
- Trường mầm non Phú Mỹ bị phụ huynh tố cho trẻ ăn cơm mốc, đầu cá; còn nữ hiệu trưởng bị 11 giáo viên tố cáo có nhiều vi phạm.Trường dưới gầm cầu, tính mạng của trẻ mầm non bị đe dọa
Hải Phòng: Có hộ khẩu đúng tuyến, trẻ vẫn bị từ chối tiếp nhận vào lớp 1
Trong khi công an đang làm rõ việc có hay không trường mầm non Phú Mỹ (thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu) cho trẻ ăn cơm mốc, đầu cá thì đoàn thanh tra cũng đang làm rõ đơn tố cáo của 11 giáo viên với nữ hiệu trưởng Nguyễn Thị Thanh Liêm.
Trường mầm non Phú Mỹ có 31 giáo viên, thì có tới 11 người gửi đơn tố cáo hiệu trưởng tới ngành chức năng thị xã Phú Mỹ vào tháng 8. Đơn có 12 nội dung nêu lên những sai phạm về công tác quản lý.
 |
Ảnh: Bữa ăn bị phụ huynh tố là không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. |
Trong đơn, các giáo viên phản ánh vào năm học 2017-2018, trường thu tiền ăn 30.000 đồng/ngày/học sinh; trong đó trích ra 1.000 đồng để mua rau cho các cháu trong bữa ăn trưa.
Tuy nhiên, trong hầu như tất cả các bữa ăn trưa của cả một năm học, không có món rau như trong thực đơn. Khi phụ huynh thắc mắc, giáo viên hỏi hiệu trưởng trong các cuộc họp và chỉ nhận được câu trả lời là số tiền đó đã chi vào khoản khác, nhưng không ai nắm rõ là khoản gì.
“Số tiền 1.000 đồng không lớn, nhưng nếu cộng lại tất cả gần 500 em trong 1 năm học thì có thể lên tới gần 100 triệu đồng” – nữ giáo viên T.H nói và cho biết, điều bất ngờ là hiệu trưởng thông báo trong cuộc họp cuối năm là âm 150 triệu đồng tiền rau, dù phụ huynh đóng đủ.
Ngoài ra, có những khi thực đơn ghi thịt bò nhưng nấu thì lại dùng thịt heo, hay có những hôm thực phẩm chế biến thức ăn cho trẻ không đảm bảo, như việc miến bị mốc…
Giáo viên còn tố cáo việc nhà trường thu mỗi trẻ 385.000 đồng tiền mua đồ dùng, đồ chơi cho trẻ nhưng chỉ cấp đủ đồ dùng học tập như tập vở còn đồ chơi rất ít.
Hiệu trưởng trường yêu cầu giáo viên các lớp ký trước danh sách nhận đồ chơi với lý do làm căn cứ sau này mua đồ chơi về từng lớp, nhưng đến nay đồ chơi của trẻ vẫn không thấy.
Theo các giáo viên được biết, mỗi tháng trường được 3 triệu đồng tiền chăm sóc cây cảnh từ nhà nước nhưng hiệu trưởng không thuê nhân viên dọn dẹp mà yêu cầu giáo viên trong trường phải đi nhổ cỏ với danh nghĩa “ngày chủ nhật xanh”. Thậm chí, có cô mang thai 8 tháng vẫn phải đi làm.
Theo quy định bậc học mầm non, mỗi lớp sẽ phân công 2 giáo viên nhưng thực tế có nhiều giáo viên phải đứng lớp 1 mình, cũng không được chi thêm tiền tăng giờ.
Ngoài ra, còn có nội dung việc bên cung cấp thực phẩm chi hoa hồng cho nhà trường; cụ thể là tháng 5 và tháng 8/2017 chi gần 15 triệu tiền hoa hồng chia cho một số người trong trường bao gồm ban giám hiệu nhà trường mà không thông qua tập thể.
 |
Trường mầm non Phú Mỹ |
Các giáo viên này nói rằng khi phản ánh những nội dung trên với nữ hiệu trưởng và ban giám hiệu thì không nhận được câu trả lời rõ ràng. Và những ai hay có ý kiến thì sẽ bị “làm khó”.
11 giáo viên này còn tố cáo việc hiệu trưởng Nguyễn Thị Thanh Liêm có những lời khó nghe, chửi mắng giáo viên trước mặt phụ huynh.
“Chúng tôi xác định làm đơn rồi sẽ đứng lên chống lên tiêu cực, kể cả sau này việc xử lý có thể không tới nơi tới chốn, chúng tôi có thể bị “đì”, thậm chí mất việc. Hiệu trưởng lộng quyền quá nhiều rồi, chúng tôi muốn giữ môi trường trong sạch cho trường mầm non Phú Mỹ” –giáo viên H. N. chia sẻ
Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo của 11 giáo viên trường mầm non Phú Mỹ, cuối tháng 9, đoàn thanh tra của UBND thị xã Phú Mỹ đã được thành lập để xác minh 12 nội dung tố cáo.
Tuy nhiên, sau đó, phụ huynh và giáo viên đã gửi yêu cầu thay đổi 3 thành viên trong đoàn thanh tra do cảm thấy không tin tưởng sự khách quan của những người này. Việc này được UBND thị xã Phú Mỹ chấp nhận.
Chủ tịch UBND thị xã Phú Mỹ Nguyễn Văn Thắm nói rằng tới thời điểm hiện tại đã làm rõ được 60% nội dung đơn tố cáo.
“Đoàn thanh tra làm việc cả ngày thứ 7 và chủ nhật để sớm kết luận vụ việc” – ông Thắm nói và cho biết, sẽ căn cứ vào kết luận thanh tra để đưa ra hướng xử lý.

Vụ trẻ ăn cơm mốc, đầu cá: Trường dừng nấu bữa trưa, công an vào cuộc
Sau sự việc phụ huynh phản ánh trường mầm non Phú Mỹ cho trẻ ăn cơm mốc, đầu cá thì hiện cấp dưỡng đã xin nghỉ việc, nhà trường tạm dừng việc nấu ăn.
" alt=""/>11 giáo viên tố cáo hiệu trưởng trường mầm non cho trẻ ăn cơm mốc, đầu cá
Khu cách ly các công dân từ Lào, Thái Lan trở về nước nằm ở cổng B, thuộc Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (huyện Hương Sơn) những ngày này có hàng trăm người đang lưu trú. |
Cô Hương (phải sang) cùng cô Vân xem việc tự nguyện giúp người dân ở khu cách ly là việc đáng làm và mang lại niềm vui |
Dãy nhà phía đối diện và nằm tách biệt khu vực cách ly là nơi dùng để nấu ăn phục vụ những suất cơm miễn phí cho công dân từ nước ngoài trở về.
Trong khu bếp, cô giáo Bùi Thị Mai Hương – Phó hiệu trưởng Trường mầm non Sơn Diệm cùng hàng chục người khác đang hối hả làm việc để kịp buổi cơm trưa.
Cô Hương là người đầu tiên tự nguyện đến khu cách ly đăng ký nấu ăn cho các công dân trở về nước, truyền cảm hứng cho nhiều cô giáo, người dân đến giúp đỡ cơ quan chức năng phục vụ người cách ly.
 |
Nước mắt cô Hương chực rơi khi nói về việc tự nguyện giúp người dân tại khu cách ly | Mỗi ngày khu bếp nấu ăn cho người cách ly có hàng chục lượt người đến phụ giúp |
|
Chồng cô Hương là cán bộ xã. Những ngày chuẩn bị cho việc thành lập khu cách ly, anh luôn bận rộn. Thấy chồng công việc bộn bề, nhiều đêm cô suy nghĩ cần phải có hành động thiết thực để giúp lực lượng chức năng cùng chống dịch.
“Ngày 19/3, khu cách ly đón đoàn người đầu tiên từ nước ngoài trở về. Số lượng hơn 100 người, tôi có đến khu vực nấu ăn thấy các anh chị bộ đội làm việc khá vất vả nên quyết định đăng ký giúp họ cùng nấu ăn phục vụ người dân” – cô Hương nói.
Ngày 20/3, khu cách ly đón gần 400 người trở về cũng là ngày đầu tiên cô Hương đến phụ nấu ăn. Mặc dù công việc khá nhiều nhưng cô Hương có kinh nghiệm nấu ăn cho trẻ nhỏ nên nhanh chóng bắt nhịp công việc.
 |
Những suất cơm đầy tình nghĩa sau khi nấu xong được đưa lên xe chở đến khu cách ly phát cho các công dân từ nước ngoài về |
Mỗi ngày trôi qua, lượng người về nước càng đông đồng nghĩa với khối lượng công việc tăng lên, cô Hương đã về vận động thêm một số người hàng xóm cùng đến phụ giúp lực lượng chức năng.
Thế nhưng, sau khi khu cách ly có người dương tính với Covid-19, những người được cô rủ đi phụ nấu ăn họ không còn dám đi nữa. Riêng bản thân cô cũng bị hàng xóm nói bóng gió, một số người còn ngại gặp cô.
“Lúc ấy, tôi cũng buồn lắm, tôi giải thích mình làm phía ngoài khu cách ly nên khá an toàn. Tuy nhiên, một số người vẫn không hiểu, họ còn bảo tôi phải cẩn thận đừng mang bệnh về cho hàng xóm”.
Bỏ ngoài tai những lời dị nghị, hàng ngày cô Hương vẫn đều đặn đến phụ giúp nấu ăn cho người cách ly. Đến nay, cô đã phụ giúp nấu ăn cho người cách ly 17 ngày.
“Tôi tự nguyện đi theo tiếng gọi con tim vì đây là giai đoạn cả hệ thống chính trị vào cuộc chiến chống dịch, đóng góp được thêm tí công sức nào thì quý từng ấy".
"Góp công sức là việc nên làm"
Một trong những người từ những ngày đầu sát cách với cô Hương tự nguyện giúp lực lượng chức năng phục vụ người cách ly là cô giáo Nguyễn Thị Thúy Vân – Giáo viên Trường tiểu học Sơn Tây (huyện Hương Sơn).
 |
Mặc dù buổi tối cô Vân tham gia dạy trực tuyến cho học sinh nhưng ban ngày vẫn tranh thủ đến phụ nấu ăn cho người cách ly |
Nhà cô Vân cách khu vực cách ly tại cổng B khoảng 5km. Khi nghe tin người dân ở nước ngoài về khu cách ly nhiều, cô đã tự nguyện đến xin phục vụ bếp núc cho người dân.
“Tâm sự với chồng về ý định của mình và được chồng ủng hộ nên tôi càng có quyết tâm tự nguyện đi giúp người dân” – cô Vân nói.
Những ngày đầu, cô vẫn có cảm giác lo lắng; nhưng sau đó cô nghĩ, ngày xưa người dân không tiếc xương máu để bảo vệ tổ quốc, nay mình góp phần nhỏ công sức chống dịch cùng dân là điều nên làm.
Cũng như cô Hương, sau khi khu cách ly có ca bệnh dương tính với Covid – 19, hàng xóm ngại tiếp xúc với gia đình cô.
 |
Những người tự nguyện đến phụ nấu ăn cho người cách ly đều rất nhiệt tình và vui vẻ |
“Do họ không hiểu dù tôi phụ nấu ăn nhưng không trực tiếp tiếp xúc với những người đang cách lý nên họ có tâm lý lo lắng. Biết tâm lý của họ nên mỗi lần tôi đi làm về đều ở trong nhà “tự cách ly” không dám ra ngoài gặp hàng xóm” – cô Vân cho hay.
Chia sẻ với phóng viên, cô Vân nói lúc đầu có lo lắng nhưng không sợ hãi.
"Tôi được những người ở đây tiếp thêm sự tự tin, vì vậy, lỡ có nhiễm bệnh khi phục vụ dân tôi cũng không hối hận” – cô Vân nói.
 |
Khu cách ly những công dân từ Lào, Thái Lan sau khi trở về nước tại cổng B (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) |
Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hương Sơn Nguyễn Trường Giang cho biết, việc cô Hương, cô Vân đi tiên phong trong việc đã tự nguyện phụ giúp nấu ăn cho người cách ly rất đáng trân trọng.
Sau hai cô giáo trên, có thêm nhiều cô nữa cũng mong muốn đến giúp người dân, do đó, phòng đã tổ chức lập danh sách thành lập các tổ khác nhau để các cô thay phiên nhau đến giúp người dân.
“Hiện toàn huyện thành lập 16 tổ, mỗi tổ 10 thầy cô giáo, mỗi ngày 1 tổ luân phiên nhau đến phụ giúp nấu ăn cho người dân được cách ly” – ông Giang nói.
Lê Minh

Chàng trai kể cuộc sống chân thực trong khu cách ly qua tranh vẽ
- Chứng kiến nỗ lực làm việc vất vả và sự quan tâm chân thành đến từ các bác sĩ và nhân viên khu cách ly, Nguyễn Tăng Quang (du học sinh trở về từ Anh) đã vẽ những bức tranh tái hiện kỷ niệm đáng nhớ ở nơi này.
" alt=""/>Những cô giáo tình nguyện giúp dân chống dịch