Đó là một lí do khiến smartphone không phải là môi trường làm việc hấp dẫn của nhiều nhà quảng cáo. Bằng chứng rõ ràng cho điều này là việc các hãng tình nguyện chi nhiều tiền hơn để chạm tới hàng ngàn cặp mắt đang dán vào máy tính hay máy tính bảng hơn là smartphone.
Muôn vàn khó khăn khi quảng cáo trên di động
Christine Chen – Giám đốc Chiến lược truyền thông tại đại lý quảng cáo Goodby Silverstein & Partners nhận định: “Kích cỡ hoàn toàn là vấn đề. Nếu bạn nhìn vào không gian có sẵn trên smartphone, nó không thể so được với quảng cáo banner trên Web, hay tivi, báo in hay quảng cáo ngoài trời.”
Tuy nhiên, kích cỡ không phải là vấn đề duy nhất. Các nhà quảng cáo cũng bị giới hạn bởi những gì họ có thể phát hiện từ người dùng smartphone. Về cơ bản không thể sử dụng cookies với ứng dụng smartphone như cách họ làm với trình duyệt. Trên Web, các nhà xuất bản ghi lại hành động của người dùng để các nhà quảng cáo phân tích sở thích và nhận dạng người dùng và tối ưu hóa chiến lược cho mình.
Những hạn chế này kìm hãm nhu cầu quảng cáo smartphone và dẫn tới giá thấp. Một quảng cáo banner trên Web có giá từ 3 USD tới 5USD cho mỗi ngàn lần hiển thị có thể chỉ có giá khoảng 75 cent tới 1 USD trên smartphone.
Một lí do nữa các nhà quảng cáo không đánh giá cao quảng cáo smartphone là việc người dùng thiếu mong muốn tiếp nhận khi dùng điện thoại. Họ thường dùng smartphone trong khoảng thời gian ngắn, và làm nhiều việc một lúc. Khó có thể dừng những việc họ đang làm và khiến họ chú ý tới thông điệp quảng cáo. Khách hàng của công ty Chen thường không mong muốn quảng cáo trên smartphone.
Jeff Lanctot – Giám đốc Truyền thông toàn cầu của hãng quảng cáo Razorfish cho rằng bối cảnh là điều quan trọng hơn. Ví dụ, yêu cầu đưa ra hành động tiếp thị trong khi người dùng đang xem ảnh cưới trên di động là điều phiền toái, song khi đang chơi game, đây lại là điều tự nhiên.
" alt=""/>Khó đưa quảng cáo lên di động>> 10 sản phẩm quyết định số phận Microsoft
>> 7 mối đe dọa đang khiến Microsoft “phát sốt”
1. Chuột Microsoft Arc Touch Mouse
Arc Touch Mouse là một trong những phụ kiện có thiết kế xuất sắc nhất của Microsoft. Loại chuột này có thể uốn cong, giúp bàn tay được thoải mái trong quá trình sử dụng, sau đó bạn có thể duỗi thẳng Arc Touch Mouse để dễ dàng cất trong túi.
Arc Touch Mouse hỗ trợ kết nối Bluetooth, thời gian sử dụng pin dài và phím cuộn có độ chính xác cao. Arc Touch Mouse đã nhận được khá nhiều giải thưởng và danh hiệu nhờ thiết kế phong cách của mình.
2. Flight Simulator
Bạn đã bao giờ tưởng tượng được lái một chiếc máy bay? Microsoft nghĩ ra cách cho phép người dùng được thử trải nghiệm lý thú này.
Flight Simulator là một loạt chương trình được game video. Theo Wikipedia, “Flight Simulator là một trong những loại game mô phỏng chuyến bay toàn diện nhất, nổi tiếng nhất và được ưa chuộng lâu nhất trên thị trường”.
Tính tới năm 2009 (tròn 25 năm trò chơi này ra mắt), Flight Simulator được ghi nhận là một trong những dòng sản phẩm phần mềm “sống lâu” nhất của Microsoft. Flight Simulator ra đời trước Windows 3 năm.
3. Xbox phiên bản đầu
Xbox phiên bản đầu đã chứng tỏ Microsoft có khả năng sáng tạo phần cứng và hấp dẫn các game thủ.
Ngoài việc có các tựa game độc quyền như Halo, Xbox còn giới thiệu Xbox Live, dịch vụ cho phép các game thủ “tranh tài” trên mạng trực tuyến.
Xbox đã khởi động một trong những bộ phận kinh doanh thành công nhất của Microsoft hiện nay.
4. Windows 95
Windows 95 đã cực kỳ thành công. Hệ điều hành này đã bán được kỷ lục 7 triệu bản trong 5 tuần đầu tiên. Windows 95 là phiên bản đầu tiên có sự xuất hiện của menu Start, taskbar, các nút phóng to (maximize), thu nhỏ (minimize) và nút tắt (close) trên mỗi cửa sổ.
Windows 95 hỗ trợ Internet tích hợp sẵn, mạng dial-up, kết nối thiết bị ngoại vi và phần mềm theo phương thức “Plug and Play” (cắm là chạy) cực kỳ tiện lợi.
5. Microsoft Exchange Server