Dù vai diễn ngắn, Thu Huyền chia sẻ rất thích thú và ấn tượng với nhân vật này. Trên phim, Ánh luôn mưu tính để giữ chồng. Khi biết Diễm (Việt Hoa) - người tình của chồng xuất hiện, Ánh đã bay từ nước ngoài về đánh ghen.
Chia sẻ với VietNamNetvề cảnh đánh ghen ấn tượng, Thu Huyền cho biết đây là một kỷ niệm đáng nhớ trong Độc đạo.Cảnh quay thể hiện một người vợ ông trùm, dù có uy lực, vẫn mang ghen tuông rất "đàn bà".
Vì cảnh quay này, Thu Huyền gặp tai nạn trật ngón tay cái và phải bó bột. Cô cho biết hiện tại vẫn còn đau và phải mất 2-3 tháng mới hồi phục hoàn toàn.
"Trong hơn 20 năm làm nghề, có lẽ đây là kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi. Thực ra không phải do đánh Việt Hoa (Diễm) mà tôi bị trật ngón tay. Hôm đó, một diễn viên quần chúng đóng vai chủ quán karaoke - nơi Diễm làm, bị bà Ánh đánh. Vì chưa được học kỹ thuật hình thể trong cảnh đánh nhau nên bạn ấy giật mình và phản ứng lại khi tôi giơ tay đánh.
Sau cảnh đó, ngón tay cái của tôi bị lật ngược. Tôi đau lắm, cảm giác như đốt ngón tay rời ra, nhưng vẫn cố gắng diễn tiếp. Sau đó, tôi về Hà Nội khám và phải bó bột. Hiện tại tay vẫn còn đau, bác sĩ nói phải mất vài tháng nữa mới hồi phục", Thu Huyền chia sẻ.
Tuy nhiên, cô coi đây chỉ là tai nạn nghề nghiệp, điều khó tránh mà người làm nghề nào cũng có thể gặp.
PhimĐộc đạocòn 6 tập nữa là kết thúc nhưng đang ngày càng gay cấn với nhiều chi tiết hấp dẫn trong các tập tới.
Ảnh: NVCC
Clip: VTV
Thời còn trẻ, Hành Triết chịu ảnh hưởng sâu sắc từ người chú từng du học ở nước ngoài- người rất quan tâm đến khoa học và công nghệ phương Tây, đặc biệt là y học. Năm 13 tuổi, bà theo chú đến Quảng Châu để học trường y nhưng không được nhận vì chưa đủ 18 tuổi. Năm 1911, Hành Triết đến Thượng Hải và theo học tiếng Anh tại Trường Nữ sinh Yêu nước.
Năm 17 tuổi, cha gọi bà về và bàn về việc đính hôn cho con gái. Không chấp nhận việc “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, bà đã chuyển sang sống cùng với dì ruột. Dì cũng giúp Hành Triết tìm kiếm một công việc để tự lập kiếm tiền.
Khi biết ĐH Thanh Hoa tổ chức các kỳ thi ở Thượng Hải để gửi sinh viên ra nước ngoài học tập, bà đã đăng ký theo học tại đây.
Bất chấp sự miễn cưỡng ban đầu của chính phủ Trung Quốc trong việc gửi nữ sinh ra nước ngoài, bà đã xuất sắc vượt qua kỳ thi vào năm 1914 cùng với 10 phụ nữ khác. Hành Triết trở thành thế hệ nữ sinh đại học Trung Quốc đầu tiên được chọn để sang Mỹ du học.
Tại đây, bà đã nghiên cứu lịch sử phương Tây và theo học tại ĐH Phụ nữ Vassar (New York), lấy bằng cử nhân văn học năm 1918. Sau đó, bà tiếp tục theo học tại ĐH Chicago và lấy bằng thạc sĩ văn học Anh năm 1920.
Nữ giáo sư đầu tiên của Trung Quốc
Tháng 9/1920, Trần Hành Triết trở về Trung Quốc. Bà được tuyển dụng làm giảng viên dạy môn Lịch sử phương Tây và đảm trách các khóa học tiếng Anh tại ĐH Bắc Kinh nhờ chính sách tuyển dụng cởi mở. Bà đã trở thành nữ giáo sư đầu tiên tại ĐH Bắc Kinh và là nữ giáo sư đầu tiên ở Trung Quốc.
Ngay từ khi du học, Trần Hành Triết cũng xuất bản những bài thơ gây được tiếng vang. Ý thơ tao nhã và mang phong cách đối thoại đã ghi dấu ấn sâu sắc trong nền tảng văn học Trung Quốc, đặc biệt là bài “Kênh đào và sông Dương Tử”.
Trần Hành Triết cũng rất quan tâm và tích cực ủng hộ phong trào nữ quyền. Bà từng chỉ trích hiện tượng phụ nữ thời đó lấy chồng phải đổi họ nhà chồng. Sau khi Chiến tranh chống Nhật bùng nổ, Trần Hành Triết đến Tứ Xuyên cùng với chồng và làm giáo sư tại ĐH Tứ Xuyên.
Trong thời gian này, bà liên tục đăng các bài báo trên Tạp chí Độc lập, chỉ trích tình trạng tham nhũng ở Tứ Xuyên, đặc biệt là hiện tượng nữ sinh lúc bấy giờ ganh đua làm vợ lẽ của các nhân vật thượng lưu với lý do “thà được làm vợ lẽ của các nhân vật thượng lưu, vợ lẽ của một anh hùng hơn là vợ của một người tầm thường”.
Zhang Li, giáo sư tại ĐH Sư phạm Bắc Kinh, nhận xét về Trần Hành Triết: “Những cô gái sinh vào cuối thời nhà Thanh sẽ luôn phải đối mặt với nhiều sự lựa chọn liên quan đến số phận của mình trong cuộc đời. Ví dụ như có nên bó chân hay không, có nên đến trường hay không, nên kết hôn theo ý muốn của cha mẹ hay không?
Nhờ trí thông minh bẩm sinh và sự nhanh nhạy của mình, Trần Hành Triết đã học cách tự đưa ra quyết định ngay từ khi còn trẻ và mọi quyết định bà đưa ra đều hướng tới sự tiến bộ. Đây cũng chính là lý do khiến bà sớm vươn tới đỉnh cao học thuật và hoàn thành những bước biến đổi đáng kinh ngạc đó”.
Sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, Trần Hành Triết là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân thành phố Thượng Hải. Năm 1976, bà qua đời vì bệnh viêm phổi ở tuổi 86.
Nhạy cảm và thông minh, bằng nỗ lực của bản thân, cuối cùng bà cũng có thể thoát khỏi xiềng xích của chế độ phong kiến và tìm được sự nghiệp, tình bạn và tình yêu ở bên kia đại dương. “Đừng lo lắng về số phận của mình, đừng phàn nàn về số phận của mình, bạn phải tự tạo ra số phận của mình”, nữ GS đã từng nói, theo China News.
Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Hành Triết là minh chứng cho sức mạnh biến đổi của việc theo đuổi trí tuệ, ủng hộ cải cách xã hội và di sản lâu dài của những người dám thách thức quy ước. Là một nhà văn tiên phong, một nhà lãnh đạo trong Phong trào Văn hóa Mới và là nữ giáo sư đầu tiên tại một trường đại học Trung Quốc, bà đã mở đường cho các thế hệ phụ nữ và trí thức tương lai ở Trung Quốc.
Tử Huy
" alt=""/>Cuộc đời thăng trầm của nữ giáo sư đầu tiên của Trung QuốcThu Minh và Vũ Thảo My đăng quang "Bài hát của chúng ta" (Ảnh: Ban tổ chức).
Trong màn trình diễn Xinh - Bay(lên sóng ở tập 13), Thu Minh và Vũ Thảo My ghi điểm bởi giọng hát nội lực, vũ đạo gợi cảm, khả năng "đốt cháy" sân khấu khiến người xem ấn tượng. MC Trấn Thành thậm chí còn khen ngợi "đi diễn quốc tế cũng chỉ làm cỡ này thôi".
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng tiết mục Xinh - Bayđược phối khá ồn ào, các ca sĩ "ôm đồm nhiều thứ" trong một sân khấu nên giống như show tạp kỹ thay vì thuần âm nhạc.
Chia sẻ về hành trình tại Our song Vietnam, Vũ Thảo My bật khóc cho biết cô trân trọng cơ hội và những bài học, kinh nghiệm khi bước qua vùng an toàn của bản thân. Có lúc, Vũ Thảo My muốn bỏ cuộc, nhưng khi nhìn sự cố gắng của Thu Minh, cô được tiếp thêm sức mạnh và tiếp tục "chiến đấu".
Trong khi đó, Thu Minh gửi lời cảm ơn đến chương trình và khẳng định: "Tất cả đều là người chiến thắng, các anh chị em đều tài năng, điều đó đã được chứng nhận bằng sự yêu thương của quý khán giả suốt thời gian qua".
Thu Minh cũng thú nhận cô không mong muốn giây phút công bố kết quả vì các nghệ sĩ vốn rất thân thiết, tình cảm trong quá trình tham gia show.
Hai cặp đôi Thanh Lam - Orange và Lương Bích Hữu - OgeNus có số phiếu cách vị trí quán quân rất sát sao. Mặc dù thua cuộc trước Thu Minh, diva Thanh Lam vẫn vui vẻ và đùa với đàn em: "Có giải quán quân, chị em chúng mình tự nhiên "ghét ghét" nhau".
Thanh Lam đoạt giải Ca sĩ kỳ cựu ấn tượng nhất (Ảnh: Ban tổ chức).
Bên cạnh giải thưởng cao nhất cho cặp đôi quán quân, chương trình cũng trao một số giải phụ như: giải Ca sĩ kỳ cựu ấn tượng thuộc về diva Thanh Lam, giải Gen Z đột phá thuộc về OgeNus.
Giải Bài hát được yêu thích nhất thuộc về tiết mục Bật tình yêu lêncủa Quang Linh và Phạm Anh Duy. Giải Tiết mục trình diễn ấn tượng nhất thuộc về sân khấu Lời tỏ tình dễ thương 1&2của bộ tứ: Hoàng Hải, Mai Tiến Dũng, LyLy, Lâm Bảo Ngọc. Giải thưởng Màn kết hợp ấn tượng thuộc về tiết mục Đại minh tinhcùng màn thể hiện của Ngọc Anh và Hoàng Hải.
Hồ Ngọc Hà là khách mời biểu diễn tại đêm gala trao giải (Ảnh: Ban tổ chức).
Đêm gala trao giải cũng có sự tham gia biểu diễn của nhiều khách mời được khán giả yêu thích.
Hồ Ngọc Hà "đốt cháy" chương trình với ca khúc mới Cây đèn thần, nhận nhiều lời khen từ đàn chị Thanh Lam, Thu Minh. Thanh Lam cho biết cô mê nhan sắc của Hồ Ngọc Hà, còn Thu Minh khen đàn em có lý trí, sự kỷ luật để tạo nên thành công.
Dàn nghệ sĩ Anh trai say hi Song Luân, HIEUTHUHAI, Dương Domic, Jsol biểu diễn tiết mụcSao hạng A.Trong khi đó, Văn Mai Hương và Vương Bình thể hiện ca khúc Mưa tháng 6 - Cho phép tôi mời anh một ly.
Bài hát của chúng ta được Việt hóa từ chương trình truyền hình thực tế về âm nhạc của Trung Quốc. Tại đây, các giọng ca thực lực được ghép cặp theo mô hình ca sĩ gạo cội và ca sĩ trẻ.
" alt=""/>Thu Minh vượt qua Thanh Lam, đăng quang "Bài hát của chúng ta"