您的当前位置:首页 > Nhận định > Ngăn ngừa bạo lực học đường: Việc của nhà quản lý, sao lại dồn giáo viên? 正文
时间:2025-01-15 21:52:13 来源:网络整理 编辑:Nhận định
Lời toà soạn: Một tuần sau sự kiện nữ sinh ở Trường THCS Phù Ủng bị đánh hội đồng gây xôn xao dư luậvtv3 trực tiếp bóng đá hôm nayvtv3 trực tiếp bóng đá hôm nay、、
Lời toà soạn: Một tuần sau sự kiện nữ sinh ở Trường THCS Phù Ủng bị đánh hội đồng gây xôn xao dư luận,ănngừabạolựchọcđườngViệccủanhàquảnlýsaolạidồngiáoviêvtv3 trực tiếp bóng đá hôm nay ngày 6/4, tỉnh Hưng Yên đã tổ chức hội nghị trực tuyến với 16.000 giáo viên để tìm giải pháp ngăn ngừa hiện tượng này. Theo dõi xuyên suốt sự kiện, nhà giáo Lê Minh Hoàng ở Tiền Giang đã có bài viết gửi tới VietNamNet “thảo luận cùng 16.000 nhà giáo ở Hưng Yên và Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT Hưng Yên”. Dưới đây là nội dung bài viết.
"Xử lý nghiêm" là cần thiết
Thủ tướng và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có chỉ đạo “phải xử lý nghiêm”, Bộ trưởng GD-ĐT và Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp giải quyết “luôn và ngay” cho thấy đây là một vụ đặc biệt nghiêm trọng, hết sức đau lòng không chỉ đối với ngành giáo dục.
Việc Chủ tịch UBND Tỉnh Hưng Yên chỉ đạo thực hiện quy trình và xử lý cách chức hiệu trưởng, toàn bộ ban giám hiệu, chi ủy, hội đồng kỷ luật nhà trường, cán bộ Đoàn-Đội, xem xét công việc của giáo viên chủ nhiệm; đồng thời xem xét xử lý các em học sinh đánh bạn; những học sinh không đánh nhưng có biết hay chứng kiến sự việc mà không can ngăn hay bảo vệ bạn cũng như không báo cáo cho nhà trường và xem xét xử lý... là rất kịp thời, nghiêm minh và cần thiết.
Có thể từ nay, trở đi trường nào ở Hưng Yên nói riêng và cả nước nói chung để xảy ra trường hợp tương tự cũng sẽ bị xử lý như vậy.
Ngày 6/4, Sở GD-ĐT Hưng Yên tổ chức hội nghị trực tuyến về phòng chống bạo lực học đường với sự tham gia của hơn 16.000 giáo viên ở gần 600 điểm cầu trên toàn tỉnh. Ảnh: Quang Vinh |
Tuy nhiên, là một cựu giáo viên có gần 40 năm trực tiếp giảng dạy, công tác ở trường phổ thông, tôi nghĩ như vậy là mới xử lý phần "ngọn".
Nguyên nhân sâu xa của vấn đề là do cơ cấu tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động lâu nay của trường phổ thông nhìn bề ngoài và nghe báo cáo thì rất khoa học, trách nhiệm, kỷ cương, nề nếp, hiệu quả, thân thiện…và hàng loạt mỹ từ khác; nhưng thực tế thì không phải vậy.
Xin được nêu ra đây một vài ý kiến, hy vọng lãnh đạo Bộ GD-ĐT và cơ quan quản lý giáo dục các cấp quan tâm.
Tất cả chưa "vì học sinh thân yêu"
Bộ máy quản lý nhà trường phổ thông của ta lâu nay quá cồng kềnh, nhiều ban thường trực, ban chỉ đạo, hội đồng chính thức và không chính thức - xin tạm gọi là “hệ thống chính trị”nhưng trách nhiệm thì không rõ ràng, hoạt động thì rời rạc, không hiệu quả chỉ nhằm mục đích duy nhất là đáp ứng những yêu cầu của các phong trào, chỉ tiêu thi đua; của sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên và sự “điều động” của địa phương nơi trường đóng chứ không phải lúc nào cũng “tất cả vì học sinh thân yêu”.
Trong quản lý của hiệu trưởng (HT) và ban giám hiệu (BGH) thì tập trung chủ yếu cho công tác tổ chức nhân sự và tổ chức dạy - học, cả chính khóa và dạy thêm - học thêm. Có nhiều trường dạy thêm - học thêm trở thành mũi nhọn, thành việc chính.
Rồi, mất nhiều thời gian cho những việc thuộc về hậu cần như chạy ngân sách Nhà nước, vận động xã hội hóa, họp hành, hiếu hỷ, quan hệ…
Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thường thì khoán trắng cho tổ chức Đoàn - Đội và giáo viên chủ nhiệm (GVCN) mà công tác Đoàn, Đội những năm gần đây cũng có biểu hiện “mất lửa”, hành chính hóa, nặng về hình thức, chủ yếu là theo phong trào kiểu “đến hẹn lại lên”, đối phó, chiếu lệ.
Còn GVCN thì cả tuần chỉ được làm việc với lớp mỗi tiết sinh hoạt vì thời gian còn lại cả thầy và trò đều tập trung cao độ cho dạy và học; đã vậy còn bị trừ đi 1 tiết tiêu chuẩn để nuôi giám thị thì làm sao có hiệu quả.
Tiết sinh hoạt đầu tuần hầu hết các trường dành cho sự vụ, phong trào, hiếm khi HT lên bục làm công tác tuyên giáo cho HS. Thậm chí, có HT suốt 20 năm tại vị không làm công tác tuyên giáo với tập thể HS lần nào.
Kỷ luật học đường bị coi nhẹ
Kỷ luật học đường lâu nay bị coi nhẹ. Sự coi nhẹ thể hiện trước hết ở chỗ cho tới thời điểm này (4/2019) mà vẫn còn áp dụng Thông tư 08/TT được ban hành cách nay 31 năm (ngày ký 21/3/1988) để xử lý kỷ luật học sinh trong khi chờ đợi Bộ nghiên cứu sửa chữa, bổ sung (!).
Đã vậy, nhiều trường lại không xử lý khi có HS vi phạm hoặc có xử lý nhưng không nghiêm minh làm cho HS lờn. Liệu chúng ta hiểu nhầm nội hàm của quan điểm kỷ luật tích cực không?
Đặc biệt là sức ép của xã hội, của công luận, của chính bản thân cán bộ giáo viên sau những vụ bạo hành học đường trong thời gian qua (thầy bạo hành trò, trò và gia đình bạo hành thầy) làm cho phần lớn CBGV có tâm lý “sợ” HS và gia đình HS, nhắm mắt trước những lỗi lầm, khuyết điểm của HS theo kiểu “mắc-kê-nô” (mặc kệ nó) với cái quy trình hoạt động được mặc định là: Tới giờ lên lớp - hết giờ rời bục, có thông báo thì họp - BGH bảo sao thì làm vậy - về nhà.
Có một lực lượng trong các trường phổ thông phụ trách chính cho công tác duy trì kỷ luật học đường, nhất là việc tuần tra, giám sát học sinh trong khuôn viên nhà trường kịp thời ngăn chặn, xử lý việc vi phạm trật tự, kỷ luật nhất là tụ tập đánh nhau từng tồn tại trong nhà trường một thời gian dài và rất có hiệu quả là đội ngũ giám thị.
Lúc đầu, đội ngũ này hoạt động rất có hiệu lực, hiệu quả nhưng hiện nay thì không thể phát huy được vai trò vì nó không có vị trí việc làm trong biên chế nhân sự nhà trường mà phải “ ký sinh” bằng chế độ của GVCN, và do đó không có tư cách pháp nhân… Họ là những GV thiếu tiết tiêu chuẩn “bị” phân công làm giám thị nên làm cũng lấy có, có mặt cho hết giờ rồi về.
Công việc chủ yếu của giám thị bây giờ là đánh trống báo tiết, điểm danh đầu buổi, ghi nhận có giáo viên vắng, viết giấy cho HS vào lớp. Giám thị có thiếu sót trong công việc (giám thị) , hiệu trưởng cũng không quy được trách nhiệm mà xử lý.
Còn một hiện trạng khác mà theo tôi đây là một trong những nguyên nhân nội tại dẫn đấn sự việc đau lòng như ở Trường THCS Phù Ủng là HS bị cả gia đình và nhà trường ép học thái quá, vi phạm nghiêm trong quy luật tâm - sinh lý học lứa tuổi, làm các em phát cuồng trong nhận thức và hành vi. Ngẫm lại câu nói dân gian: “Học không chơi giết mòn tuổi trẻ/Chơi không học phá vỡ tương lai” lại rất đúng, rất trúng.
4 đề nghị của thầy giáo 40 năm tuổi nghề
Để không còn một vụ tập thể bạo hành bạn trong trường phổ thông nào nữa như ở Trường THCS Phù Ủng, tôi nghĩ cần phải làm nhiều việc.
Nhưng trước mắt xin đề nghị lãnh đạo Bộ GD-ĐT và UBND các tỉnh thành có trách nhiệm:
-Nên khẩn trương ban hành ngay một thông tư mới quy định về xử lý kỷ luật HS thay cho Thông tư 08/TT.
- Xem xét tinh giản bộ máy quản lý trường phổ thông, giao quyền và trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, trước hết là hiệu trưởng.
- Cân đối, bố trí biên chế ( trong giới hạn cho phép) và xây dựng đội ngũ giám thị chuyên nghiệp với tư cách là nhân viên được tuyển dụng, tập huấn từ sinh viên sư phạm đã tốt nghiệp (như nhân viên thiết bị). Chấm dứt tình trạng “ký sinh”, “chui” như lâu nay.
- Cần chấn chỉnh một cách dứt khoát, kiểm soát gắt gao, xử lý triệt để những vi phạm về hoạt động dạy thêm-học thêm nói chung, đặc biệt là dạy thêm và học thêm trong nhà trường. Chấm dứt tình trạng ban giám hiệu và nhân viên nhà trường lấy giờ hành chính công, hưởng lương Nhà nước để tổ chức, quản lý dạy thêm-học thêm, hưởng thêm thu nhập trùng lắp. Đặc biệt là cải cách mạnh mẽ nội dung và phương thức thi cử nhằm giảm áp lực cho HS.
Đề nghị các Bộ, lãnh đạo địa phương chỉ đạo cho các ngành, các đoàn thể ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở tạo mọi điều kiện cho hiệu trưởng, ban giám hiệu các trường học tập trung hết thời gian, sức lực cho công việc quản lý đơn vị mình cũng bớt “nhờ” GV, HS các trường đi dự các phong trào với tư cách đại diện cho địa phương để các thầy - cô và các em tập trung vào học tập, vui chơi, rèn luyện.
Nhà giáo Lê Minh Hoàng
- Nhìn thiết chế “trường học” thời gian gần đây thấy nhiều biểu hiện lệch chuẩn, đứt gãy văn hóa.
Nhận định, soi kèo DPMM vs Lion City Sailors, 19h15 ngày 13/1: Cửa trên ‘ghi điểm’2025-01-15 21:17
Xót xa khi giáo dục chậm thay đổi2025-01-15 20:55
Rau mùi tàu giúp hạ mỡ máu và hỗ trợ điều trị sỏi thận2025-01-15 20:35
Trào lưu “ngược thời gian”2025-01-15 20:31
Nhận định, soi kèo Nacional vs Porto, 22h30 ngày 12/01: Ca khúc khải hoàn2025-01-15 20:24
Sự thật việc người lạ dùng chiêu lừa 'ba bị tai nạn' dụ dỗ học sinh Đà Nẵng2025-01-15 19:57
Đời thường sành điệu khác hẳn trên phim của Minh 'Hướng dương ngược nắng'2025-01-15 19:44
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào2025-01-15 19:39
Nhận định, soi kèo Newcastle Jets vs Macarthur FC, 13h00 ngày 12/1: 3 điểm xa nhà2025-01-15 19:20
Làn sóng tấn công vào các website ở Việt Nam2025-01-15 19:18
Nhận định, soi kèo Chelsea vs Morecambe, 22h00 ngày 11/1: Tin vào khách2025-01-15 21:49
Juky San tuổi 25: Tôi trưởng thành hơn nhờ những người đến và đi2025-01-15 21:37
Buồn cho ông tiến sĩ trả lời như 'vẹt'2025-01-15 21:34
Nóng bỏng áo phông họa tiết comic2025-01-15 21:19
Soi kèo phạt góc Atletico Madrid vs Osasuna, 22h15 ngày 12/012025-01-15 21:15
Chuyện thầy giáo mù2025-01-15 21:00
Fan nữ mặc hở giữa trời đông xem concert 'Anh trai say hi'2025-01-15 20:30
Tuần mới của bạn nói gì? (23/52025-01-15 20:06
Nhận định, soi kèo Atletico San Luis vs Tigres UANL, 06h00 ngày 12/1: Khi hổ ly sơn2025-01-15 19:43
Bài toán bảo mật thông tin với doanh nghiệp vừa và nhỏ2025-01-15 19:20