Chỉ trong vòng 4 giờ lên sóng, Face mash đạt được con số 22.000 lượt xem. Tuy nhiên, trang này nhanh chóng bị ban quản lý Harvard ra lệnh đóng cửa. Zuckerberg bị phạt vì vi phạm an ninh, xâm phạm bản quyền và xâm phạm quyền tự do cá nhân, đồng thời đối mặt với việc bị đuổi học. May mắn thay, các cáo buộc đã được hủy bỏ. Không nản lòng, ngày 4/2/2004, Mark tiếp tục thành lập “The Facebook” với địa chỉ tên miền thefacebook.com. |
Mark bị 3 cựu sinh viên Harvard khác là cặp song sinh nổi tiếng Cameron và Tyler Winklevoss cùng Divya Narendra cáo buộc sử dụng ý tưởng về trang kết nối HarvardConnection.com của họ để tạo ra Facebook. Vụ kiện chỉ được thu xếp ổn thỏa vào năm 2008 khi những người này được quyền sở hữu 1,2 triệu cổ phiếu, tương ứng 300 triệu USD sau này. Việc đăng ký thành viên ban đầu giới hạn trong những sinh viên của Harvard. Một tháng đầu tiên, hơn nửa số sinh viên trong trường đã đăng ký dịch vụ này. Tháng 3/2004, Facebook mở rộng tới các trường đại học. |
Những đơn hàng quảng cáo bắt đầu xuất hiện. Tốc độ tăng trưởng nhanh kèm theo những mặt hạn chế về chức năng dần lộ diện. Mặc dù vẫn điều hành Facebook trong căn phòng nhỏ ở ký túc xá, song Mark đã có những ý tưởng nghiêm túc về việc kinh doanh. Điều gì đến cũng phải đến, Mark chính thức bỏ học Harvard để theo đuổi đam mê, giống Bill Gates trước kia. |
Tháng 6/2004, Facebook chuyển cơ sở điều hành đến Palo Alto, California trong một văn phòng nhỏ và khiêm tốn với những bức họa graffiti đặc trưng. |
Mọi người kể lại rằng, Mark thường xuất hiện với chiếc quần soóc, chân trần và không thể thiếu chai bia trên tay. |
Cùng thời điểm này, Facebook nhận được khoản tài trợ 500.000 USD đầu tiên đến từ giám đốc điều hành của PayPal - Peter Thiel cùng cộng sự Elon Musk (sau này trở thành tỷ phú và nhà sáng lập Tesla). Từ đây, Facebook bắt đầu quá trình phát triển không ngừng. Tháng 5/2005, tài khoản viện trợ được nâng lên 13,7 triệu USD. Năm 2006, Facebook ra mắt News Feed, cho phép người dùng theo dõi hoạt động của bạn bè theo thời gian thực. |
Cuối năm 2007, Mark có cuộc gặp gỡ với Sheryl Sandberg - một trong các giám đốc của Google - tại bữa tiệc Giáng sinh. Là một phụ nữ tài năng, Sheryl đang được cân nhắc cho vị trí cấp cao của thời báo The Washington. Không để vuột mất cơ hội, Mark ngay lập tức mời cô về làm việc cho Facebook với chức danh giám đốc điều hành. |
Năm 2009 đánh dấu bước phát triển thần kỳ của Facebook trước sự bùng nổ của smartphone. Lượt truy cập lên đến 1.000 tỷ mỗi tháng. Văn phòng cũng được chuyển tới địa điểm rộng rãi hơn. Tháng 2/2011, lần đầu tiên Facebook trở thành công cụ chính trị trong cuộc nổi dậy của người dân Ai Cập. |
Được thực hiện dựa trên cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng ăn khách (best-seller) cùng tên The 5th Wave, bộ phim kể về cuộc trốn chạy của Cassie (Chloë Grace Moretz) nhằm thoát thân khỏi cuộc tấn công trên phạm vi toàn cầu của một thế lực bí hiểm ngoài Trái đất để đi tìm và cứu cậu em trai thất lạc của mình. Với mục đích rõ ràng là hủy diệt loài người, thôn tính Trái đất, nhóm sinh vật siêu năng lực ngoài vũ trụ mang đến địa cầu 5 cuộc tấn công để đảm bảo triệt hạ tận gốc nhân loại.
Đợt 1: Bóng Tối
Đợt tấn công đầu tiên (First wave) rút cạn tất cả nguồn năng lượng cung cấp cho con người, cắt đứt thông tin liên lạc, ngừng trệ các hoạt động thường nhật, đẩy thế giới vào hỗn loạn.
Đợt 2: Tàn Phá
Đợt tấn công thứ 2 (Second wave) đem đến hàng loạt những thảm họa thiên nhiên như sóng thần, động đất, núi lửa; phá hoại các thành phố, khiến con người không còn nơi trú ngụ.
Đợt 3: Dịch Bệnh
Đợt tấn công thứ 3 (Third wave) được diễn ra dưới dạng một loại dịch bệnh nguy hiểm lây lan trong không khí, người nhiễm bệnh và chết la liệt, không thể cứu chữa, dân số sụt giảm trầm trọng.
Đợt 4: Xâm Lăng
Đợt tấn công thứ 4 (Fourth wave) là cuộc trà trộn đầy ám ảnh, chúng len lỏi vào cơ thể của những người còn sống sót, tẩy não và biến họ thành tay sai đắc lực, giết hại chính đồng loại của mình.
Đợt 5 sẽ là gì? Đợt tấn công thứ 5 (Fifth wave) – đòn chí mạng cuối cùng.
The 5th Wave dự kiến khởi chiếu 15.01.2016.
Kaito
" alt=""/>The 5th Wave