
LG G5
Giới thiệu tại Việt Nam từ tháng 4 và sẽ lên kệ trong tháng 5, LG G5 là model cao cấp tiếp theo sau Galaxy S7 và S7 edge. Theo những thông tin gần đây, phiên bản G5 bán tại Việt Nam dùng chip Snapdragon 652, RAM 3 GB, giá bán có thể thấp hơn so với các đối thủ.
.JPG) |
LG G5 sắp lên kệ tại Việt Nam. Ảnh: Trần Tiến. |
So với model tiền nhiệm, LG G5 có sự khác biệt ở khả năng lắp thêm các module chức năng gồm Cam Plus (mở rộng thêm pin và báng cầm cho camera), bộ giải mã âm thanh chất lượng cao Hi-Fi DAC của B&O.
G5 được trang bị màn hình 5,3 inch độ phân giải 1.440 x 2.560 pixel. Mặt lưng máy có camera kép với một máy ảnh 16 MP, máy ảnh còn lại 8 MP. LG G5 có camera trước 5 MP hỗ trợ chụp selfie góc rộng.
Samsung Galaxy J5 và J7 phiên bản 2016
Sau Galaxy S7 và S7 edge, Samsung sẽ đưa về Việt Nam hai smartphone tầm trung mới trong tháng này. Theo tiết lộ từ các nhà bán lẻ trong nước, Galaxy J7 sẽ có giá 6,29 triệu đồng và J5 ở mức 5,49 triệu đồng.
 |
Galaxy J5 và J7 mới sẽ có thêm bản màu vàng hồng. |
So với mẫu tiền nhiệm, Galaxy J5 và J7 2016 mang đến nhiều nét tươi mới trong thiết kế. Phần khung nhựa được thay thế bằng khung nhôm.
Về cấu hình, Samsung Galaxy J7 sở hữu màn hình Super AMOLED 5,5 inch Full HD, chip xử lý Exynos 7580 (8 nhân) tốc độ 1,6 GHz, RAM 2 GB và viên pin 3.300 mAh. Trong khi đó, J5 chỉ dùng chip Snapdragon 410 thế hệ cũ, tốc độ 1,2 GHz, RAM 2 GB và màn hình 5,2 inch HD. Cả 2 model này đều có cụm camera trước 5 MP, máy ảnh sau 13 MP.
Wiko Robby
Được trình làng lần đầu tại MWC 2016, Robby (phiên bản quốc tế là S-Kool) là model đầu tiên trên thế giới có màn hình 5,5 inch, thiết kế kim loại được bán ở mức giá 2,2 triệu đồng.
 |
Robby có nhiều phiên bản khác màu. Ảnh: Duy Tín. |
Robby có khung vỏ kim loại, màn hình HD 5,5 inch, camera trước 5 MP và máy ảnh sau 8 MP. Máy trang bị chip lõi tứ Mediatek tốc độ 1,4 GHz, RAM 1 GB và bộ nhớ trong 8 GB, có thể nâng cấp bằng thẻ nhớ 64 GB. Máy hỗ trợ 2 SIM 2 sóng, kết nối 3G và có dung lượng pin 2.500mAh.
Ngoài Robby, Wiko cũng bán thêm các mẫu Lenny 3, K-Kool và U-Feel trong tháng này. Mức giá cụ thể chưa được công bố.
Intex Aqua Life III
Thương hiệu có thị phần thứ 2 tại Ấn Độ vừa nhập cuộc sân chơi di động tại Việt Nam với nhiều model phổ thông. Trong tháng 5, Intex mang đến mẫu Aqua Life III với giá 1,99 triệu đồng.
 |
Smartphone giá rẻ mới từ Ấn Độ. |
Cụ thể, model này được trang bị màn hình 5 inch HD IPS, vi xử lý lõi tứ tốc độ 1,2 GHz, camera sau 5 MP hỗ trợ quay phim và chụp hình cùng lúc. Máy có dung lượng pin 2. 000 mAh.
Obi MV1
Model mới của cựu CEO Apple sẽ được bán tại Việt Nam trong tháng này với giá 3,49 triệu đồng. MV1 là model đầu tiên chạy trên hệ điều hành Cyanogen (chỉnh sửa từ Android), cho trải nghiệm lạ và tính tuỳ biến cao hơn so với nền tảng gốc.
 |
Smartphone đầu tiên của Obi dùng hệ điều hành Cyanogen tuỳ biến từ Android. Ảnh: Duy Tín. |
Về thiết kế, MV1 tương đối giống chiếc SF1 trước đây với kiểu màn hình nổi 5 inch. Máy có cấu hình khá với chip xử lý Snapdragon 212 bốn nhân 1,3 GHz, RAM 2 GB. MV1 có bộ nhớ trong 16 GB nhưng có thể mở rộng lên tới 32 GB qua thẻ nhớ.
Meizu M3 Note và Meizu Pro 6
"Apple Trung Quốc" sẽ mang đến Việt Nam hai model mới trong tháng này. Meizu M3 Note là model phổ thông có thân kim loại, kiểu dáng giống iPhone 6.
 |
Meizu M3 Note. Ảnh: Mz. |
Trong khi đó, Pro 6 lại là sản phẩm cao cấp có thiết kế đón đầu iPhone 7. Model này dùng màn hình 5,2 inch Full HD dùng công nghệ Super AMOLED. Màn hình của máy cũng sở hữu tính năng tương tự 3D Touch trên iPhone 6S. Máy dùng chip HelioX25 10 nhân cùng GPU MaliTM-T880 và RAM 4GB. Camera sau 21 MP và máy ảnh selfie 5 MP.
Hiện giá bán cả hai model trên tại Việt Nam chưa được công bố.
Huawei P9
Mẫu di động chuyên chụp ảnh của Huawei sẽ lên kệ ở Việt Nam trong tháng này. P9 từng gây ngạc nhiên trong ngày ra mắt bởi sỡ hữu camera kép và phần mềm chụp ảnh do đội ngũ của Huawei hợp tác với Leica thiết kế.
 |
Mẫu smartphone chụp ảnh cao cấp dùng công nghệ Leica của Huawei. Ảnh: AA. |
Bên cạnh thế mạnh về camera, P9 cũng sở hữu đặc điểm thường thấy trên những smartphone Android cao cấp ra mắt gần đây như thân kim loại nguyên khối, cổng kết nối USB-C. Máy có màn hình 5,2 inch Full HD, dùng chip Kirin 955 tám nhân, gồm bốn nhân tốc độ 2,5 GHz và bốn nhân tốc độ 1,8 GHz.
P9 có phiên bản dùng RAM 3 GB, bộ nhớ trong 32 GB và phiên bản RAM 4 GB, bộ nhớ 64 GB. Cả hai đều hỗ trợ thẻ nhớ lên đến 128 GB, pin 3.000 mAh.
HTC 10
HTC 10 được cho là phiên bản hoàn thiện hơn của One A9 ra mắt năm ngoái. Máy có vẻ ngoài trau chuốt và loại bỏ toàn bộ những khiếm khuyết trên model tiền nhiệm.
 |
HTC 10 có thể là canh bạc cuối của HTC. Ảnh: The Verge. |
Là smartphone cao cấp, HTC 10 được trang bị loa kép Hi-Fi Boomsound, hỗ trợ phát nhạc chất lượng cao 24 bit. Máy dùng vi xử lý Snapdragon 820, RAM 4 GB màn hình Quad HD 5,2 inch Super LCD.
Camera trước của máy có độ phân giải 5 MP, trang bị công nghệ UltraSelfie. Máy ảnh sau 12 MP dùng công nghệ UltraPixel. Cả hai đều có chống rung quang học và khẩu độ f/1.8. Riêng camera sau có thêm hệ thống lấy nét bằng laser thế hệ 2. Phần mềm chụp ảnh của máy có thêm chế độ Pro Mode, cung cấp thêm nhiều tuỳ chỉnh và hỗ trợ chụp RAW.
Hiện HTC vẫn chưa tiết lộ giá bán mẫu HTC 10 tại Việt Nam.
" alt=""/>Loạt smartphone sắp lên kệ tháng 5 ở Việt Nam

Cuộc đối đầu đi đến cao trào. Các chuyên gia bảo mật thì cho rằng, tranh chấp giữa Apple và FBI có thể tạo ra những tác động sâu rộng tới mọi thứ, từ tính riêng tư của những bức ảnh cá nhân người dùng, cho đến cách thức hoạt động của các công ty công nghệ ở nước ngoài.
Cả 2 đều đã sẵn sàng ra toà, và rồi 1 chuyện hài hước đã xảy ra: FBI đột ngột tuyên bố họ không cần tới sự giúp đỡ của Apple để mở khoá nữa. Toàn bộ sự việc sau đó chìm dần đi.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi chuyện đã ổn thoả.
Do vụ việc không được toà án phân xử, chúng ta không bao giờ có được một câu trả lời về liệu bên muốn bảo vệ quyền riêng tư (Apple) hay bên muốn phòng trừ nguy cơ khủng bố (FBI), sẽ được ưu tiên. Một năm sau, toàn bộ câu chuyện vẫn đang hết sức "lờ mờ", không rõ ràng. Xung đột giữa 2 bên cũng sẽ chưa sớm kết thúc, đặc biệt nếu lại có thêm một cuộc tấn công khủng bố nữa xảy ra.
"Năm vừa qua là năm mà cơ hội để phân định rõ chuyện này đã bị bỏ qua. Nó chưa kết thúc. Câu hỏi là liệu chúng ta sẽ đối mặt với nó lúc này khi mọi thứ đang bình lặng, hay chờ về sau khi có biến cố" - William Snyder, chuyên gia luật của Học viện Luật trường Đại học Syracuse chia sẻ. Trong khi đó, Giám đốc FBI James Comey từng phát biểu rằng: "Quan điểm nên giữ quyền riêng tư ở mức tuyệt đối, và rằng chính phủ không được phép động tay vào điện thoại của người dân với tôi là không hợp lý".
CEO Apple là Tim Cook, ngược lại, tiếp tục bênh vực cho chính sách mã hoá dữ liệu và những nỗ lực của Apple để bảo vệ dữ liệu khách hàng. Ông nói trong một cuộc trò chuyện mới đây rằng, "Nó không phải vấn đề rằng chúng ta là những nhà hoạt động chính trị, nó là việc chúng ta bị yêu cầu làm một việc mà chúng ta biết là sai trái. Chúng tôi đứng trước sự lựa chọn đó là, hoặc mù quáng làm theo lệnh của chính phủ hoặc chống lại. Và Apple chọn cách thứ hai".
Những chuyện gì đã xảy ra?
Dưới đây là những tổng kết ngắn gọn về cuộc đối đầu giữa Apple và FBI. Đầu năm 2016, FBI muốn Apple tạo ra một phần mềm để mở khoá chiếc iPhone 5C được sử dụng bởi Syed Farook, người trước đó ít tuần giết chết 14 người trong một vụ tấn công khủng bố ở San Bernardino, California.
Apple giúp lấy dữ liệu từ tài khoản iCloud của Farook, tuy nhiên, một số dữ liệu bị thiếu. FBI không thể truy cập vào chiếc điện thoại bởi họ không biết mật khẩu.
16/2/2016, thẩm phán Sheri Pym ra lệnh cho Apple tạo ra phần mềm cho FBI. Apple từ chối, và Tim Cook nói rằng nó đã đi quá xa, có thể đe doạ tới bảo mật của tất cả người dùng iPhone. Qua mặt mật khẩu iPhone có nghĩa là Apple sẽ tạo ra một "cửa hậu" trong hệ điều hành iOS, và nó có thể được dùng để mở khoá những chiếc iPhone khác - theo quan điểm Tim Cook.
Apple và FBI xảy ra những tranh cãi gay gắt nhiều tuần sau đó - trong cả hồ sơ pháp lý lẫn các phát biểu trước công luận của đại diện 2 bên. Cuộc tranh cãi chấm dứt vào ngày 21/3 - một ngày trước khi một phiên toà dự kiến được mở - khi FBI tìm được một công ty ngoài để mở khoá iPhone. Nó cho thấy chính phủ Mỹ cuối cùng đã không cần tới sự giúp đỡ của Apple.
Một vụ án khác ở Brooklyn, New York liên quan đến một tay buôn ma tuý cũng diễn ra với kịch bản tương tự, khi FBI không cần tới sự giúp đỡ của Apple sau khi tìm được cách khác để mở khoá chiếc iPhone 5S trong vụ này.
Ở cả 2 lần, ban đầu FBI nói rằng Apple là công ty duy nhất có thể truy cập được vào iPhone. Tuy nhiên, cũng cả 2 lần tổ chức này nhờ được công ty bên thứ ba can thiệp được vào máy. FBI không tiết lộ danh tính công ty này, tuy nhiên, các báo cáo về sau nói rằng đó chính là hãng bảo mật Cellebrite đến từ Israeli. Mới đây, chính Cellebrite bị hacker tấn công ăn cắp dữ liệu, và điều này khiến cho Apple sẽ cảm thấy lo lắng.
" alt=""/>Cuộc chiến giữa Apple và FBI: Những xung đột vẫn còn âm ỉ