Nhận định, soi kèo Al Wahda vs Al Bataeh Club, 22h59 ngày 23/1: Cận kề nguy hiểm
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Persita vs Madura United, 19h00 ngày 24/1: Cửa dưới thất thế -
Mở rộng không gian tương tác với người dân qua ứng dụng ZaloĐại diện Cục Thông tin cơ sở, Bộ TT&TT và Zalo tại buổi lễ ký kết hợp tác. Ảnh: Nguyễn Huế Phát biểu tại lễ ký kết, ông Nguyễn Văn Tạo, Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở, cho biết công tác thông tin cơ sở đang được triển khai thông qua nhiều loại hình thông tin khác nhau, từ truyền thống đến hiện đại.
Trong quá trình tham mưu công tác khai thác, sử dụng thế mạnh của các phương thức truyền thông đa phương tiện, Cục Thông tin cơ sở nhận thấy Zalo là một trong những nền tảng công nghệ cung cấp các giải pháp, hỗ trợ thông tin tuyên truyền đến người dân một cách nhanh nhất.
Trên cơ sở nhiệm vụ được lãnh đạo Bộ TT&TT giao trong năm 2024, Cục Thông tin cơ sở đã thống nhất hợp tác với Zalo để triển khai các hoạt động tuyên truyền thông tin cơ sở thông qua ứng dụng này. Thời gian tới, đây sẽ là một trong những kênh truyền thông trực tiếp và tương tác với người dân.
Nói về tầm quan trọng của công tác thông tin cơ sở, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cho biết cả nước hiện có gần 11.000 đơn vị hành chính cấp xã. Cách thông tin đến người dân nhanh nhất vẫn là sử dụng hệ thống, mạng lưới thông tin cơ sở.
Trong thời điểm xảy ra dịch Covid-19, công tác thông tin cơ sở đã phát huy thế mạnh khi truyền tải thông tin đến từng đơn vị hành chính cấp xã. Thông qua ứng dụng Zalo, rất nhiều thông tin cập nhật tình hình chống dịch hoặc tiêm chủng được đưa đến người dân rất kịp thời.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm, hiện nay, nhiều địa phương đã áp dụng phương thức tuyên truyền thông tin chính thống qua ứng dụng Zalo. Riêng tại TP.HCM, việc chuyển đổi hình thức tuyên truyền từ phát thanh công cộng sang ứng dụng này đang diễn ra mạnh mẽ.
“Nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân rất lớn, vấn đề là chúng ta phải đổi mới phương thức thông tin cơ sở. Làm sao vừa đưa thông tin đến người dân một cách thích hợp nhất vừa tiếp nhận lại phản ánh của người dân để giải quyết kịp thời. Điều này chỉ thực hiện được bằng công nghệ số”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh.
Bằng việc hợp tác với Zalo, Thứ trưởng Bộ TT&TT hy vọng Cục Thông tin cơ sở sẽ mở rộng không gian tương tác giữa các cấp chính quyền địa phương với người dân, đồng thời triển khai công tác thông tin cơ sở một cách tiện lợi, gần gũi hơn nữa đến từng người dân, từng đơn vị hành chính cấp xã trên cả nước.
Zalo AI công bố bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực tiếng Việt miễn phíTháng 11/2023, Zalo AI công bố bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực tiếng Việt VMLU. Đây là bộ tiêu chuẩn đánh giá tiếng Việt đa khía cạnh, đa cấp độ và đáp ứng đa dạng nhu cầu nhất trên thị trường hiện nay."> -
Hơn 160.000 học sinh Hà Nội và TP.HCM thi vào lớp 10Thí sinh Hà Nội trong phòng thi sáng 2/6. Ảnh: Thanh Hùng Một trong những yếu tố khiến kỳ thi tăng tính cạnh tranh là năm nay Hà Nội chỉ sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào lớp 10 công lập, không tính điểm rèn luyện và học tập của học sinh ở bậc THCS.
Đây cũng là năm mà Hà Nội sử dụng bài thi đánh giá năng lực trong kỳ thi này. Thí sinh phải thi 4 môn gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và Lịch sử.
Tại Hà Nội, 8h sáng thí sinh bắt đầu làm bài môn Ngữ văn. Ảnh: Thuý Nga Ngành giáo dục thủ đô đã huy động 11.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia làm công tác thi tại hơn 3.600 phòng thi ở 169 điểm thi. Kỷ luật phòng thi nghiêm ngặt với những điều khoản theo quy chế thi THPT quốc gia. Các phòng bảo quản bài thi, phòng chấm bài được trang bị hệ thống camera an ninh để giám sát chặt chẽ.
Lịch thi lớp 10 tại Hà Nội Còn tại TP.HCM, 80.237 thí sinh sẽ dự thi để vào 67.299 chỗ học của các trường công lập.
Trong khi bạn bè đồng trang lứa ở Thủ đô "cõng" 4 bài thi thì thí sinh TP.HCM có 3 bài thi của các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ.
Ông Nguyễn Thành Trung, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, Sở đã bố trí 3.417 phòng thi cùng với sự tham gia của gần 11.000 giáo viên làm công tác thi, chưa kể hơn 4.000 người làm các bộ phận khác.
Ngoài ra, TP.HCM cũng có 15.000 thí sinh tốt nghiệp lớp 9 nhưng không thi vào lớp 10 mà chọn hướng đi riêng như đăng ký đi học nghề, các trung tâm giáo dục thường xuyên.
Phụ huynh đồng hành cùng con từ sáng sớm. Ảnh: Thanh Hùng Ở Hà Nội, mỗi thí sinh có 2 nguyện vọng đăng ký vào trường công lập, còn ở TP.HCM con số này là 3. Trước kỳ thi từ nửa tháng đến 1 tháng, các Sở GD-ĐT đã công bố số lượng nguyện vọng để thí sinh và phụ huynh điều chỉnh phù hợp.
Điểm "nóng" trong kì thi lớp 10 ở TP.HCM tập trung vào một số trường điểm như trường như: THPT Gia Định, THPT Nguyễn Thị Minh Khai , THPT Lê Quý Đôn, THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT Nguyễn Thượng Hiền.... tuy nhiên tỉ lệ "chọi" cũng chỉ nằm ở mức 1 chọi >= 2.
Đề thi vào lớp 10 tại TP.HCM lớp 10 năm nay sẽ có những điều chỉnh theo lộ trình đổi mới từng năm ở TP.HCM. Đề thi sẽ tăng đánh giá về kỹ năng, giảm lý thuyết, tập trung vào khả năng vận dụng kiến thức của học sinh. Sở GD-ĐT khẳng định không có những câu hỏi theo dạng ghi nhớ, xơ cứng và không gây đột biến để thí sinh căng thẳng.
Lịch thi lớp 10 tại TP.HCM Hơn 13.000 thí sinh ở Đà Nẵng dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10
Kì thi năm nay được tổ chức tại 31 điểm thi, với 543. Trước đó, Đà Nẵng đã quyết định thay đổi quy chế thi, bỏ môn Ngoại Ngữ. Các em chỉ thi môn Ngữ Văn trong sáng cùng ngày với thời gian 120 phút bằng hình thức tự luận, môn Toán sẽ dự thi trong sáng 3/6.
Tại các trường THPT công lập trên địa bàn, Trường THPT Phan Châu Trinh có tỉ lệ chọi khá cao, khi có hơn 1900 thí sinh đăng kí nguyện vọng trong khi chỉ tiêu chỉ có 1420 em.
Bên cạnh đó, thí sinh có nguyện vọng đăng kí vào Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn sẽ thi các môn chuyên vào ngày 4/6, tại 2 điểm thi Trường THPT Trần Phú và THPT Phan Châu Trinh.
Vĩnh Định
Lê Huyền - Thuý Nga
Đề thi lớp 10 ở TP.HCM sẽ không xơ cứng
- Đề thi vào lớp 10 tại TP.HCM sẽ không có những câu hỏi theo dạng ghi nhớ, xơ cứng mà ra theo hướng mở, tiếp cận với các vấn đề xã hội, thời sự và gần gũi với học sinh.
"> -
Bộ TT&TT ra khung tiêu chí về chuyển đổi số cấp huyện, xã trong quý IISau khi được ban hành, Khung tiêu chí sẽ hỗ trợ địa phương theo dõi, đo lường kết quả chuyển đổi số của các huyện, xã. (Ảnh xã Vi Hương thí điểm chuyển đổi số: Hồng Quân) Đại diện Trung tâm Chính phủ số thuộc Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ TT&TT) cho hay, việc xây dựng huyện, xã thông minh hay chuyển đổi số cấp huyện, xã là nhu cầu cấp thiết, hướng tới mục tiêu góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị nhờ ứng dụng công nghệ số.
Thời gian qua, bên cạnh nỗ lực của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong việc thử nghiệm mô hình xã nông thôn mới thông minh, xã thương mại điện tử, Bộ TT&TT cũng đã hướng dẫn, hỗ trợ một số địa phương triển khai thí điểm chuyển đổi số cấp xã.
Thực tế, quá trình triển khai, xã Yên Hòa (huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình), xã Vi Hương (huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) cùng các xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Đồng Nai, Quảng Nam… đã thu được những kết quả nhất định. Và từ chương trình thí điểm, nhiều địa phương đã chủ động nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
Để các địa phương có công cụ theo dõi, đánh giá kết quả chuyển đổi số của các huyện, xã trên địa bàn, từ năm 2023, Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục Chuyển đổi số quốc gia đã khởi động soạn thảo ‘Khung tiêu chí và phương pháp đánh giá, xét công nhận mức độ chuyển đổi số cấp huyện và cấp xã’ (phiên bản 1.0).
“Đến nay, dự thảo khung tiêu chí này đã có sự đóng góp ý kiến của các bộ, ngành, địa phương và đang trong quá trình hoàn thiện", đại diện Trung tâm Chính phủ số cho hay.
Theo dự thảo, khung tiêu chí gồm 2 cấp huyện và xã, được phân thành 2 nhóm với các tiêu chí bắt buộc và tiêu chí mở rộng. Trong đó, tiêu chí bắt buộc là những tiêu chí thuộc chương trình, chiến lược, kế hoạch của quốc gia về chuyển đổi số; còn tiêu chí mở rộng là các tiêu chí thực tế kinh nghiệm tại các địa phương và chương trình chuyển đổi số ngành, lĩnh vực khác.
Cấu trúc khung tiêu chí chuyển đổi số cấp huyện và xã dự kiến gồm 4 nhóm: tiêu chí chung, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số với tổng số 53 tiêu chí thành phần. Đối với cấp xã, Cục Chuyển đổi số quốc gia đề xuất 3 nhóm tiêu chí là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số với 56 tiêu chí thành phần. Năm mức độ chuyển đổi số cấp huyện, xã gồm: Khởi động, kết nối, cơ bản, nâng cao, toàn diện.
Cũng theo Cục Chuyển đổi số quốc gia: Việc xây dựng và ban hành ‘Khung tiêu chí và phương pháp đánh giá, xét công nhận mức độ chuyển đổi số cấp huyện và cấp xã’ hướng tới đo lường mức độ chuyển đổi số cấp huyện và cấp xã của các tỉnh, thành phố. Qua đó, làm cơ sở chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế, đồng thời phát huy thế mạnh trong việc chuyển đổi số, nâng cao chất lượng quản lý, điều hành và phục vụ nhân dân.
Bên cạnh đó, việc đưa ra khung tiêu chí này góp phần nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại địa phương về chuyển đổi số; xây dựng các cơ quan điển hình, cá nhân tiêu biểu trong chuyển đổi số.
Xây dựng thôn, xã thông minh, nông thôn Quảng Ninh ngày càng hiện đạiNhững thôn, xã thông minh đang góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, kéo gần hơn khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, xây dựng nông thôn Quảng Ninh ngày càng văn minh, hiện đại.">