Nhận định, soi kèo U23 Kyrgyzstan vs U23 Đài Loan, 15h00 ngày 24/9
本文地址:http://user.tour-time.com/html/51e594438.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Nữ Juarez vs Nữ Pumas UNAM, 5h45 ngày 21/1: Thời thế thay đổi
Thịt bay, cơm bung nở và nước lọc chống đói
Anh Hải vẫn nhớ rõ thời kỳ “hoàng kim” của ký túc xá trường Bách khoa vào khoảng những năm cuối thập niên 90. Khi ấy, anh còn là cậu sinh viên năm nhất theo mẹ đến trường nhập học. Dãy nhà cũ kỹ, loang lổ rêu phong có tên B8 là nơi những đứa con trai như anh gắn bó suốt 5 năm học.
Khu B8 của KTX trường Đại học Bách khoa Hà Nội vẫn giữ nguyên như "thuở ban đầu"
Tài sản quý giá của sinh viên thời bấy giờ cũng chỉ là một chiếc thùng tôn có treo móc khóa vừa làm đồ đựng chống trộm, vừa có thể dùng để kê thành bàn học.
Xung quanh phía góc giường tầng được dán chi chít những tờ giấy báo hoặc vài bức tranh về một diễn viên nổi tiếng nào đó. Tổng cộng mỗi phòng như thế có khoảng 12 sinh viên, đến từ các vùng quê khác nhau.
Trong ký ức của anh Hải, dù thiếu thốn nhưng đáng nhớ nhất vẫn là những bữa cơm bụi tại khu ký túc.
Ở ký túc xá có câu nói nổi tiếng “Hè ăn rau muống, đông ăn bắp (bắp cải)”. Hai món ấy cứ xào luộc, luộc xào luân phiên suốt mấy tháng trời. Còn với món mặn, nhiều sinh viên truyền nhau rằng: “Thịt được thái mỏng tới độ, nếu thả từ trên cao thì khi chạy xuống tầng vẫn còn thấy miếng thịt đang bay lơ lửng”.
Câu chuyện này dù chỉ mang tính chất tiếu lâm nhưng cũng phần nào phản ánh được sự thiếu thốn của sinh viên trong thời điểm bấy giờ.
Cũng vì cơm ký túc xá được nấu bung nở bằng một kỹ xảo nào đó nên dù đã ăn nhưng nửa đêm đám học trò vẫn đói meo bụng. Do vậy, cả phòng lại phải góp tiền mua chung một túi mì tôm cân. Mì tôm được ăn khi có sự biểu quyết của cả phòng. Chỉ cần sục nước sôi rồi thả mì vào là cả đám có thể ngồi húp sì sụp. Đó có lẽ là thứ mì tôm “ngon nhất trần đời”.
Đến khi không còn đủ tiền mua mì, cách duy nhất để chống đói là uống nước lọc. Đứa nào có tiền cũng chẳng dám mua gì ăn vì sợ “thóc đâu mà đãi gà rừng”.
Ký túc xá Trường ĐH Kinh tế quốc dân |
Vì vậy mới có chuyện nửa đêm anh bán bánh mì thường lượn qua lượn lại khu ký túc xá mời mọc. Cứ mỗi khi có đứa gọi “Bánh mì ơi” là cả phòng lại hí hửng vì kiểu gì cũng được cho một miếng. Anh bán bánh mì nghe vậy cũng lao như tên bắn đến, miệng không quên quảng cáo “bánh mì nóng giòn đây”.
- “Còn mì không bánh mì ơi?”.
- Còn nhiều, anh lấy mấy chiếc.
- Còn nhiều hả? Thôi đi bán nhanh lên chứ muộn rồi đấy!
Nhiều lần bị “mừng hụt”, anh bán bánh mì chẳng thèm dừng lại khi đi qua ký túc xá nữa. Nếu muốn mua thật, cả lũ phải đứng hẳn ra bên ngoài để gọi vào.
Cũng vì thiếu thốn nên thời sinh viên thích nhất vẫn là những ngày được về nhà để cải thiện bữa. Còn đối với những sinh viên ở xa, “trợ cấp” chỉ có thể gửi qua đường bưu điện.
Quán nước cạnh trường chỉ có… nam sinh
Ngoài chuyện ăn cơm bụi thì việc “cắm quán” cũng là một đặc tính quen thuộc của sinh viên thế hệ 7x, 8x. Thuở đó, đường Nguyễn Phong Sắc còn nhỏ xíu như một cái ngõ. Ở một bên đường, người ta dựng lên những quán nước xập xệ. Họ kéo phích điện ra sát ngay vỉa hè rồi thắp những chiếc bóng li ti treo trên ghế nhựa.
Thức uống thời ấy là trà đá, mấy món chai lọ nước ngọt, sấu dầm. Để thu hút đám nam sinh trường Báo gần đó, người ta còn mở cả Tivi, băng đầu cho sinh viên đến vừa xem vừa uống nước. Đây cũng được coi là một hình thức giải trí quen thuộc của đám nam sinh trong những buổi tối rỗi rãi.
Ngoài phim kiếm hiệp, những hàng quán này còn vụng trộm phục vụ cả băng “con heo” miễn phí. Có thể vì lý do đó mà mỗi buổi tối tại đây luôn đắt khách.
Hình ảnh đóng thùng quen thuộc của sinh viên xưa (Ảnh: Internet)
Đối với khu ký túc xá trường Báo những năm 2000 – 2010 sang chảnh nhất vẫn là tòa nhà 28T dành cho sinh viên các lớp lý luận. Những sinh viên khoa khác như Báo chí, Xuất bản,.. sẽ ở tại khu nhà cấp bốn với một khoảng vườn rộng, cỏ dại mọc um tùm.
Vào những ngày mưa, cóc nghóe kêu ầm ĩ. Có những anh sinh viên người Lào rủ nhau ra vườn bắt nghóe về làm mắm. Mắm nghóe vốn được coi là một món ăn phổ biến của đất nước Lào.
Lại có chuyện, sinh viên tự chế sục cắm điện bằng cách lấy con dao lam phanh ra rồi gắn vào đầu dây điện. Chiếc sục tự chế này được dùng để nấu tất cả các thể loại mì tôm, trứng luộc hay con gà, con vịt mang lên từ quê cũng cho hết vào xô để luộc.
Mùa đông, các khu tập thể đều dùng chung nhà tắm, chiếc sục tự chế này còn phát huy tác dụng khiến cả bể nước to hàng chục khối… bớt lạnh.
Một góc ký túc xá trường ĐH Kinh tế quốc dân |
Trong ký ức của sinh viên trường Báo còn là chiếc loa được treo tít trên ngọn cây. Tiếng cô “tổng đài viên” phát ra văng vẳng bao trùm lên toàn bộ khu ký túc xá nhằm thông báo cuộc gọi tới sinh viên. Tất nhiên, nỗi sợ lớn nhất của sinh viên bấy giờ là đi nghe điện thoại. Mỗi lần nghe như thế sẽ phải trả phí từ 500 – 1000 đồng.
“Không nghe thì sợ gia đình có chuyện gấp cần báo, nghe thì toàn những câu chuyện mượn giáo trình hay những cuộc tỏ tình lãng nhách của đám con trai. Chỉ cần 5 cuộc gọi như thế là đi tong một suất cơm bụi”.
Còn một nghìn lẻ một câu chuyện liên quan đến đời sống ký túc xá của sinh viên xưa. Nhưng dù có thiếu thốn, với bất kì sinh viên nào thời bấy giờ, đó cũng đều là chuỗi ký ức đẹp đẽ một thời mà dù khó khăn nhưng cũng thật đáng nhớ.
Thúy Nga
Sinh viên phải đi làm hàng ngày, chuẩn đến từng giờ, từng phút, áp lực vì bị chủ cằn nhằn nhưng chỉ nhận lại mức lương 12–15 nghìn đồng. Điều đó liệu có đáng?
">Có một thời ký túc “thịt bay”, cơm nở...
Mong muốn tạo ra thế hệ sinh viên có đam mê
PGS-TS Nguyễn Phương Thảo (giảng viên trường ĐH Quốc tế thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM) mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát của phụ nữ Hà thành xưa, khác hẳn sự hình dung thông thường về một nhà khoa học.
PGS-TS Nguyễn Phương Thảo đang miệt mài với công việc nghiên cứu |
Chị là một trong những chuyên gia hàng đầu về công nghệ sinh học phân tử trên đối tượng thực vật tại Việt Nam. Chị vừa được Nhà nước phong PGS năm 2015 với nhiều công trình trên các tạp chí của Việt Nam và hơn 20 công trình trên các tạp chí uy tín quốc tế.
Sau khi tốt nghiệp đại học, chị đạt được học bổng toàn phần của chính phủ Nhật và học một lèo 5 năm để tốt nghiệp xong thạc sĩ rồi TS tại Viện Khoa học và Công nghệ NARA về ngành Di truyền phân tử thực vật. Đặt chân sang Nhật, niềm hứng khởi khi được học tập tại một trong những viện nghiên cứu mạnh nhất của Nhật chưa được bao lâu, chị Thảo bị sốc bởi môi trường giáo dục nơi đây.
“Ở đây có các GS đầu ngành và những cộng sự rất giỏi để giúp bạn đứng trên vai người khổng lồ mà phát triển. Nhưng đây cũng là một trong những nơi thường xuyên có người tự tử vì áp lực học tập, nghiên cứu rất lớn. 3-4 giờ sáng, các phòng lab đều sáng đèn, nghiên cứu viên làm việc như không có khái niệm thời gian. Lúc mới sang, ngày nào tôi cũng khóc vì không có người thân, khác biệt văn hóa, áp lực học quá căng. Nhưng may mắn, tôi đã gặp được cố GS Shimamoto, một trong những GS đầu ngành của thế giới trong lĩnh vực sinh học. Ông như người cha tinh thần, luôn thúc đẩy để tôi phát triển và có những cơ hội phát triển tốt, nhưng đó cũng là nỗi băn khoăn khi tôi quyết định từ bỏ để quay về nước”, chị nhớ lại.
Lúc tốt nghiệp TS, ba mẹ muốn Thảo quay về VN làm việc vì gia đình chỉ có hai người con mà em gái Thảo đã quyết định chưa về. GS Shimamoto kiên quyết giữ cô học trò Việt Nam lại ở viện để nghiên cứu sau TS. Mặt khác, chị đã được ĐH Yale ở Mỹ gật đầu để chị về giảng dạy và nghiên cứu tiếp.
“Nhiều hướng đi ở trước mặt rất khó để đưa ra lựa chọn. Cán cân của lý trí nghiêng theo những cơ hội tốt hơn, đó là ở lại, nhưng có một cán cân khác trong lòng tôi nghiêng theo chiều ngược lại. Khi tôi quyết định sẽ trở về, GS Shimamoto đã sang VN hai lần để tìm hiểu môi trường tôi sẽ công tác, đến nhà cha mẹ tôi thuyết phục hãy cho tôi ở lại Nhật hoặc đi đâu cũng được, miễn đừng trở về”, chị Phương Thảo bộc bạch.
Nữ TS trẻ trở lại Hà Nội, sau đó đầu quân về ĐH Quốc tế với rất nhiều lý lẽ và hoài bão. Chị thừa nhận: “Tận hưởng những khoảnh khắc bên gia đình là giá trị thiêng liêng nhất mà không gì sánh được. Mỗi buổi sá ng thức dậy được gặp người thân, được nghe tiếng Việt thân thuộc - ai đã từng xa quê mới hiểu nó quý như thế nào. Phụ nữ thì càng nên trở về. Hơn nữa, chúng ta có cơ hội được đi ra ngoài để nhìn ngắm thế giới thì nên quay về, mang kiến thức về đóng góp cho đất nước”.
Chị kể, quá trình học tập ở Nhật của mình khá thành công với nhiều bài báo xuất bản trên các tạp chí nghiên cứu uy tín hàng đầu về nghiên cứu thực vật (Plant Cell, Plant Physiology và Cell Press). Do vậy, vào thời điểm đó, chị rất tin vào khả năng nghiên cứu khoa học của mình và nghĩ rằng mình có thể bắt đầu xây dựng một nhóm nghiên cứu tương tự ở ĐH Quốc tế.
Lúc bắt tay vào thực hiện, chị mới nhận thấy rằng để vận hành một nhóm nghiên cứu, kỹ năng làm thí nghiệm chỉ là một phần nhỏ: “Khi còn là nghiên cứu sinh, tôi được nâng đỡ trên vai những người khổng lồ nên mọi chuyện thuận lợi và đơn giản hơn rất nhiều.
Công việc của một trưởng nhóm nghiên cứu đòi hỏi cả sự quyết đoán khi theo đuổi các đề tài khoa học, kỹ năng viết bài, sự độc lập, và nhất là cần có cơ sở vật chất tốt. Vào thời điểm tôi bắt đầu, các dụng cụ thí nghiệm tại ĐH Quốc tế còn rất sơ khai và quỹ nghiên cứu dành cho những nhà nghiên cứu trẻ ở Việt Nam cũng khan hiếm”.
Để vượt qua được những thử thách, chị phải học cách sử dụng và quản lý nguồn kinh phí cũng như quỹ thời gian một cách hiệu quả hơn. May mắn là ở ĐH Quốc tế, việc giảng dạy được đề cao và nghiên cứu được đầu tư rất tốt. Ngoài cơ chế thoáng, có đến 149/160 giảng viên của trường từ nước ngoài trở về nên môi trường nghiên cứu ở đây rất thuận lợi.
“Khi ở Nhật, tôi nghĩ mình chỉ thích duy nhất công việc trong phòng thí nghiệm. Vậy mà sau bả y năm đi dạy, tôi nhận ra được nhiều giá trị đáng quý của công việc này, và rất yêu thích những giờ phút được tiếp xúc và truyền cảm hứng, truyền niềm yêu thích đến các bạn SV.
Sự trẻ trung và vui vẻ của các em cũng lan truyền qua tôi. Cũng có lúc tôi lăn tăn suy tính nhưng cái lớn hơn là tôi đã yêu thích công việc nghiên cứu và SV của mình. Tôi tin các em sẽ là thế hệ có đủ sự năng động và tri thức để giúp phát triển đất nước”, PGS Nguyễn Phương Thảo tâm sự.
Tối muốn "Tây" phải qua mình học
Đó là một trong những mục tiêu mới của GS Dương Nguyên Vũ, Viện trưởng Viện John Von Neumann (JVN - thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM) đang thực hiện cho phân khúc đào tạo sau đại học của viện.
GS Dương Nguyên Vũ đang giảng bài cho sinh viên |
Chuyện hồi hương của các trí thức Việt kiều
Khu nhà tập thể Nguyễn Công Trứ được xây dựng 1960, là một trong những khu tập thể lâu đời nhất tại Hà Nội. Mọi góc tường, mọi cầu thang, mọi ô cửa ở đây đều nhuốm hơi thở cũ kỹ của thời gian.
Với nhiều người, những khu tập thể cũ có thể chỉ là một mảng miếng mờ nhạt trong diện mạo thủ đô khang trang. Nhưng với nhiều người còn lại, những khu tập thể cũ lại là một mảnh của tuổi thơ vẫn tồn tại đâu đấy giữa guồng quay nghẹt thở của cuộc sống hiện đại.
Khu tập thể Nguyễn Công Trứ tòa nhà B1 rêu phong, cũ kỹ |
Trước đây, những khu tập thể cũ có nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường phổ thông, bách hóa… đáp ứng nhu cầu sống của cư dân. Giữa hai dãy nhà thường có khoảng sân rộng, nơi vui chơi của cả người già và trẻ con. Hình ảnh một thời tuổi thơ như chơi trượt ở cầu thang với lũ bạn hàng xóm, hay những buổi chiều đi học về khó nhọc dắt xe đạp từ tầng 1 đến tầng 5… còn mãi trong kí ức của những người sống ở khu tập thể cũ.
Những căn hộ chung cư này từng giải quyết chỗ ở ổn định cho rất nhiều các cán bộ công nhân viên chức. Căn hộ trong những tòa nhà tập thể này được xây dựng với diện tích khoảng 45-50m2, không có phòng ngủ, chỉ có một phòng hình chữ nhật.
Thời đó, đây là những căn hộ trong mơ của các đôi vợ chồng trẻ đang khó khăn về nhà ở. Nhưng theo thời gian, con cái họ lớn dần lên, diện tích nhỏ hẹp của những căn hộ bắt đầu không đủ chỗ cho một gia đình 4, 5, 6 người. Thậm chí, bên trong căn hộ cũ kỹ và chật chội, có những gia đình có đến 3 thế hệ ở cùng nhau. Nhiều cặp vợ chồng trẻ vẫn ở cùng bố mẹ bởi họ không có đủ điều kiện để mua nhà tách ra ở riêng.
Lối vào hành lang nước chảy lênh láng... Hàng lang tối tăm, ẩm mốc... Tận dụng hành lang làm nơi để xe máy |
Những năm đầu thế kỷ 20, các căn hộ tập thể này không có nhà bếp, không nhà vệ sinh bởi đã có khu sinh hoạt tập thể chung. Nhưng xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sinh hoạt của người dân nâng cao, những căn hộ chung cư bắt đầu bị cơi nới thêm những chuồng cọp để có chỗ phơi quần áo, nấu ăn, thậm chí là cơi thêm để làm một phòng ngủ nhỏ. Không ít hộ dân còn tự ý xây chồng tầng lên để ở. Chính vì vậy, những khu chung cư này ngày một xuống cấp một cách trầm trọng.
Nhà nhà cơi nới để có thêm không gian sinh hoạt khiến khu tập thể trở lên nhếch nhác Những chuồng cọp là nơi để phơi quần áo, nấu ăn Mảng tường cũ kỹ bong tróc |
Sân chơi trước kia một ngày bỗng trở thành... bãi để xe, quán nước khiến không gian lúc nào cũng chật chội, ùn tắc. Cầu thang đi lên các tầng của chung cư là chiếc cửa nhỏ, nước chảy lênh láng, bốc mùi hôi thối quanh năm. Những bức tường thì bong tróc, nứt nẻ; Dây điện mắc từ cầu thang cho tới các tầng và bao quanh các căn hộ chằng chịt như mạng nhện. Không chỉ vậy, những thùng nước bằng inox bám bên ngoài mỗi căn hộ san sát nhau, nếu chẳng may bị lở tường rơi xuống sẽ vô cùng nguy hiểm.
Dây điện mắc chằng chịt như mạng nhện Khoảng sân vui chơi trước kia giờ thành bãi đỗ xe, hàng quán mọc lên Những thùng nước bằng inox bám bên ngoài mỗi căn hộ san sát nhau |
Ông T.B.T (cán bộ nghỉ hưu ở khu tập thể B2 Nguyễn Công Trứ) chia sẻ: “Gia đình tôi thuộc vào những cư dân đầu tiên của khu tập thể Nguyễn Công Trứ này. Hồi mới dọn đến, ai cũng hồ hởi, thích lắm. Nhưng theo thời gian, gia đình tôi có thêm con cái, căn hộ 50m2 trở nên chật chội, bí bách. Tôi phải cơi nới thêm để có không gian sinh hoạt. Tôi biết như vậy là nguy hiểm, nhưng cũng không còn cách nào”.
Chỗ nấu ăn trong tình trạng tối tăm, ổm mốc Đồ đạc xếp chồng chất lên nhau bởi diện tích quá hẹp Cơi nới lên cao để tận dụng không gian sinh hoạt Bên trong phòng ở chật chội, bí bách |
"Diện tích nhà thì chật hẹp, bếp thì luôn trong tình trạng ẩm mốc, nhà tôi phải cơi nới thành chuồng cọp, chuồng chim lấy chỗ phơi quần áo, để đồ. Sống ở đây như 'làm dâu trăm họ', đi lại nói năng nhẹ nhàng. Có khi giường nhà mình kêu cót két bao nhiêu lần bên nhà hàng xóm cũng biết", bà N.B.H kể về những bất tiện.
Theo ANTT
Có mặt tại khu nhà G6A – Khu tập thể Thành Công, sau khoảng 30 năm sử dụng, tòa nhà đã xuống cấp trầm trọng. Phần tiếp giáp giữa các đơn nguyên của tòa nhà càng ngày càng tách xa nhau.
">Cuộc sống chật chội, xuống cấp trong khu tập thể lâu đời nhất HN
Nhận định, soi kèo Pachuca vs Santos Laguna, 08h00 ngày 21/01: Bệ phóng sân nhà
“Là cha mẹ, tất cả những gì chúng ta có thể làm là cố gắng nuôi dạy con trở thành một người hạnh phúc và biết cách tự kiếm sống”.
Dưới đây là những lời khuyên của bà Mellina về những sai lầm trong việc nuôi dạy con cái, không thể khiến trẻ trở nên hạnh phúc, giàu có trong tương lai.
Giáo sư tâm lý học nổi tiếng người Nga - Marina Mellina.
Cố gắng dạy con thành “nhà vô địch”
Những đứa trẻ bị ám ảnh bởi việc “phải trở thành người xuất sắc nhất” thường lớn lên trong những gia đình có cha mẹ đã đạt được những thành công nhất định và họ cũng mong muốn con mình phải làm được như vậy.
Hoặc chúng cũng có thể lớn lên trong gia đình có cha mẹ từng mơ ước về một điều gì đó, nhưng không thể đạt được và họ đặt mong muốn này lên con cái. Trước những sự áp đặt đó, các “nhà vô địch tương lai” phải dành cả ngày để học và tập luyện. Chúng cũng cảm thấy bức bối nhưng không dám bày tỏ suy nghĩ, mong muốn của bản thân. Áp lực ngày càng lớn khiến trẻ tin rằng bản thân sẽ chỉ hạnh phúc khi đạt được những mục tiêu này.
Nuôi dạy con trở thành một đứa trẻ hoàn hảo ngay từ khi còn nhỏ đang dần trở nên phổ biến. Ngày nay, hầu hết cha mẹ đều bắt đầu dạy con mọi thứ từ rất sớm. Nhưng điều đó có phần rất nguy hiểm, bởi nó có thể làm quá tải não của trẻ.
GS Marina Mellia cho rằng, không nên áp đặt lịch trình nghiêm ngặt cho trẻ, bởi điều đó chỉ biến đứa trẻ thành những người có tuổi thơ ảm đạm.
“Cha mẹ hãy cho trẻ có một chút thời gian rảnh rỗi, đôi khi chỉ để hít thở không khí trong lành hay nhìn ngắm bầu trời. Đây chính là cách mà sự sáng tạo được nảy ra”, bà Mellina nói.
Cha mẹ hay kể công
Trên thực tế, việc nuôi dưỡng con cái là trách nhiệm của cha mẹ. Phụ huynh có thể lựa chọn hy sinh vì con hay không. Do đó, cha mẹ không nên đòi hỏi con phải luôn biết ơn vì điều đó. Bà Mellia đưa ra lời khuyên, phụ huynh đừng nói những câu như “Mẹ đã hy sinh rất nhiều, con phải…”.
Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ cũng thích nói đạo lý với con, điển hình như “Tiền không phải vỏ hến”, “Hồi bằng tuổi con, mẹ đã…”. Thực tế, cách nói này không có tác dụng giáo dục. Thay vào đó, cha mẹ nên thảo luận chi tiết về một tình huống cụ thể.
Ví dụ, nếu trẻ muốn mua một món đồ đắt tiền nào đó, cha mẹ có thể dạy con cách dành dụm tiền để mua, chẳng hạn như giúp con lên kế hoạch tiết kiệm và theo dõi con thực hiện kế hoạch đó.
Trả tiền cho những việc làm của con
Ngày nay, không ít cha mẹ có thói quen trả tiền cho con mỗi khi chúng đạt được điểm tốt, biết tự dọn dẹp phòng hay làm những việc khác tương tự. Việc cha mẹ cổ vũ con khi ngoan ngoãn, học tốt là không sai, nhưng không nên thưởng bằng vật chất.
Việc được trả tiền cho những việc này về lâu dài sẽ khiến trẻ nảy sinh tâm lý đòi hỏi, thụ động và chỉ làm tốt nếu việc đó đem lại giá trị vật chất.
Cha mẹ có thể cho con tiền tiêu vặt nhưng cần phải cân nhắc số tiền và phải ấn định số tiền, thời gian cố định. Cha mẹ hãy để trẻ tự quyết định chúng sẽ tiêu tiền vào việc gì. Đây là cách cha mẹ cho trẻ thấy bản thân tin tưởng với các quyết định tài chính của con.
Tất nhiên, cha mẹ vẫn có thể hướng dẫn con cái, nhưng quyết định cuối cùng phải nằm trong tay trẻ. Chúng có thể mắc sai lầm nhưng điều đó đem lại bài học cho trẻ.
Cha mẹ “đè bẹp” ước mơ của con
Nhiều đứa trẻ có mong muốn được thổ lộ ước mơ của mình với cha mẹ. Nhưng thay vì khuyến khích, ủng hộ, nhiều phụ huynh gạt phăng suy nghĩ của trẻ vì cho rằng điều đó là không thực tế. Khi không được cha mẹ ủng hộ, trẻ trở nên thu hẹp mình, rụt rè và mất niềm tin vào bản thân.
“Cha mẹ nên dạy trẻ chủ động và nói với chúng rằng điều quan trọng là không nên sống theo kỳ vọng của người khác mà hãy làm theo mong muốn của bản thân. Khi cha mẹ nói với trẻ, không nên dùng những từ như “Con phải…” hoặc “Con cần phải làm…”. Điều đó sẽ giết chết động lực và sự sáng tạo của trẻ”, GS Marina Mellia gợi ý.
Thời Vũ(Theo Bright Side)
Tất cả những hành vi của trẻ phần lớn đều hình thành thông qua việc giáo dục. Đặc biệt giai đoạn trước tuổi lên 10, đây là thời điểm quan trọng ảnh hưởng lớn tới nhân cách của trẻ sau này.
">Hay kể công, biến con thành ‘nhà vô địch’ là sai lầm kinh điển của phụ huynhc
Ảnh minh họa. |
Khu nhà tái định cư N5B Trung Hòa - Nhân Chính nằm ở vị trí khá đẹp khi tiếp giáp với nhiều tuyến đường lớn như Trần Duy Hưng, Lê Văn Lương, được coi là một trong những địa điểm đẹp và thuận lợi nhất nhì quận Cầu Giấy.
Nhìn bên ngoài, khu nhà rất đẹp nhưng bên trong lại là một cảnh tượng khác. Sau nhiều năm đưa vào sử dụng, hiện khu nhà tái định cư này có dấu hiệu xuống cấp, trở nên nhếch nhác.
Cảnh nuôi gà, trồng rau trong chung cư ở Hà Nội |
Trên tầng thượng của khu nhà trở thành nơi nuôi gà của một số hộ dân. Đại diện tổ dân phố cho biết đã nhiều lần nhắc nhở giữ gìn vệ sinh nhưng không có kết quả.
Các lối đi lại cầu thang bụi bặm và bẩn thỉu trong khu nhà tái định cư N5B Trung Hòa - Nhân Chính.
Khu nhà tái định cư N5B cao 9 tầng, mỗi tầng có 6 căn hộ, thuộc sự quản lý của Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội.
Sau nhiều năm đưa vào sử dụng, khu nhà tái định cư này đã có dấu hiệu xuống cấp, tường lở, rộp, bong tróc...
Nằm liền kề là tòa nhà tái định cư N6C cũng chung tình trạng. Chuồng cọp mọc lên như nấm tại khu vực này dù không được phép.
Phía dưới tòa nhà tái định cư là nơi nuôi nhốt gà của một số hộ dân.
Khu nhà tái định cư N06 Dịch Vọng nằm gần đường Nguyễn Phong Sắc và Trần Đăng Ninh. Tòa nhà này được xây dựng cách đây gần 10 năm.
Sau nhiều năm đưa vào sử dụng, nhiều hộ dân bắt đầu cơi nới, mở thêm nhiều không gian sinh hoạt riêng.
Lối đi chung trở thành nơi để xe máy của những hộ dân dưới tầng một.
Ngay cổng vào tòa nhà tái định cư N06 Dịch Vọng mọc lên nhiều cửa hàng tạp hóa, bán trà đá, làm thu hẹp lối đi chung của tòa nhà.
Nhiều tòa nhà tái định cư tại khu đô thị Nam Trung Yên, Cầu Giấy cũng chung tình trạng.
Khu nhà tái định cư B3A Nam Trung Yên, trên tầng thượng thành nơi trồng rau.
Lối đi cầu thang bụi bặm, tường bong tróc...
... hoặc thành nơi trưng dụng để cất đồ.
Theo Zing News
Hàng trăm căn biệt thự triệu USD đang bị bỏ hoang dẫn đến tình trạng nước ngập, cỏ mọc um tùm, các hộ dân tận dụng thành nơi trồng rau, nuôi gà
">Cảnh nuôi gà, trồng rau trong chung cư ở Hà Nội
Văn bản được Thứ trưởng Nguyễn Văn Công vừa ký gửi UBND TPHà Nội, lãnh đạo Bộ GTVT đưa ra hàng loạt lưu ý với Đồ án này trong bối cảnh Hà Nội đang bị quá tải về hạ tầng đô thị.
Theo đó Bộ GTVT nhận được Văn bản số 4417/UBND-ĐT ngày 11/9/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc góp ý đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Khu vực ga Hà Nội và vùng phụ cận, tỷ lệ 1/2000 (sau đây gọi tắt là Đồ án). Sau khi nghiên cứu, Bộ GTVT đã đưa các ý kiến về Đồ án này.
Ga Hà Nội. (Ảnh: Phạm Hải/ VietNamNet) |
Theo Bộ GTVT, thống nhất về các lý do và sự cần thiết phải lập quy hoạch, nhất là việc xác định ga Hà Nội và vùng phụ cận cần được xây dựng một cách thống nhất, đồng bộ và là cơ sở để tổ chức thực hiện quy hoạch. Đồng thời, để hướng tới Thủ đô văn minh, hiện đại và để cụ thể hoá Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt ngày 26/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, Bộ GTVT đề nghị làm rõ cơ sở lựa chọn phạm vi quy hoạch, phân khu chức năng và tính cấp thiết của việc lập quy hoạch.
Theo Bộ GTVT khu vực ga Hà Nội và vùng phụ cận là trung tâm và là cửa ngõ giao thông quan trọng của thành phố, vì vậy Đồ án cần có sự so sánh đối chiếu cụ thể các chỉ tiêu và các tác động của Đồ án với quy hoạch chung của thành phố.
Đây là Đồ án quy hoạch có tác động lớn đến việc bảo tồn kiến trúc cổ, ảnh hưởng lớn cảnh quan và cấu trúc đô thị Hà Nội, vì vậy đề nghị UBND thành phố Hà Nội làm việc hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học về kiến trúc, quy hoạch và lịch sử để hoàn thiện Đồ án.
Theo Bộ GTVT, Đồ án tập trung bố trí đáp ứng nhu cầu giao thông công cộng khu vực ga Hà Nội. Tuy nhiên, đề nghị UBND thành phố Hà Nội căn cứ lộ trình thực hiện Chiến lược, Quy hoạch phát triển GTVT của các lĩnh vực (nhất là lộ trình hoàn thiện mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao và hệ thống giao thông công cộng tại khu vực ga Hà Nội) để dự kiến lộ trình thực hiện Đồ án bảo đảm tính khả thi; hạn chế đến sinh hoạt và cuộc sống người dân, doanh nghiệp, tổ chức trong khu vực quy hoạch.
Liên quan đến vấn đề này, trước đó, tại buổi làm việc với Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị TP Hà Nội cần thận trọng trong tính toán các yếu tố liên quan đến các tòa nhà cao tầng ở khu vực ga Hà Nội. “Vừa rồi, thành phố đưa ra chiến dịch truyền thông rất tốt, cái gì là được, cái không được là gì, để thảo luận đưa ra quyết định cuối cùng”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá.
Cũng tại buổi làm việc, nhiều ý kiến của các thành viên Chính phủ, Bộ ngành đã đề cập về quy hoạch đô thị hiện nay của Hà Nội. Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, đồ án quy hoạch Hà Nội hiện nay tích hợp rất tốt, nhưng đang có hiện tượng điều chỉnh cục bộ.
Phó Thủ tướng đề nghị TP Hà Nội tập trung rà soát quy hoạch tổng thể phát triển, quy hoạch chung phát triển Thủ đô. Phó Thủ tướng cũng đề nghị Hà Nội tiếp tục rà soát quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, các quy hoạch chi tiết, quy hoạch ngành… Trong đó, phải gắn điều chỉnh quy hoạch với việc ứng phó với thách thức áp lực về gia tăng dân số: “Chúng ta phải kiên quyết không để gia tăng dân số ở nội đô. Chứ chúng ta rà soát quy hoạch lại tăng dân số nội đô lên thì không thành công”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đưa ra đề nghị phát triển đô thị phải bám theo quy hoạch đã được quy định. Bởi hiện nay còn khoảng trống trong vấn đề này, dẫn đến tình trạng phát triển tự phát.
“Các doanh nghiệp thấy đất đẹp là xin, còn chúng ta đồng ý cho, chứ chưa căn cứ vào kế hoạch cũng như nhu cầu của người dân và khả năng cung ứng nguồn lực đầu tư”, Phó Thủ tướng Dũng nhấn mạnh.
Giữa tháng 9/2017, Hà Nội đã xin ý kiến các bộ ngành về đồ án quy hoạch ga Hà Nội và vùng phụ cận. Theo quy hoạch do tư vấn Nhật Bản lập, ga Hà Nội ở vị trí hiện tại sẽ được bảo tồn nguyên trạng với mặt tiền nằm trên đường Trần Hưng Đạo. Tư vấn đề xuất chia ga Hà Nội và vùng phụ cận thành 9 phân khu chức năng, với tòa nhà cao nhất 150m (tương đương 40 tầng). Trong đó, khu ga đường sắt nằm ở trung tâm của quy hoạch; khu văn hóa gồm Văn Miếu và khu vực xung quanh được xác định bảo tồn, xây dựng công trình mới phải hạn chế chiều ca kiến trúc... Trong 9 phân khu, các khu kiến trúc, truyền thông, thương mại được xây dựng chiều cao tối đa 200m (70 tầng); khu nghỉ dưỡng, lối sống mới được xây dựng tối đa 60 tầng; khu văn hóa thấp tầng. Cũng theo tờ trình này, hiện dân số khu vực quy hoạch là 34.000 người, dự báo tăng thêm 10% dân số mỗi năm nên tổng dân số của đồ án sẽ là 44.000 người. Qua đó, Hà Nội sẽ tăng dân số khu vực nội đô (4 quận nội thành cũ) từ 800.000 người lên 824.000 người. |
Hồng Khanh
Đồ án khu đô thị ga Hà Nội khá rộng, thay đổi nhiều về hạ tầng xung quanh ga nên cần nghiên cứu kỹ khả năng tổ chức giao thông.
">Xây nhà 70 tầng ở ga Hà Nội Bộ GTVT chính thức lên tiếng
Công bố đề và đáp án kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2023
Linh Chi
Hà Hồ đeo trang sức hơn 400 tỷ, đọ dáng bên Mai Davika, Catriona GrayHồ Ngọc Hà nổi bật với thần thái, sắc vóc khi hội ngộ Miss Universe 2018 Catriona Gray và minh tinh Mai Davika trong một sự kiện thời trang cao cấp.">Lý Nhã Kỳ đẹp 'hack tuổi', Hà Hồ khoe sắc với trang sức bạc tỷ
友情链接