当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Suwon FMC Nữ vs Changnyeong Nữ, 17h00 ngày 27/3: Tìm lại niềm vui 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs St. Pauli, 21h30 ngày 29/3: Tin vào cửa dưới
Tại sao đa phần đàn ông đẹp trai, thành đạt thường lấy vợ xấu?
Do khoảng cách địa lý, 10 anh chị em Linh hiếm hoi tụ họp đông đủ. Giỗ bố là dịp quan trọng, cơ hội để mọi người quây quần bên nhau.
Trong lần giỗ bố gần nhất, anh chị em Linh rủ nhau chụp ảnh gia đình. Tuy còn vài người ở nước ngoài, bận con nhỏ không về được, nhưng bức ảnh này cũng đủ làm ấm lòng.
Dù không cùng một mẹ sinh ra, nhưng 10 anh chị em Linh rất đoàn kết và bảo bọc nhau. Khối tình cảm này được vun bồi từ lúc mấy anh em còn nhỏ.
Thùy Linh kể: “Trước khi kết hôn với mẹ tôi là bà Quách Thị Hồng (SN 1959), bố đã có vợ và 4 người con (3 trai, 1 gái)”.
Khi đến với nhau, bố mẹ Linh rời quê vào thị trấn lập nghiệp. Mẹ Linh kinh doanh nhà hàng, còn bố làm tài xế xe xăng dầu.
Là một người trách nhiệm, bố Linh tự giác chu cấp tiền bạc, chăm sóc 4 người con với vợ đầu.
Mẹ của Linh sinh được 5 con gái và 1 con trai. 6 chị em Linh sống vui vẻ, hòa thuận với các anh chị khác mẹ.
“Bố và hai mẹ yêu thương chúng tôi như nhau, không phân biệt đối xử. Mẹ tôi vốn nhanh nhẹn, được mẹ lớn nhờ chăm lo chuyện học hành của 4 anh chị. Khi anh chị đến tuổi dựng vợ gả chồng, mẹ tôi cũng đứng ra lo liệu.
Hồi nhỏ, chúng tôi thường về quê chơi với mẹ lớn. Bà thuộc tuýp phụ nữ xưa, hiền dịu, chịu thương chịu khó. Ở quê có món gì ngon, bà đều để dành cho chúng tôi.
Từ nhỏ đến lớn, tôi chưa bao giờ thấy bố mẹ và mẹ lớn lời qua tiếng lại. Ba người sống có tình có nghĩa với nhau. Chúng tôi tôn trọng mẹ lớn, các anh chị lớn cũng nể trọng, thương quý mẹ tôi”, Thùy Linh chia sẻ.
Chính nhờ sự hòa thuận khó tin ấy, 10 anh chị em Linh không phân biệt mẹ lớn, mẹ kế. Không ai bảo ai, tất cả đều gọi đúng một chữ “mẹ”.
Anh trai thương em gái
Thông thường, anh em khác mẹ sẽ không có sự gắn bó. Tuy nhiên, Thùy Linh nghĩ tình cảm anh em của cô có được nhờ bà Hồng sinh nhiều con gái.
“Bố mẹ không có kế hoạch phải sinh con trai hay con gái, sinh bao nhiêu con. Mẹ tôi thấy bố đã có 4 người con, nên sinh được 4 con gái thì định dừng lại. Tuy nhiên, bố mẹ “lỡ” có thêm tôi và 1 em trai nữa.
Dĩ nhiên, anh chị lớn có thói quen che chở cho các em gái nhỏ. Nhất là khi chúng tôi và anh chị có khoảng cách tuổi tác kha khá.
Anh chị thấy mấy cô em mè nheo, đòi chơi chung thì không thể khước từ. Chúng tôi lớn lên, cùng trải qua vui buồn, lẽ tất nhiên thấu hiểu và yêu thương nhau.
Vả lại, nhà tuy đông con nhưng bố mẹ không để chúng tôi thiếu thốn, anh em chẳng tỵ nạnh, hơn thua”, Thùy Linh tâm sự.
Thùy Linh nhớ, ngày nhỏ, 4-5 em gái cứ lẽo đẽo theo anh trai đi chơi. Thậm chí, anh trai đi “cưa gái” vẫn phải dắt theo mấy cái đuôi. Nhưng nhờ thế, những lúc các anh bí lời tán tỉnh, 4-5 cô em nhao nhao lên khơi chuyện.
Hè đến, mấy chị em Linh theo các anh về nhà mẹ lớn ở quê chơi. Đến Tết, các anh lên nhà Linh cùng gói bánh chưng và lén ăn con gà cúng của mẹ.
Đêm 30 Tết, mấy anh em dắt nhau đi chơi, chẳng may bị lạc. Người chị thứ tư cõng Linh trên lưng, vừa đi vừa dỗ. Các anh đi vòng quanh, bảo vệ cho em gái đỡ sợ.
“Tôi là em gái út nên không phải lo lắng gì nhiều. Việc gì cũng có anh chị che chở, lo lắng thay.
Tôi quý và thích ở chung với anh chị, nhưng chỉ hè mới được về chơi. Tôi nhớ, một lần bà nội bị bệnh, bố tranh thủ buổi tối chở chúng tôi về thăm, đưa cháo cho bà.
Về quê, chúng tôi gặp anh chị thì không muốn đi nữa. Đứa nào cũng nhõng nhẽo đòi ở lại quê với bà và anh chị”, Thùy Linh kể.
Bà Hồng hiện sống ở Nghệ An cùng con trai út. Hai anh trai của Linh cũng sống gần đó, thường lui tới thăm nom.
Mẹ lớn của Linh ở Khánh Hòa cùng con gái ruột. Ở đây, bà có mảnh vườn để trồng rau nuôi gà. Thỉnh thoảng, bà gửi rau xanh, trứng gà… cho con của Linh.
Mặc dù, bố - cây đại thụ của gia đình không còn nữa nhưng anh em Linh may mắn còn hai người mẹ.
Hai người phụ nữ đặc biệt này biết dung hòa mối quan hệ, đặt tình thân lên trên hết. Anh em Linh noi gương bố mẹ, xem trọng tình cảm gia đình. Dù ở đâu, làm gì, họ vẫn hướng về nhau.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Gia đình xứ Nghệ có 10 con: Anh đi hỏi vợ, 5 em gái lẽo đẽo theo sau
Sau đó, Morgan đã đưa ra một quyết định quan trọng là hướng dẫn hành khách điều khiển máy bay tới sân bay lớn nhất khu vực. Cuối cùng, cả hai đã cùng nhau phối hợp để cho chiếc Cessna hạ cánh xuống đường băng - một nhiệm vụ mà bình thường các học viên phải mất 20 giờ để học.
Theo đánh giá của Morgan, màn hạ cánh được chấm điểm 10/10. “Tôi cảm thấy như sắp khóc vì đã không có ai bị thương”.
Nhiều phi công cảm thấy “choáng váng” khi một nhân viên kiểm soát không lưu khác miêu tả lại những gì vừa xảy ra. “Bạn vừa chứng kiến cảnh hành khách hạ cánh máy bay an toàn”.
“Ôi, Chúa ơi. Thật tuyệt vời” - một phi công của hãng American Airlines thốt lên.
Cục Hàng không liên bang cho biết, tình trạng của viên phi công hiện chưa được làm rõ. Sau khi chiếc Cessna hạ cánh, Morgan đã gặp “học trò mới” của mình - người đã ôm chặt lấy anh và nói lời cảm ơn.
“Đó là một khoảnh khắc xúc động. Anh ấy nói rằng chỉ muốn về nhà với người vợ đang mang bầu. Trong mắt tôi, anh ấy là người hùng. Còn tôi chỉ làm công việc của mình thôi”.
Đăng Dương(Theo CNN)
Tại báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết đa số ý kiến đề nghị nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện để bổ sung vào dự thảo Luật quy định về đấu giá biển số xe ô tô; có ý kiến đề nghị nghiên cứu mở rộng đấu giá với cả biển số xe tải, xe khách và xe mô tô.
Thảo luận nội dung này, ĐBQH Hồ Thị Kim Ngân (Bắc Kạn) đề nghị cân nhắc và đánh giá kỹ lưỡng quy định bổ sung biển số xe đấu giá là biển số xe mô tô, xe gắn máy trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Theo bà Ngân, đấu giá biển số xe được dư luận rất quan tâm, vì đáp ứng được nhu cầu của người dân và góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tuy nhiên đây là vấn đề mới, đang trong quá trình thực hiện thí điểm.
"Quá trình thực hiện thí điểm sẽ từng bước rút kinh nghiệm để tăng cường các biện pháp quản lý cần thiết, và có thể sửa đổi, bổ sung các quy định hiện nay cho phù hợp. Song vẫn cần nghiên cứu, cân nhắc, có tổng kết đánh giá đầy đủ, cụ thể, toàn diện kết quả thực hiện Nghị quyết 73/2022/QH15 để bổ sung vào dự thảo luật cho phù hợp", đại biểu Ngân nói.
Liên quan đến giá khởi điểm, khoản 2, Điều 37, dự thảo Luật quy định, giá khởi điểm của biển số xe ô tô đưa ra đấu giá không thấp hơn 40 triệu đồng (căn cứ theo Nghị quyết 73/2022/QH15); giá khởi điểm biển số xe mô tô, xe gắn máy không thấp hơn 5 triệu đồng. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, Chính phủ quyết định cụ thể mức giá khởi điểm của các loại biển số xe đưa ra đấu giá.
Theo đại biểu Hồ Thị Kim Ngân, cần có cơ sở, căn cứ rõ ràng, cụ thể để quy định mức giá khởi điểm ngay trong dự thảo luật, nhất là khi Nghị quyết 73/2022/QH15 mới triển khai được 8 tháng, chưa có tổng kết, phân tích, đánh giá toàn diện nội dung nào, quy định nào là phù hợp.
Theo ĐBQH Đồng Ngọc Ba (đoàn Bình Định), đấu giá biển số xe là vấn đề có nhiều ý kiến. Hiện nay đang làm thí điểm, diện áp dụng đối với biển số ô tô nền màu trắng chữ màu đen. Thời gian hết tháng 7-2026 mới hết thời hạn thí điểm. Khi Quốc hội ra Nghị quyết 73 về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô đã tính đến nhiều khía cạnh, không chỉ kinh tế mà còn xã hội, văn hóa.
Ông Ba nhìn nhận Chính phủ đã kịp thời có báo cáo bổ sung đánh giá tác động muốn luật hóa quy định và mở rộng phạm vi. Nhưng hiện nay lại chưa đủ thời gian thực hiện thí điểm.
"Do đó, đối với đấu giá biển số xe thì cân nhắc" - ông Ba nói và đề nghị trước mắt nếu có luật hóa chỉ luật hóa trong phạm vi thí điểm là biển số xe ô tô nền màu trắng, chữ màu đen chứ chưa mở rộng ra đối với các loại xe khác.
Theo NLĐ
Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
" alt="Có nên đấu giá biển số xe mô tô?"/>Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đề nghị các NSNA tại toạ đàm tập trung đưa ra giải pháp để thời gian tới có nhiều tác phẩm ảnh nghệ thuật chất lượng cao.
“Việc cần làm ngay là xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nghệ sĩ nhiếp ảnh phát huy tối đa năng lực sáng tác, song song với đề cao ý thức về trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân”, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam nhấn mạnh.
Nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh Trần Quốc Dũng khẳng định, với nghệ sĩ nhiếp ảnh, việc sáng tác được những tác phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ công chúng luôn là khát vọng cao nhất. Để làm được điều này thật sự không dễ dàng bởi "người nghệ sĩ ngày nay không chỉ làm nghệ thuật mà còn cần phải làm kinh tế, đóng góp xây dựng đất nước".
"Ngày trước người nghệ sĩ sáng tác chủ yếu theo đam mê, sở thích, sở trường thì nay tác phẩm của họ phải mang theo cả trách nhiệm trước xã hội. Ví như tác phẩm cần phản ảnh quá trình phát triển công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa hay sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Về phía mình, người NSNA dù có tài năng đến mấy cũng không thể một mình sáng tác tạo ra những tác phẩm có chất lượng cao về đề tài xã hội nếu không có sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị hay không được tạo điều kiện tiếp cận sự kiện. Chất lượng hay giá trị của tác phẩm ảnh nghệ thuật muốn được nâng cao cần phải có sự hỗ trợ của xã hội", ông Trần Quốc Dũng nêu quan điểm.
Làm thế nào để có tác phẩm nhiếp ảnh hay?
NSNA Nguyễn Đức Toàn cho rằng để định hướng sáng tạo những tác phẩm nhiếp ảnh có giá trị nghệ thuật cao và có giá trị cống hiến tác động tích cực đến xã hội thì người sáng tạo và người thẩm định phải thay đổi quan niệm nghệ thuật cùng một hướng đi.
Sự đồng hành đó là tiên quyết bởi chỉ một trong hai bên lệch pha nhau sẽ là sự kìm hãm sự phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh. Sự lệch pha về quan điểm nghệ thuật đó có thể sẽ làm cho nhiều tác phẩm có giá trị không bao giờ được công bố, không đến được với công chúng để đóng góp cho xã hội.
"Đổi mới chính mình trong sáng tạo nghệ thuật là đòi hỏi cấp thiết của những người cầm máy sáng tác ảnh. Đổi mới trong quan điểm nghệ thuật và cả đổi mới trong tư duy về góc nhìn trong từng cú bấm máy. Không nên lặp lại những khung hình đã có trước đó. Người sáng tác cũng nên dành thêm thời gian quan tâm đến kết quả của nhiều cuộc thi ảnh, xem nhiều cuộc triển lãm ảnh hơn nữa để biết và ghi nhớ những góc máy đã được sáng tác trước đó, tránh vô tình lặp lại lối mòn của người đi trước.
Đổi mới và cái mới được chấp nhận trong nghệ thuật bao giờ cũng vấp phải khó khăn. Nên chăng người sáng tác cũng cần có bản lĩnh vững vàng, lòng kiên trì nhẫn nại trong công cuộc đổi mới chính mình khi vấp phải những rào cản trên con đường nỗ đưa tác phẩm đến được với công chúng. Hãy sáng tạo trong niềm tin vào những điều tốt đẹp, hãy tin những tác phẩm có giá trị đích thực chắc chắn không hôm nay thì ngày mai tác phẩm đó sẽ toả sáng", NSNA Nguyễn Đức Toàn bày tỏ.
Ở góc độ của mình, nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường cho rằng để có một tác phẩm đạt nghệ thuật cao, người nghệ sĩ phải tạo cho mình một phong cách riêng, không thể trộn lẫn với ai.
"Trong quá trình sáng tạo, điều quan trọng là biết tìm tòi học hỏi nhưng tuyệt đối không bắt chước, mình không thể là cái bóng của ai cả. Gần đây tôi thấy có một hiện tượng bắt chước nhau mà trong đời sống văn học nghệ thuật không thể chấp nhận.
Thấy anh A có bức ảnh được giải thế là đua nhau chụp cho bằng được mô típ ấy, chỉ có khác nhau chút ít về thời gian, không gian chụp và cảnh quan. Chẳng hạn lên Tây Bắc, Việt Bắc, miền núi phía Bắc nghệ sĩ nào cũng cố chụp cho bằng được ruộng bậc thang, không ở Hoàng Su Phì, Xín Mần, Hà Giang thì ở Mù Cang Chải, Yên Bái hoặc Sa Pa, Lào Cai... Cứ theo đà này nền nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam ngày càng đi vào ngõ cụt, đề tài nghèo nàn, nội dung thiếu sinh động, thiếu chiều sâu tư tưởng, hình thức na ná giống nhau", NSNA Nguyễn Đức Toàn bày tỏ.
Do vậy NSNA Nguyễn Đức Toàn "hiến kế" Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam cần có những biện pháp nhằm bứt phá, giải phóng tư tưởng “ăn theo”, “dựa dẫm” của một số hội viên, sáng tác theo “gu” của ban giám khảo.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh Vũ Đức Tân mong Nhà nước đầu tư xây dựng Bảo tàng Nhiếp ảnh. "Lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam đã có nhiều bức ảnh có giá trị, đồng hành cùng sự phát triển của dân tộc, tuy nhiên cho đến nay lại chưa có một Bảo tàng Nhiếp ảnh nào. Bảo tàng sẽ trở thành một tiêu chuẩn để định giá các tác phẩm thành công. Có bảo tàng thì giá trị các tác phẩm nhiếp ảnh sẽ được nâng lên", ông Tân nêu quan điểm.
Cứ theo đà này thì nền nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam ngày càng đi vào ngõ cụt