Ông Phạm Bảo Sơn (Chủ nhiệm Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Công nghệ) cho biết, đến nay, khoa có 5 ngành đào tạo đại học, 5 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 4 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, với qui mô tuyển sinh hàng năm là 400 sinh viên...
![]() |
Tính đến tháng 11/2015, đội ngũ giảng viên cơ hữu của Khoa CNTT là 82 người gồm có 1 giáo sư, 16 PGS, 30 TS, 22 thạc sĩ (trong đó có 9 người đang là NCS TS) cùng 9 cán bộ tạo nguồn. Đa phần các cán bộ Khoa hiện nay đều có tuổi đời khá trẻ, dưới 45 tuổi. Khoa CNTT, Trường ĐH Công nghệ là đơn vị có tỉ lệ giảng viên là PGS.TS cao nhất cả nước.
GS.Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội cho biết, Khoa Công nghệ thôngtin có chất lượng sinh viên đầu vào thuộc nhóm cao nhất ĐHQG Hà Nội. Tỉ lệ sinhviên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin sau 6 tháng có việc làm cao nhất ĐHQGHà Nội.
Tới đây, ĐHQG Hà Nội đang hướng đến đào tạo vì ngày mai sáng nghiệp. Sinhviên tốt nghiệp tại ĐHQG Hà Nội có thể giải quyết việc làm cho mình và tạo việclàm cho nhiều người khác.
"Trong 5 năm tới, ĐHQG Hà Nội sẽ phát triển và tăng qui mô cho một số ngànhmà xã hội có nhu cầu cao" - lời ông Đức.
Để đáp ứng với sự đòi hỏi của xã hội, sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực công nghệ, khoa học trên thế giới - ông Sơn nhìn nhận: Khoa CNTT còn phải đối mặt và từng bước giải quyết những thách thức. Do đó, giải pháp trước mắt tiếp tục thu hút các nhà khoa học có tầm cỡ đến làm việc và sinh viên quốc tế theo học để có thể nâng cao trình độ cạnh tranh quốc tế....
Bộ TT&TT đã giao Cục Trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử xây dựng chiến lược phát triển ngành game. Trong kế hoạch của Bộ TT&TT, thời gian tới, bên cạnh việc phát triển ngành game với mục tiêu khuyến khích sản xuất và phát hành game do người Việt xây dựng, Bộ cũng sẽ phối hợp với Bộ GD&ĐT để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành game.
Trao đổi với VietNamNet, ông Chu Tuấn Anh, Giám đốc Hệ thống đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech cho rằng, cách đặt vấn đề của Bộ TT&TT về phát triển ngành game Việt Nam là đúng đắn, kịp thời và mang tính cách mạng.
Ông Chu Tuấn Anh phân tích, với ngành game, từ trước đến nay xã hội chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực, song thực tế ngành này đang có rất nhiều tác động tích cực như tạo ra nhiều cơ hội việc làm, mang lại thu nhập tốt cho các nhân sự trong ngành và góp phần tạo ra giá trị thương mại cho Việt Nam. “Cách đặt vấn đề cùng những định hướng chiến lược của Bộ TT&TT để phát triển ngành game sẽ góp phần để xã hội có nhận thức đúng và đầy đủ về ngành game”, ông Chu Tuấn Anh chia sẻ quan điểm.
Còn thiếu chương trình đào tạo bài bản về game
Bàn về vấn đề phát triển ngành game, đại diện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT), Tiến sĩ Cao Minh Thắng, Phó Viện trưởng Viện CNTT và Truyền thông nhận định, game sẽ có những đóng góp lớn với nền kinh tế Việt Nam và để ngành này đạt được các mục tiêu phát triển, đào tạo nhân lực là một trong những giải pháp quan trọng và căn cơ.
“Nguồn nhân lực vững vàng kiến thức chuyên môn sẽ giúp Việt Nam chủ động phát triển những game lành mạnh, hấp dẫn, không chỉ đem lại doanh thu, thu hút đầu tư từ nước ngoài mà còn quảng bá được văn hóa Việt Nam ra thế giới”, Tiến sĩ Cao Minh Thắng phân tích.
Giám đốc Aptech cũng đồng thuận rằng phát triển nguồn nhân lực là bước đầu tiên, quan trọng và có ý nghĩa quyết định với sự bắt đầu và phát triển lâu dài của ngành game nước nhà.
Tuy vậy, theo ông Chu Tuấn Anh, hiện Việt Nam còn thiếu vắng các chương trình đào tạo game bài bản. Một chương trình game bài bản phải gồm có 3 yếu tố, đó là chương trình được xây dựng dựa trên nghiên cứu kỹ về thị trường game Việt Nam và thế giới; có đội ngũ chuyên gia trình độ tham gia giảng dạy; có dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp trong đó phải hỗ trợ, kết nối việc làm cho sinh viên.
Cũng vì thiếu những chương trình đào tạo bài bản về game, các doanh nghiệp làm game không thể tuyển dụng những nhân sự lập trình game biết bài bản từ đầu, họ buộc phải tuyển những lập trình viên biết các công nghệ khác và đào tạo lại. Thực tế này dẫn đến doanh nghiệp thiếu hụt nhân sự, tốn kém về thời gian, chi phí cho cả doanh nghiệp và xã hội.
Ông Chu Tuấn Anh thông tin thêm, nhận thấy tiềm năng phát triển ngành game Việt Nam, từ năm ngoái, Aptech đã ra mắt chương trình lập trình game trên toàn cầu và chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên để triển khai. Dù vậy, quá trình triển khai, đơn vị đã đối mặt với một số khó khăn, trong đó có việc do nhận thức của xã hội còn chưa đầy đủ và định kiến về game nên nhiều bạn trẻ còn e dè với ngành game.
Để tháo gỡ khó khăn trên, đại diện Aptech cho rằng cần tăng cường truyền thông để thay đổi nhận thức, làm sao để xã hội có hiểu biết đầy đủ về ngành game. Bên cạnh đó, từ phụ huynh, các bạn trẻ cũng phải chủ động tìm hiểu kỹ các cơ hội của ngành game. “Các bạn trẻ đừng sợ là người đi đầu. Hãy là những người tiên phong, những lập trình viên về game thế hệ đầu của Việt Nam và chỉ sau từ 5 - 10 năm nữa, sẽ là những trụ cột chính trong ngành công nghiệp game”,ông Chu Tuấn Anh đưa ra lời khuyên với các bạn trẻ.
" alt=""/>Việt Nam đang thiếu vắng các chương trình đào tạo chuẩn về ngành gameTrong hội trại, các bạn học sinh của Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà Nội đã làm một thống kê:
Mỗi học sinh tiểu học thường sử dụng từ 30-50 bọc vở nilon mỗi năm học. Chỉ tính riêng với 3.750 học sinh thì một năm học đã thải ra môi trường khoảng 187.500 chiếc bọc vở.
Nếu lấy số đó nhân với trên 23,5 triệu học sinh, sinh viên của cả nước thì con số bọc vở nilon hàng năm đó lên tới hàng trăm triệu.
![]() |
Thống kê mang đến thông điệp đầy ý nghĩa của các học sinh Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm- Hà Nội. |
"Nói không với bọc vở nilon" là dự án của 170 bạn nhỏ và 30 thầy cô đề ra trong hội trại Học sinh tiêu biểu lớp 5 với mong muốn hạn chế tối đa những “cái chết trắng” đã và đang diễn ra trên khắp hành tinh này.
Thay vì bọc vở nilon, các bạn học sinh có thể thay bằng bìa họa báo, bìa lịch, mua bọc vở bằng giấy để bọc hoặc để nguyên bìa nếu bìa đủ cứng.
Đây là một dự án, một thông điệp rất ý nghĩa từ các học sinh tiểu học bởi vừa tiết kiệm vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Chị Nguyễn Diệp, một phụ huynh ở quận Thanh Xuân chia sẻ: “Tôi rất ngạc nhiên về quy định bọc vở bằng nilon! Vở của các con bìa rất cứng so với vở chúng tôi ngày xưa nên giờ đây việc bọc có là cần thiết? Một năm con tôi phải dùng đến ít nhất 30 bọc vở cả sách và vở. Nhân con số ấy với lượng học sinh sẽ thấy khủng khiếp. Nhưng các con và phụ huynh sẽ không dám không bọc nếu nhà trương quy định. Tôi hi vọng các trường tiểu học xem xét về điều này”
Những thông điệp cũng nhận được nhiều ủng hộ khi chia sẻ trên mạng xã hội.
Nhiều người cho rằng bìa sách vở hiện nay đều được sản xuất dày và đẹp nên không cần phải bọc bởi vừa lãng phí, vừa tốn công, vừa chẳng có ý nghĩa gì.
Thành viên Nguyễn Phương bình luận: “Không chỉ bọc vở 1 lần, nhiều bạn đến cuối kỳ chấm vở sạch chữ đẹp còn thay “áo mới” cho vở nữa. Nên bỏ thói quen này càng sớm càng tốt”.
Thành viên Nguyễn Hồng Hải chia sẻ: “Bao nhiêu năm nay mình vẫn bọc sách cho con mà luôn băn khoăn về tác hại của vỏ bọc nilon với môi trường. Thậm chí mình nghĩ bìa sách vở hiện nay của các con đã rất đẹp, có thể bỏ hẳn bìa bọc được không?”
Nhiều phụ huynh bày tỏ các nhà trường, ngành giáo dục triển khai điều này trên toàn quốc.
Thanh Hùng
Greta Thunberg, cô gái 16 tuổi người Thụy Điển đã có tên trong danh sách đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2019.
" alt=""/>Học sinh lớp 5 kêu gọi không dùng nilon để bọc vở