您现在的位置是:Thời sự >>正文
Sắp bỏ cấp phép ca khúc trước 1975
Thời sự2人已围观
简介Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện chia sẻ với VietNamNet, Chính phủ chấp thuận chủ trương sửa đổ ...
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện chia sẻ với VietNamNet,ắpbỏcấpphépcakhúctrướbảng xếp hạng tbn Chính phủ chấp thuận chủ trương sửa đổi 2 Nghị định số 79 và Nghị định 15 sửa đổi Nghị định 79 về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
Bộ VHTTDL đã giao Cục NTNB chịu trách nhiệm thành lập hội đồng khoa học, tổ soạn thảo để tham gia quá trình xây dựng Nghị định mới. Trước khi trình Chính phủ xem xét và phê duyệt, Cục đăng tải dự thảo để lấy ý kiến nhân dân.
Theo đó, nội dung Bộ VHTTDL đề xuất xin sửa đổi Nghị định có đề nghị bỏ cấp phép ca khúc trước năm 1975. Cơ quan quản lý nhà nước chỉ ngăn chặn, can thiệp những sáng tác có nội dung “phản động, chống phá nhà nước, bôi nhọ tổ chức, cá nhân”.
“Theo dự thảo về Nghị định mới trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn (NTBD), ranh giới việc cấp phép phổ biến các ca khúc mới với các tác phẩm sáng tác trước 1975 và tác phẩm của người Việt Nam đang sinh sống, định cư tại nước ngoài sẽ được xóa bỏ”, NSND Nguyễn Quang Vinh, Cục trưởng Cục NTBD chia sẻ.
![]() |
Theo dự thảo về nghị định mới trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn (NTBD), ranh giới việc cấp phép phổ biến các ca khúc mới với các tác phẩm sáng tác trước 1975 và tác phẩm của người Việt Nam đang sinh sống, định cư tại nước ngoài sẽ được xóa bỏ. |
NSND Quang Vinh - Cục trưởng Cục NTBD cũng khẳng định, việc Cục soạn thảo dự thảo Nghị định mới nhằm mục tiêu cải cách hành chính thông thoáng hơn, tăng quyền quản lý về các địa phương mở rộng hơn hoạt động biểu diễn nghệ thuật, tạo môi trường thông thoáng hơn cho nghệ sĩ định cư tại nước ngoài trở về…Tuy nhiên NSND Quang Vinh cũng cho rằng cần có những quy định quản lý cụ thể và phù hợp hơn trong thời gian tới.
Trong quá trình soạn thảo nội dung trình xin chủ trương sửa Nghị định, Cục NTBD tiếp nhận các ý kiến và quan điểm trước một số lĩnh vực cụ thể. Theo đó, Cục có thể hướng tới việc xây dựng quy định không cần cấp phép phổ biến ca khúc, tuy nhiên với tổ chức và cá nhân sử dụng bài hát đi ngược lại lợi ích của đất nước sẽ bị xử phạt.
Ngoài nội dung này, Cục Nghệ thuật biểu diễn dự kiến sửa đổi một số quy định về cấp phép trực tiếp cho nghệ sĩ hải ngoại về nước biểu diễn thay vì trước đây chỉ cấp cho đơn vị tổ chức. Về quy định thi người đẹp ở nước ngoài, Cục chỉ cấp phép cho cá nhân tham gia thi quốc tế với tư cách đại diện cho nhan sắc Việt Nam, còn các cuộc thi với tư cách cá nhân công dân Việt Nam có thể không phải xin cấp phép.
Hoạt động NTBD hiện có 2 Nghị định liên quan gồm: Nghị định 79/2012/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 79) quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu và Nghị định 15/2016/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 15) sửa đổi một số điều của Nghị định 79/2012/NĐ-CP.
Biên đạo múa Tuyết Minh, chuyên viên phòng Nghệ thuật, Cục NTBD, thành viên tổ biên tập xây dựng nghị định cho hay, Cục không phủ nhận Nghị định 79 và Nghị định 15 nhưng 2 nghị định này đã hoàn thành sứ mệnh. Bởi 2 nghị định này chỉ mới quy định về thủ tục cấp phép, kinh doanh biểu diễn chứ chưa đưa ra những chính sách phát triển ngành nghệ thuật nói chung. Thủ tục cấp phép, kinh doanh biểu diễn chỉ là một mảng nhỏ chứ chưa hướng đến mặt bằng lớn của phát triển NTBD.
"Cục nhận thấy vấn đề cấp phép phổ biến ca khúc trước năm 1975 và tác phẩm của người Việt định cư tại nước ngoài gây nhiều dư luận thời gian qua. Đã là người Việt Nam không nên khắc sâu ranh giới quá khứ, phải làm sao để văn hóa nghệ thuật hòa hợp, cùng tôn vinh văn hóa Việt Nam các thời kỳ. Trong nhịp sống ngày hôm nay và về góc độ hòa hợp dân tộc, người làm quản lý cũng mong muốn quy tụ nguồn lực về Việt Nam. Công sức lao động trong sáng tạo cũng phải hướng đến làm sao không chảy máu chất xám. Từ những thực tế đó, trong xây dựng chính sách phải xóa bỏ những ranh giới không đáng có.
Bài hát, tác phẩm trước hay sau 1975, trong nước hay hải ngoại cũng đều là cảm xúc của con người nên việc cấp phép phải dựa trên thẩm mỹ nghệ thuật. Tác phẩm không đi ngược với pháp luật, kể cả ngôn từ, giai điệu… đáng được đến với công chúng", biên đạo múa Tuyết Minh chia sẻ.
Tình Lê

Lùm xùm cấp phép các ca khúc quen
2017 có thể nói là một năm không vui của ngành biểu diễn nước nhà với những lùm xùm không đáng có khiến dư luận bất bình khi Cục NTBD tiến hành 'cấp phép' cho cả những ca khúc quen thuộc, trong đó có Quốc ca.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Mura vs Maribor, 22h30 ngày 21/4: Nỗi lo xa nhà
Thời sựHoàng Ngọc - 21/04/2025 10:32 SEA Games ...
【Thời sự】
阅读更多Thái Lan phát hiện dư lượng hóa chất nguy hiểm trong nho nhập từ Trung Quốc
Thời sựThái Lan phát hiện dư lượng hóa chất nguy hiểm trong nho nhập từ Trung Quốc Minh Huyền
(Dân trí) - Cơ quan chức năng Thái Lan vừa phát hiện nhiều mẫu nho Shine Muscat nhập khẩu từ Trung Quốc có dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn cho phép.
Theo Bangkok Post,mạng lưới Cảnh báo thuốc trừ sâu Thái Lan (Thai-PAN) vừa đưa ra cảnh báo về tình trạng dư lượng hóa chất nguy hiểm vượt mức cho phép trong mặt hàng nho mẫu đơn Shine Muscat nhập khẩu.
Cảnh báo được cơ quan chức năng Thái Lan đưa ra sau khi Hội Người tiêu dùng Thái Lan (TCC) và Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) công bố kết quả xét nghiệm 24 mẫu nho mua từ nhiều địa điểm khác nhau.
Cụ thể, 2 mẫu được mua từ các cửa hàng trực tuyến, 7 mẫu từ cửa hàng trái cây và bán lẻ ở chợ, 15 mẫu từ các siêu thị vào ngày 2/10 và 3/10 với giá dao động 100-699 baht/kg (tương đương 74.000-525.000 đồng/kg). Trong đó, cơ quan chức năng xác định có 9 mẫu nhập khẩu từ Trung Quốc, 15 mẫu còn lại không có thông tin về xuất xứ.
"Chúng tôi rất bất ngờ khi 23 trong 24 mẫu có dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn cho phép. Trong đó, có một mẫu được phát hiện có chứa chlorpyrifos - một loại thuốc trừ sâu bị cấm ở Thái Lan", Prokchon Usap, điều phối viên của Thai-PAN, chia sẻ.
Ngoài ra, 22 mẫu nho khác chứa 14 dư lượng hóa chất có hại vượt quá giới hạn an toàn là 0,01 mg/kg và 50 dư lượng thuốc trừ sâu khác. Trong đó nhiều loại là thuốc trừ sâu thẩm thấu vào nho, giúp chúng tươi lâu hơn. Đáng chú ý, có 22 chất vẫn chưa được khai báo theo luật pháp Thái Lan như triasulfuron, cyflumetofen, tetraconazole và fludioxonil.
Prokchon cho biết các loại thuốc trừ sâu này không dễ dàng loại bỏ bằng cách rửa trong nước. Thai-PAN và TCC đã đề xuất Bộ Y tế Thái Lan yêu cầu các nhà nhập khẩu và nhà phân phối dán nhãn xuất xứ nho nhập khẩu.
Nho Shine Muscat nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ hơn nho nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc nên rất được người tiêu dùng Thái Lan ưa chuộng (Ảnh: The Nation).
Theo New Straits Times, Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Thái Lan sẽ kiểm tra nho Shine Muscat nhập khẩu bị cáo buộc chứa dư lượng hóa chất độc hại.
"Nếu những cáo buộc là chính xác được xác nhận, Bộ sẽ đưa ra thông báo và có biện pháp xử lý. Tuy nhiên, đến nay, chúng tôi chưa nhận được bất kỳ khiếu nại nào liên quan đến nho có chứa dư lượng hóa chất vượt mức", Bộ trưởng Datuk Seri Mohamad Sabu nói.
Theo Thai PBS, nho Shine Muscat nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ hơn nho nhập khẩu từ Nhật Bản hoặc Hàn Quốc nên rất được người tiêu dùng Thái Lan ưa chuộng.
TS Wattanasak Sornrung - Giám đốc Phòng kiểm tra thực phẩm và dược phẩm FDA cho biết từ đầu năm đến nay, cơ quan này đã kiểm tra 264 tấn nho Shine Muscat nhập khẩu, trị giá 72 triệu baht. Trong đó, chỉ có 4 mẫu phát hiện có dư lượng thuốc trừ sâu vượt tiêu chuẩn an toàn.
"FDA Thái Lan đã kiểm tra nho Trung Quốc được nhập khẩu vào nước này bằng tàu hỏa và nhận thấy tất cả đều đảm bảo an toàn. FDA sẽ tăng cường kiểm soát trái cây và rau quả tươi nhập khẩu", ông nói.
Tại Việt Nam, 9 tháng qua, Việt Nam đã chi 697 triệu USD (tương đương 17.400 tỷ đồng) để nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc, chủ yếu là trái cây tươi. Hiện, Trung Quốc vẫn là quốc gia cung ứng lượng rau quả lớn cho Việt Nam, chiếm gần 42% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả.
Đặc biệt, nho sữa (nho mẫu đơn) Trung Quốc là mặt hàng đổ bộ thị trường Việt Nam vài năm trở lại đây với giá rất rẻ. Khảo sát trên thị trường, đặc biệt là các hội nhóm mạng xã hội, nho sữa xuất xứ Trung Quốc được rao bán với giá chỉ 20.000-85.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá mặt hàng này nhập khẩu Hàn Quốc, Nhật Bản dao động 400.000-900.000 đồng/kg.
Theo New Straits Times, Bangkok Post, Thai PBS">...
【Thời sự】
阅读更多Một cổ phiếu "trà đá" tăng gần 50% trong 6 phiên liên tục do bão Yagi?
Thời sựMột cổ phiếu "trà đá" tăng gần 50% trong 6 phiên liên tục do bão Yagi? Mai Chi
(Dân trí) - Angimex vừa có giải trình về việc cổ phiếu AGM tăng trần liên tục kể từ phiên 10/9 bất chấp mã này bị đưa vào diện kiểm soát do lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp.
Theo yêu cầu của Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex - mã chứng khoán: AGM) đã có công văn gửi cơ quan quản lý công bố thông tin về việc giá cổ phiếu AGM tăng trần 5 phiên liên tiếp từ ngày 10/9 đến 16/9.
Tại văn bản trên Angimex cho hay, hiện nay, theo tình hình thị trường, xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn thuận lợi do nhu cầu nhập khẩu từ các khách hàng truyền thống tăng lên. Tuy nhiên, việc Ấn Độ đang xem xét nới lỏng chính sách xuất khẩu gạo đang được xem là yếu tố có thể khiến thị trường xuất khẩu gạo cuối năm 2024 có nhiều biến động.
Diễn biến giá AGM trong một tháng qua (Nguồn: Tradingview).
Bên cạnh đó, công ty cho rằng, siêu bão Yagi đã gây thiệt hại nặng cho các loại cây trồng chủ lực như lúa, ngô tại các tỉnh miền Bắc. "Nguy cơ thiếu hụt lương thực dẫn đến biến động tăng giá trong nước có thể đã làm gia tăng kỳ vọng của nhà đầu tư", theo Angimex.
Công ty cũng khẳng định, giá cổ phiếu AGM tăng trần 5 phiên liên tiếp do cung cầu trên thị trường chứng khoán. Các quyết định giao dịch của nhà đầu tư đối với cổ phiếu AGM nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Công ty không có sự tác động nào đến giá giao dịch của cổ phiếu AGM trên thị trường chứng khoán.
Trước đó, HoSE cho biết, qua công tác giám sát giao dịch cổ phiếu AGM, HoSE nhận thấy giá cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp từ ngày 10/9 đến ngày 16/9. Căn cứ, Thông tư 96/2020 của Bộ Tài chính và công văn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tháng 5/2022, HoSE đề nghị AGM thực hiện công bố thông tin theo quy định.
Trên thị trường chứng khoán phiên 17/9, cổ phiếu AGM tiếp tục "cháy hàng". Mã này tăng trần lên 4.230 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh đạt 143.000 đơn vị trong khi dư mua giá trần 496.400 đơn vị, ghi nhận phiên thứ 6 liên tiếp mã này tăng trần. Trên thị trường chứng khoán, các mã cổ phiếu dưới 10.000 đồng được nhà đầu tư gọi là cổ phiếu "trà đá".
Tính trong 6 phiên tăng trần vừa qua, thị giá AGM đã tăng tổng cộng 48,42%. Đáng nói là AGM đang thuộc diện bị kiểm soát do lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp.
Theo báo cáo bán niên soát xét, tại ngày 30/6, Angimex có lỗ lũy kế 264,3 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn điều lệ của công ty là 182 tỷ đồng.
Angimex từng được mệnh danh là "vua gạo" và nằm trong hệ sinh thái Louis Holdings của ông Đỗ Thành Nhân, người đã bị bắt vì tội thao túng thị trường chứng khoán.
">...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Soi kèo góc Girona vs Betis, 2h00 ngày 22/4
- Việt Nam tăng tốc đào tạo nhân tài cho cuộc đua công nghiệp bán dẫn
- Filip Nguyen có cơ hội thi đấu tại Cup Châu Âu
- Lịch thi đấu Sông Lam Nghệ An tại V
- Nhận định, soi kèo Barcelona vs Mallorca, 2h30 ngày 23/4: Tiến gần hơn đến ngôi vương
- Tiếp tục thiếu cát, dự án Vành đai 3 TPHCM qua Bình Dương bị ảnh hưởng
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Nomme Kalju vs Tallinna Kalev, 22h00 ngày 22/4: Tinh thần chạm đáy
-
HLV Park Hang Seo nhận hung tin từ trò cưng Hà Đức Chinh
-
Tuấn Anh chưa dám mơ đến ngày sát cánh cùng Xuân Trường ở ĐTQG
-
Có Minh Vương đá cặp, Tuấn Anh đã 'quên' Xuân Trường đang bị đày ải ở Buriram?
-
Nhận định, soi kèo LD Alajuelense vs Deportivo Saprissa, 09h00 ngày 22/4: Trận cầu “6 điểm”
-
Công ty đại gia Đặng Thành Tâm đem gần 6.300 tỷ đồng gửi ngân hàng lấy lãi Ninh An
(Dân trí) - Lãi quý III tăng mạnh nhưng tính 9 tháng, lãi sau thuế của Kinh Bắc giảm 81%. Công ty có gần 6.300 tỷ đồng đi gửi ngắn hạn 1-3 tháng ở các ngân hàng, nhận lãi suất 1,6-4,5%/năm.
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2024. Tại thời điểm 30/9, tổng tài sản của Kinh Bắc đạt 42.345 tỷ đồng, tăng 26,6% so với thời điểm đầu năm.
Theo báo cáo, tập đoàn của ông Đặng Thành Tâm sở hữu hơn 7.652,2 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, gấp 9,1 lần so với đầu năm. Trong đó, gần 6.296 tỷ đồng là tiền gửi ngắn hạn được công ty này gửi tại các ngân hàng với lãi suất 1,6-4,5%/năm và thời hạn 1-3 tháng. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn ở mức gần 1.858 tỷ đồng, gần như không đổi so với đầu năm.
Kinh Bắc có lượng tiền mặt tới 7.652 tỷ đồng (Ảnh: BCTC).
Ngoài gửi ngân hàng, công ty cũng tích cực đem tiền cho vay các đơn vị khác. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy doanh nghiệp chi hơn 6.533 tỷ đồng cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác. Tiền thu cho vay, bán lại các công cụ nợ của các đơn vị khác cũng đạt hơn 6.159 tỷ đồng.
Các hoạt động này đem về khoản lãi tiền gửi, cho vay và hợp tác kinh doanh trong 9 tháng đạt 293,4 tỷ đồng, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương đương mỗi ngày tập đoàn này kiếm được hơn 1 tỷ tiền lãi.
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất tổng tài sản (khoảng 31%) với mức 13.236 tỷ đồng, phần lớn là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại các dự án khu công nghiệp và khu đô thị Tràng Cát (gần 8.381 tỷ đồng), khu đô thị Phúc Ninh (gần 1.117 tỷ đồng), khu công nghiệp và dân cư Tân Phú Trung (gần 987 tỷ đồng).
Minh họa khu đô thị Tràng Cát (Ảnh: KBC).
Về phía nguồn vốn, nợ phải trả của doanh nghiệp tại ngày 30/9 ở mức gần 21.727 tỷ đồng, gấp hơn 1,6 lần hồi đầu năm. Nguyên nhân khiến nợ phải trả tăng mạnh đến từ khoản mục phải trả dài hạn khác tăng từ 27,4 tỷ đồng lên khoảng 5.737 tỷ đồng. Ngoài ra, vay dài hạn cũng tăng từ 3.322 tỷ đồng lên gần 5.539 tỷ đồng.
Thuyết minh báo cáo tài chính cho thấy khoản phải trả dài hạn khác đến từ việc Kinh Bắc nhận đặt cọc dài hạn. Hồi quý I, tập đoàn này đã nhận được khoản đặt cọc 5.650 tỷ đồng từ Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn - Hàm Tân để cho phép Sài Gòn - Hàm Tân cung cấp dịch vụ môi giới độc quyền cho hơn 40,5ha đất ở tại dự án Khu đô thị Tràng Cát, tương đương khoảng 14 triệu đồng/m2.
Vốn chủ sở hữu của Kinh Bắc tại cuối quý III đạt 20.618 tỷ đồng, trong đó có gần 5.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Về kết quả kinh doanh, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần 950,4 tỷ đồng trong quý III, gấp 3,8 lần cùng kỳ năm trước.
Ngoài việc tăng trưởng về doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính tăng lên 116,4 tỷ đồng, gấp gần 2 lần quý III/2023. Tuy nhiên, chi phí tài chính cũng tăng mạnh lên 85,4 tỷ đồng, gấp 2,2 lần. Chi phí bán hàng ở mức 20,9 tỷ đồng (gấp 2,9 lần) và chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 111,1 tỷ đồng (gấp 1,6 lần).
Kết quả kinh doanh của Kinh Bắc quý III/2024 (Ảnh: BCTC).
Sau khi trừ đi các khoản chi phí và thuế, công ty báo lãi ròng quý vừa qua đạt hơn 201 tỷ đồng, gấp 10,9 lần. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ trong quý III đạt 196,2 tỷ đồng, gấp 39 lần cùng kỳ. Theo doanh nghiệp, lợi nhuận tăng mạnh chủ yếu là do trong kỳ này ghi nhận doanh thu từ hoạt động kinh doanh khu công nghiệp (hơn 580 tỷ đồng).
Mặc dù số liệu quý III tăng trưởng tốt nhưng lũy kế 9 tháng doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần là 1.994,4 tỷ đồng, giảm 58,4%. Lợi nhuận sau thuế sau 9 tháng là 397,3 tỷ đồng, giảm tới 81% so với cùng kỳ năm trước.
" alt="Công ty đại gia Đặng Thành Tâm đem gần 6.300 tỷ đồng gửi ngân hàng lấy lãi">Công ty đại gia Đặng Thành Tâm đem gần 6.300 tỷ đồng gửi ngân hàng lấy lãi