phụ đã mổ đẻ 2 lần trước đó, sẹo mổ dính, kèm theo bệnh lý tiền sản giật.
"Thai to bất thường dẫn đến tử cung của sản phụ giãn căng quá mức trong quá trình mổ đẻ, nguy cơ băng huyết sau mổ cao”, BS Hưng nói.
Sau 1 ngày theo dõi, sức khoẻ người mẹ ổn định, đã ngồi dậy và đi lại được. Em bé khoẻ mạnh, bú tốt, không phát hiện bất thường. Dự kiến, mẹ và bé có thể xuất viện sau 5 ngày tới.
Đây chưa phải là trường hợp bé sơ sinh nặng cân nhất tại Việt Nam. Hồi năm 2017, một em bé nặng 7,1kg chào đời khoẻ mạnh tại Vĩnh Phúc. Trước đó, một bé gái nặng 7kg sinh tại Gia Lai; Đà Nẵng cũng từng có 2 bé được đón thành công với trọng lượng 6,5kg.
Các bác sĩ lưu ý, thai phụ mang bầu to cần khám thai định kỳ để theo dõi sức khoẻ của mẹ và bé, có chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý, ăn nhiều rau xanh, hạn chế đường và tinh bột. Thai phụ cũng cần tầm soát tiểu đường thai kỳ, tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Nếu có dấu hiệu nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, tăng cân hơn 1kg/1 tuần, thai phụ cần tới viện ngay. Sau sinh từ 3 đến 6 tuần, mẹ cũng cần khám chuyên khoa tim mạch và nội tiết.