VietNamNet TV

Bị chấy cắn suốt ba năm, bé gái 12 tuổi tử vong
Bé gái 12 tuổi Kaitlyn Yozviak tại bang Georgia, Mỹ đã tử vong hôm 26/8 năm nay, do bị chấy cắn trong suốt ba năm.
VietNamNet TV
Bé gái 12 tuổi Kaitlyn Yozviak tại bang Georgia, Mỹ đã tử vong hôm 26/8 năm nay, do bị chấy cắn trong suốt ba năm.
Hàng tháng con vẫn có điềukiện bình thường
Hoà cùng một vài cặp vợ chồng“sinh viên” dắt díu nhau đi kế hoạch, chị T (ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) không giấuđược vẻ lo lắng. Từ lúc đưa con đến đây, vợ chồng họ chỉ ngồi bần thần, hai tayđan tay vào nhau như cố chờ một điều gì đó.
Để tiếp cận với anh chị, PVtrong vai một người chị đưa em đi tư vấn để nạo phá thai. Lúc này, như vớ đượcngười đồng cảnh ngộ, chi T mới bắt đầu bình tĩnh và thổ lộ rằng, hai vợ chồng họnăm nay cũng đã hơn 40 tuổi, có hai con, một gái, một trai. Cháu gái năm nayđang học lớp 12, còn cậu con trai chỉ mới vừa lớp 7.
![]() |
Bà mẹ bật khóc khi chờ con tại phòng tư vấn . Ảnh minh hoạ |
Vì hai vợ chồng đều là công chứcnhà nước nên mọi sinh hoạt từ ăn uống, học hành, vệ sinh đến nghỉ ngơi họ theodõi, chăm sóc các con rất kỹ càng. Thế nhưng hôm qua thôi, họ vẫn chưa thể tinđược chuyện cô con gái có bầu là sự thật.
“Tôi biết ngoài xã hội bây giờkhác xưa rất nhiều, chuyện các cháu yêu nhau, thương nhau là chuyện bình thường,thế nhưng với con tôi thì không thể tin được, đó là điều bất bình thường. Sở dĩnhư vậy vì bản thân tôi, hàng tháng vẫn chú ý việc con tăng được bao nhiêu kg,cả việc con có điều kiện hàng tháng tôi vẫn rất quan tâm. Mới đây nhìn còn phổngphao hơn nhưng nghĩ cháu vẫn có điều kiện bình thường nên tôi không mảy may nghingờ gì cả. Đến khi con mếu máo khóc thông báo mang thai hơn 19 tuần tuổi với mộtcậu con trai cùng lớp, cả hai vợ chồng tôi như chết lặng”, chị T tâm sự.
Rồi chị T giải thích: “Thực racháu đánh lừa vợ chồng tôi. Hàng tháng, đến kỳ hành kinh nhưng cháu lỡ dính bầunên không có. Sợ vợ chồng tôi nghi ngờ rồi phát hiện nên cháu giả mang băng vệsinh rồi vứt đi ngang qua tôi để tôi nhìn thấy”.
Thế rồi, cả hai vợ chồng anh chịngày càng sốt ruột vì sợ cái thai to ra, sợ lời dị nghị của hàng xóm láng giềng.Ban đầu vợ chồng anh chị định dẫn con ra một cơ sở nạo phá thai chui nhưng lạisợ không an toàn, ảnh hưởng đến việc sinh nở của con sau này nên quyết định muốimặt đưa con đến bệnh viện C.
Rồi chị kể tiếp: “ “con dại ,cái mang”, lần đầu tiên đưa con đi khám, tư vấn như thế này hai vợ chồng tôi xấuhổ lắm, đi đến đâu cũng cứ sợ người ta nhìn rồi đánh giá. Nhưng thôi, các cháucòn nhỏ dại và còn cả tương lai phía trước nên phải bỏ đi. Bây giờ tôi cũng chỉmong con tư vấn xong để sang phòng thủ thuật giải quyết rồi về chứ ngồi đây buồnvà nhục nhã lắm”.
Bố mẹ đi cổng trước, con chuira cổng sau
Ngồi cùng dãy ghế của vợ chồngchị T, chị Linh cùng cô con gái ở Sóc Sơn, Hà Nội cũng đứng ngồi không yên chờđợi đến lượt tư vấn của mình.
Đôi mắt trũng buồn, chị Linh chohay: “Con gái tôi năm nay mới học lớp 11. Sáng nào chồng tôi cũng đánh xe chởcon đi học, đến giờ lại đón con về. Quản lý gắt gao như vậy nhưng con vẫn dínhbầu”.
Chị bảo, chẳng hiểu con mình bâygiờ thế nào nữa, học hành thì chưa tới đâu mà đã đòi yêu đương rồi quan hệ đếncó bầu. Hai vợ chồng thiết quân luật, gặng hỏi, truy vấn mãi về việc cháu đichơi thời gian nào thì mới tá hoả, hoá ra con đợi đến khi bố vừa quay xe về thìchui cổng sau trốn học để đi nhà nghỉ với bạn.
![]() |
Theo bác sĩ Hồng Minh, khi trẻ vị thành niên đến giải quyết ở BV Phụ sản Trung ương phải có bố mẹ hoặc người giám hộ đi cùng. |
“Hai vợ chồng cũng mong cháungoan ngoãn, nghe lời bố mẹ rồi học hành tử tế. Ai dè trước mặt mình thì vânglời nhưng sau lưng lại trốn đi chơi với bạn rồi có bầu đến ễnh cả bụng, buồnlắm!”, chị Linh nói.
Sau khi biết chuyện, hai vợchồng anh chị đã muối mặt bàn bạc với gia đình bên đó (nhà bạn trai con chị -PV) nhưng họ không chấp nhận vì cậu ta còn quá ít tuổi. Điều đó có nghĩa con chịphải bỏ cái thai đi vì nếu để lâu thì sẽ rất khó để giải quyết và còn vì cảtương lai phía trước.
“Đã đi đến nước này rồi thì cóxấu hổ, tủi nhục mấy cũng phải chịu”, vừa nói chị vừa liếc mắt sang đứa con đangcúi gầm mặt.
Ngồi được một lúc thì một bác sĩtrẻ gọi chị và con vào tư vấn và giới thiệu sang phòng thủ thuật. Trong lúc đó,vợ chồng chị T, anh N cũng đã dẫn đứa con bước ra. Không biết họ đã nghe nhữnggì từ bác sĩ, chỉ thấy mắt chị T thì đỏ hoe, còn anh N thì bợt nhạt. Cả 3 đềubước những bước đi lầm lũi trong mưa phùn để làm thủ thuật phá bỏ đứa cháu, đứacon chỉ vừa mới kịp hành hình.
Minh Anh - Hạnh Thuý
Theo Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hồng Minh, Giám đốc Trung tâm tư vấn sức khoẻ sinh sản – Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Bệnh viện C), cho biết: “ Nạo phá thai tuổi vị thành niên ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương hiện nay vô cùng ít. Sở dĩ như vậy vì các cháu khi lỡ dính bầu muốn giải quyết thì thường thích giải quyết vào buổi đêm, không thích đến những chỗ đông người và để người khác biết về mình. Tổng số các ca phá thai to và bé ở tuổi vị thành niên tại Bệnh viện phụ sản trung ương hàng năm chỉ khoảng 3 - 4%. Trong đó trẻ vị thành niên phá thai bé nhất là ở 12 tuần tuổi, lớn nhất là 26 tuần tuổi. Những ca thai lớn thường phải có giám đốc bệnh viện hội chẩn mới được khám và giải quyết". Cũng theo bác sĩ Minh thì những trẻ vị thành niên đến phá thai ở BV phụ sản trung ương thường kém hiểu biết, kém kiến thức nên không biết cách phòng tránh thai, hoặc lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hay không dùng bao cao su thường xuyên, uống thuốc cũng không đúng quy định.. Bác sĩ Minh cũng tỏ ra lo lắng khi nạo phá thai ở các cơ sở tư nhân, cơ sở chui vẫn còn nhiều và không đảm bảo an toàn trong khi ở các bệnh viện lớn có trang thiết bị luôn được đổi mới thì lại quá ít. Nạo hút thai bừa bãi có nhiều nguy hiểm như vô sinh, mất máu, viêm nhiễm đường sinh dục, vô sinh thứ phát… |
Bỏ việc lương cao ở thành phố, vợ chồng Matthew tìm thấy niềm vui và sự yên bình nơi vùng quê hoang dã.
">Chiếc xe đạp là “người bạn” đồng hành cùng Bảo trong quá trình tham gia chống dịch. |
Khi nhận thấy sự vất vả của lực lượng tuyến đầu cũng như mong muốn có thêm trải nghiệm trước khi bước vào năm học cuối cấp, ngay sau khi kết thúc chương trình học lớp 11, Huỳnh Thiện Bảo đã đăng ký tham gia hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19.
Vì chưa có bằng lái xe máy, Bảo quyết định lựa chọn chiếc xe đạp đã mua từ 3 năm trước làm phương tiện để tham gia hành trình tình nguyện. “Em nghĩ mình sắp 18 tuổi rồi, cái gì tự làm được thì mình làm chứ nhờ má hoài thì ngại lắm, em tự đi xe đạp cho nhanh”.
![]() |
Bảo đạp xe tham gia hỗ trợ người dân chống dịch. |
Sau hơn 1 tháng tham gia chống dịch, cậu học trò đã quen với những khó khăn và áp lực trong công việc này: “Em quen rồi, quen với việc mồ hôi ướt đẫm, quần áo sũng nước như mới giặt xong. Em cũng quen với môi trường áp lực cao”.
Nhớ lại thời gian đầu tham gia tình nguyện, điều khó khăn nhất với cậu là những hôm đạp xe ngược gió băng qua cầu Sài Gòn hay những ngày mưa nắng thất thường. Nhưng sau tất cả, cậu đã vượt qua để góp sức mình vào công cuộc chống dịch.
Nhờ tham gia chống dịch, Bảo đã có những người bạn mới. Họ đã cùng nhau tạo nên nhiều kỷ niệm đáng nhớ, cùng nhau đón Tết Trung thu trên những nẻo đường vắng bóng người của TP.HCM, cùng nhau ca hát để quên đi mọi mệt mỏi, vất vả vừa trải qua.
![]() |
Bảo đã có thêm nhiều bạn mới trong thời gian công tác tình nguyện. |
Kể về kỷ niệm đáng nhớ nhất trong hơn 1 tháng vừa qua, Bảo chia sẻ: “Em nhớ nhất là lần đầu tiên được tham gia lấy mẫu ở quận Bình Thạnh. Hôm đó, em mặc bộ đồ bảo hộ cấp 4, trùm kín mít từ chân lên tới đầu và đeo 2 lớp khẩu trang. Ban đầu em nghĩ bộ đồ nóng, cùng lắm là ướt người thôi, ai ngờ nó còn khó thở nữa.
Lúc chưa quen em đi đứng loạng choạng rồi ngất ra đường. Cũng hên bữa đó người dân đã giúp đỡ em, họ lấy nước đá cho em uống, lấy quạt quạt cho em nên em và đồng đội mới có thể tiếp tục hoàn thành công việc.
Hôm đó em đuối quá, không ngờ lấy mẫu lại lâu vậy. 20h mới xong việc nên em nhờ mọi người dùng xe trật tự của phường chở cả em với xe đạp về chứ em cũng không còn sức tự về nữa”.
Tham gia tình nguyện vất vả là thế nhưng Bảo vẫn luôn cân bằng giữa việc học và làm tình nguyện. Vì công việc tình nguyện được chia theo ca nên hôm nào người phụ trách cho nghỉ cậu lại tranh thủ mang sách vở ra ôn lại bài tập. Còn hôm nào đi lấy mẫu cả ngày, Bảo sẽ tận dụng thời gian nghỉ trưa để xem lại bài vở chuẩn bị cho năm học cuối cấp.
Về phía gia đình, Bảo chỉ chia sẻ quyết định đi làm tình nguyện cho mẹ của mình. Cậu biết rằng nếu những người khác trong gia đình biết tin thì sẽ không ủng hộ và thậm chí giữ cậu ở nhà.
May mắn rằng, mẹ của Bảo đã ủng hộ quyết định của con mình vì cô luôn khuyến khích Bảo tham gia các hoạt động tình nguyện. “Khi có ai hỏi em đi đâu thì má sẽ bảo đi đâu đó chứ không phải đi tình nguyện. Mỗi khi em về nhà, má sẽ nấu cho em vài phần cơm nếu em về sớm hoặc không ăn ở chỗ làm”. Chính sự quan tâm ân cần ấy đã giúp Bảo cảm thấy bớt cô đơn, lẻ loi trên hành trình tình nguyện.
![]() |
Bảo cùng mẹ trong chuyến đi làm từ thiện. |
Bảo chia sẻ rằng cậu cảm thấy rất vui vì có thể đóng góp chút công sức nhỏ bé trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Ngay cả khi bị người dân mắng khi đi lấy mẫu, Bảo vẫn thông cảm cho cảm giác của họ. Cậu không để bụng vì sợ rằng nếu để ý quá nhiều thì bản thân sẽ mất đi động lực để tiếp tục tham gia hành trình.
Chia sẻ về tương lai, Bảo cho biết cậu đã chọn được trường đại học mong muốn và sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc học. Tuy nhiên, cậu vẫn sẽ cố gắng tham gia làm tình nguyện để giúp đỡ cộng đồng.
Thu Trang
Ở TP Đông Hà, có một nhóm người nấu hàng nghìn suất cơm phát cho người đi xe máy từ miền Nam về quê. Họ nấu rồi lặng lẽ đưa đến các điểm cấp phát bên đường, bà con ai cần thì tới lấy.
">