[LMHT] Đường lên chuyên nghiệp đầy trắc trở của những game thủ Hàn Quốc
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có nền thể thao điện tử phát triển nhất thế giới. Ở đây,ĐườnglênchuyênnghiệpđầytrắctrởcủanhữnggamethủHànQuốket qua tennis game thủ không đơn thuần chỉ là một danh từ chung cho những người chơi game mà còn được coi là một công việc như bao ngành nghề khác. Tuy nhiên con đường game thủ chuyên nghiệp vẫn chưa được công nhận bởi xã hội và những người lựa chọn lối đi này đã phải hứng chịu nhiều định kiến của dư luận.
Mới đây OnGameNetđã giới thiệu một clip nói về con đường lên chuyên nghiệp đầy khó khăn trắc trở của những game thủ lựa chọn hướng đi này.
Clip bắt đầu với cảnh phỏng vấn 3 người ngẫu nhiên với câu hỏi “Bạn có chơi Liên Minh Huyền Thoại không?”. Câu trả lời cho thấy có 2 thanh niên đã chơi được trên 2 năm và 1 phụ nữ chơi Liên Minh Huyền Thoại cùng con gái và con trai của mình. Điều này cho thấy tựa game này phổ biến như thế nào ở xứ sở Kim Chi. Tuy nhiên khi nhắc đến cụm từ “game thủ chuyên nghiệp”, không ít các bậc phụ huynh vẫn tỏ ra rất nghi ngờ về ngành nghề khá mới mẻ này.
SKT T1 Wolf– thành viên của một trong những đội tuyển Liên Minh Huyền Thoạimạnh nhất thế giới chia sẻ rằng bố mẹ anh hoàn toàn không tán thành quyết định trở thành game thủ chuyên nghiệp của mình. Thay vào đó, họ muốn Wolf tiếp tục học và trở thành một nhân viên văn phòng. Mẹ của Lee "Wolf" Jae-wannghĩ rằng “có rất nhiều người cũng chơi game, không có gì đảm bảo là nó (ám chỉ Wolf) sẽ trở thành người giỏi nhất cả”.
Chung số phận với Wolf là Chae "Piglet" Gwang-jin, anh cũng gặp phải khá nhiều sự phản đối từ gia đình. Mẹ anh cho rằng game thủ chuyên nghiệp là một công việc không hứa hẹn. Tuy nhiên, chính điều này đã khơi dậy khát khao trong Piglet và anh quyết định trở thành 1-trong-những-game-thủ-giỏi-nhất để mẹ anh phải hối hận vì những gì đã nói.
Tiếp theo đó là trường hợp của Lee "Spirit" Da-yoon– người đang giữ vị trí đi rừng trong đội hình Samsung Galaxy Blue. Theo Spirit, bạn không thể thành công ngay từ những ngày đầu quyết định trở thành một game thủ chuyên nghiệp. Ban đầu, ai cũng phải trải qua quãng thời gian ở đội hình dự bị, luyện tập thật nhiều và có thời gian chuẩn bị rất lâu trước khi được vào đội hình chính thức của một đội nào đó.
Khoảng thời gian ở trong đội hình dự bị của Spirit đã kéo dài đến mức khiến anh nhiều lần cảm thấy nghi ngờ bản thân và đã từng có ý định muốn từ bỏ. Tuy nhiên, khoảng thời gian Spirit chờ đợi ở đội hình dự bị đã hoàn toàn không phải lãng phí khi Samsung Galaxy Ozonegiành được chức vô địch OGN Champions Srping 2014. Nó đã khiến anh hiểu rằng thành công chỉ đến với những người kiên trì, chịu khó tập luyện và quyết tâm theo đuổi mục tiêu của mình.
Thông qua đoạn clip dài hơn 6 phút, OnGameNetđã đưa người xem đến với cuộc sống đầy thử thách phía sau bàn phím, nơi những game thủ chuyên nghiệp có thể chia sẻ thẳng thắn những suy nghĩ của mình. Ở phần kết, tất cả những game thủ được phỏng vấn đều có cùng một câu trả lời: “Tôi sẽ chơi tiếp cho đến khi không được hoặc không thể chơi được nữa”.
Đặc biệt câu nói của Kim "Deft" Hyuk-kyuđã khiến không ít người xem phải xúc động: ”Chơi game là việc tôi thích nhất, cũng là việc tôi có thể làm tốt nhất!”
July.N
(责任编辑:Thời sự)
下一篇:Nhận định, soi kèo Mantova vs Cesena, 20h00 ngày 1/5: Duy trì khoảng cách an toàn
- Tập đoàn công nghệ thông tin SoftBank (Nhật Bản) đã ký kết hợp tác với FPT Software và Tổ chức giáo dục Hoa Kỳ (IAE) để đưa robot NAO ứng dụng trong lĩnh vực dạy tiếng Anh tại Việt Nam.
Robot NAO sẽ được ứng dụng vào việc hỗ trợ dạy tiếng Anh tại Việt Nam. Cụ thể thời gian đầu sẽ thử nghiệm bằng việc các robot này sẽ giúp giáo viên tại hai đơn vị trực thuộc Tổ chức giáo dục Hoa Kỳ là Học viện Anh ngữ EQuest và Anh ngữ Việt Mỹ VATC tổ chức các hoạt động lớp học, giao lưu tương tác với học viên, hỗ trợ các bài kiểm tra nghe nói và cùng học viên thực hành các tình huống giao tiếp.
Bà Nguyễn Thị Quang Ngọc, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục Hoa Kỳ (IAE) cho biết: “Cùng với ứng dụng công nghệ, việc đưa robot vào giảng dạy, chúng tôi kỳ vọng sẽ mang lại những dấu ấn mới trong lĩnh vực giáo dục. Những chú robot NAO có thể tạo cảm hứng, kích thích sự tò mò và yêu thích môn học tiếng Anh hơn đối với học viên”.
Theo đánh giá của SoftBank, Việt Nam sẽ không nằm ngoài xu thế chung của thế giới trong việc đưa robot ứng dụng vào đời sống. Mặc dù các sản phẩm robot hình người đã được giới thiệu tại Việt Nam từ những năm 2004, nhưng đến nay mới chỉ dừng lại ở các mục đích nghiên cứu, đào tạo. SoftBank sẽ là đơn vị tiên phong đưa robot vào ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống hàng ngày.
Giải thích lý do lựa chọn NAO là sản phẩm robot đầu tiên đưa vào Việt Nam, đại diện SoftBank cho biết, đây là một robot thông minh với 4 khu vực cảm biến, có khả năng nhận dạng giọng nói, hình ảnh, khả năng biểu cảm, sao chép hành vi con người. Ngoài ra, có thể tự động kết nối Internet và có thể nói 19 loại ngôn ngữ khác nhau, sản phẩm dùng hệ điều hành tương tác tập trung NAOqi dễ điều khiển, lập trình và tùy biến ứng dụng.
Tại Việt Nam, mỗi robot NAO được được bán với giá từ 10.000 USD và có thể phát triển tùy biến với nhu cầu, mục đích của từng khách hàng.
Đại diện SoftBank cũng tiết lộ, sau NAO, thời gian tới hãng sẽ tiếp tục giới thiệu robot PEPPER đến thị trường Việt Nam.
Thanh Hùng
" alt="Doanh nghiệp Nhật đưa robot ứng dụng dạy học tiếng Anh đến Việt Nam" />Vương miện Thánh Edward. Ảnh: BBC Theo Reuters, vương miện Thánh Edward đã được sử dụng kể từ lễ đăng quang của Vua Charles II vào năm 1661, khi chế độ quân chủ được khôi phục ở Anh sau nền cộng hòa 10 năm của Oliver Cromwell.
Vương miện này đã thay thế một phiên bản thời trung cổ, được cho là có từ thời Edward “Người tuyên xưng Đức tin” trị vì vào thế kỷ 11. Phiên bản vương miện cổ đã bị nấu chảy vào năm 1649.
Vương miện Thánh Edward được chế tạo từ một khung bằng vàng nguyên khối đính hồng ngọc, thạch anh tím, ngọc bích, ngọc hồng lựu, đá topaz và đá tourmaline, với phần mũ nhung và viền lông chồn giống phiên bản thời trung cổ.
Vật phẩm lịch sử này thường được trưng bày tại Tháp London, nhưng hiện sẽ được di dời khỏi đây để chỉnh sửa cho lễ đăng quang của Vua Charles III vào tháng 5 năm sau.
Theo truyền thống, Vua Charles III sẽ được trao vương miện Thánh Edward trong buổi lễ long trọng được tổ chức tại Tu viện Westminster của London vào ngày 6/5/2023, giống như người mẹ quá cố của ông - Nữ hoàng Elizabeth II vào năm 1953. Ông cũng sẽ đội Vương miện Đế chế trong lễ đăng quang này.
Ngày làm việc bận rộn đầu tiên của Vua Anh Charles III
Ngày làm việc trọn vẹn đầu tiên trên cương vị mới của Vua Anh Charles III đã bắt đầu với việc ông đến London để gặp thủ tướng và chuẩn bị cho bài phát biểu trước quốc gia vào tối nay (9/9)." alt="Anh tiết lộ chỉnh sửa vương miện cho lễ đăng quang của Vua Charles III" />Trong bài giới thiệu, người đẹp kể do hoàn cảnh khó khăn, phải tạm gác việc học, đi làm công nhân để phụ giúp gia đình ở tuổi 18.
Dịu Thảo chia sẻ rất may mắn khi trở thành người đăng quang Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam 2023. Cô tin rằng những quan niệm về người chuyển giới trước đây đã cũ kỹ, họ cũng xinh đẹp, tài giỏi và có thể làm điều mình mong muốn. Với cô, mỗi người đều là chìa khoá mở ra cánh cửa của thế giới mới, cần học tập và phát triển nhiều hơn để tri thức tạo ra thành tựu, giúp tiếng nói của mỗi người giá trị hơn.
Đoạn giới thiệu của Dịu Thảo:
Với khao khát trở thành người truyền cảm hứng, cô mong được đồng hành cùng tổ chức Miss International Queen nói lên quan điểm của bản thân, để mọi người cùng xây dựng một thế giới bình đẳng.
Cuối bài, Dịu Thảo dùng tiếng Anh để chia sẻ thông điệp đến với cuộc thi để trở thành tiếng nói của giới trẻ, tôn vinh cá tính, sự độc đáo và chính các bạn trẻ.
Tuy nhiên, đoạn nói: "I'm here today to be the voice of our young generation in celebrating individuality, uniqueness and you. I see you, I hear you and I'm here for you" được nhiều khán giả nhận ra giống y hệt với đoạn giới thiệu bản thân của Hoa hậu Hoàn vũ Thái Lan 2021 - Anchilee Scott-Kemmis.
Đoạn giới thiệu của Anchilee Scott-Kemmis:
Nhiều khán giả lên tiếng cho rằng việc tham khảo bài nói của những người khác là hợp lý. Tuy nhiên, việc mang cả đoạn nói giống vào là không nên. Đây là hành vi sao chép vì không thể có tư duy ngôn ngữ của 2 người giống nhau từng câu, từng chữ.
BTC Miss International Vietnam hiện chưa lên tiếng về sự giống nhau giữa hai bài nói. Một số khán giả đánh giá Dịu Thảo phát âm không tròn vành rõ chữ, thiếu sắc thái biểu cảm, nên việc truyền tải thông điệp chưa đủ mạnh.
Trưa 14/6, Nguyễn Hà Dịu Thảo cùng các thí sinh Miss International Queen 2023 có buổi thử đồ tại Bangkok. Tại đây, cô có cơ hội được gặp gỡ hai hoa hậu là đương kim Miss International Queen 2022 - Fuschia Anne Ravena và Miss International Queen 2014 - Isabella Santiago.
Sau đó, Dịu Thảo cùng các thí sinh di chuyển về Pattaya, Thái Lan chuẩn bị cho các hoạt động của Miss International Queen 2023.
Đại Trí
Người đẹp từng làm công nhân đăng quang Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam 2023Mỹ nhân 23 tuổi đến từ Hải Dương Nguyễn Hà Dịu Thảo, từng làm công nhân, trở thành chủ nhân ngôi vị Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam 2023." alt="Nguyễn Hà Dịu Thảo vướng nghi vấn sao chép bài giới thiệu" />
Cơ chế phát hiện email giả mạo của EG - Platform EG - Platform mang lại khả năng phát hiện và ngăn chặn tấn công vượt trội thông qua việc áp dụng các công nghệ xác thực email tiên tiến như SPF (Sender Policy Framework) và DKIM (DomainKeys Identified Mail). Các công nghệ này không chỉ kiểm tra nghiêm ngặt địa chỉ IP gửi email và chữ ký số mà còn đảm bảo tính toàn vẹn và nguồn gốc của email trong suốt quá trình truyền tải, ngăn chặn từ gốc các hành vi giả mạo một cách hiệu quả.
Bảo vệ doanh nghiệp trước các mối đe dọa mới
Điểm khác biệt của EG - Platform là khả năng tích hợp máy học (machine learning) và phân tích suy nghiệm (heuristic). Hệ thống này không ngừng học hỏi từ các cuộc tấn công trong quá khứ, tự động cải thiện khả năng phát hiện các mối đe dọa mới, đồng thời có thể phân tích hành vi gửi email để nhận diện các dấu hiệu bất thường như yêu cầu thay đổi thông tin thanh toán.
Bộ 3 màn lọc email của EG - Platform Phân tích heuristic cho phép EG - Platform đào sâu vào ngữ cảnh và nội dung của email, sử dụng xử lý ngôn ngữ tự nhiên để hiểu rõ ý định thật sự của người gửi. Hệ thống còn theo dõi luồng gửi email qua các máy chủ và quốc gia khác nhau để phát hiện những rủi ro ẩn chứa trong từng bước truyền tải, không để bỏ sót dấu hiệu giả mạo.
Các cuộc tấn công email đang ngày càng trở nên tinh vi và nguy hiểm hơn. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đang dần chú trọng tự bảo vệ bằng cách đăng ký các tên miền tương tự, giám sát chặt chẽ các hoạt động liên quan đến tên miền, và triển khai một giải pháp bảo mật email toàn diện như EG - Platform.
Bảo vệ doanh nghiệp không chỉ là trách nhiệm mà còn là chiến lược sống còn, đặc biệt trong bối cảnh các mối đe dọa mạng ngày càng tinh vi. Việc chủ động bảo mật email sẽ giúp doanh nghiệp tránh những tổn thất nghiêm trọng, bảo vệ thông tin quan trọng và duy trì sự tin tưởng của khách hàng.
Thu Loan
" alt="Nguy cơ từ xu hướng tấn công email có chủ đích" />Xuất hiện nhiều fanpage giả mạo kêu gọi tiền từ thiện, người dân cần đề cao cảnh giác, không chuyển tiền cho kẻ lừa đảo. Ảnh: Minh họa Ngay sau khi phát hiện fanpage giả mạo, Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao đã phối hợp với cơ quan Công an để xác minh làm rõ. Đồng thời, tuyên truyền, đăng tải các thông tin chính thống về tình hình mưa lũ và thông tin cảnh báo về nội dung giả mạo trên fanpage chính thống của Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao và Cổng Thông tin điện tử huyện Lâm Thao.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Thúy, Phó Giám đốc Sở TT&TT Phú Thọ, với tốc độ lan truyền thông tin tức thời, nhanh chóng, việc các đối tượng lợi dụng thiên tai, lũ lụt để thực hiện các hành vi lừa đảo trên mạng xã hội không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn làm giảm lòng tin của cộng đồng đối với các hoạt động từ thiện chân chính.
“Khi tiếp cận với thông tin trên mạng xã hội, người dân cần chọn lọc thông tin, không chia sẻ những thông tin thiếu chính xác, chưa được kiểm chứng. Người dân cũng cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không gửi tiền quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi mưa lũ vào các tài khoản tiềm ẩn nguy cơ rủi ro”, Phó Giám đốc Sở TT&TT Phú Thọ khuyến cáo.
Theo Sở TT&TT Phú Thọ, những ngày qua, nhiều địa phương trong tỉnh Phú Thọ như Hạ Hòa, Cẩm Khê, Yên Lập, Tam Nông, Lâm Thao… bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, đặc biệt là sự cố cầu Phong Châu bị gãy trụ T7 và làm sập 2 nhịp dàn chính vào sáng 9/9.
Trước tình hình đó, một số đối tượng đã sử dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin sai lệch về tình hình bão lũ tại các địa phương với các tiêu đề như: “Vỡ đập ở Yên Lập”, “Bão lũ ở Hạ Hoà”... Hiện lực lượng chức năng đã xác minh các đối tượng và đang trong quá trình làm rõ hành vi để củng cố hồ sơ, xử lý theo quy định của pháp luật.
Mạo danh fanpage Hội Chữ thập đỏ Quảng Ninh lừa đảo nhận tiền ủng hộSở TT&TT tỉnh Quảng Ninh vừa đưa ra cảnh báo về tình trạng mạo danh Hội Chữ thập đỏ Quảng Ninh lừa đảo kêu gọi quyên góp ủng hộ người dân vùng bão." alt="Giả mạo Fanpage Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Lâm Thao để lừa đảo" />
- ·Nhận định, soi kèo Shandong Taishan vs Qingdao Hainiu, 18h35 ngày 1/5: Sáng cửa dưới
- ·Bigfa ra mắt logo thương hiệu mới
- ·Phát hiện tin nhắn ngoại tình của chồng ở tuổi xế chiều
- ·Học sinh duy nhất trong lớp không có giấy khen, Bộ GD
- ·Nhận định, soi kèo Jelgava vs Grobinas, 22h00 ngày 29/4: Khách rơi tự do
- ·Cả 4 thí sinh Olympia trả lời chướng ngại vật sai, nam sinh ngồi ghế khán giả mới đúng
- ·OpenAI trả tiền sử dụng tin tức trong ChatGPT
- ·Điểm chuẩn Học viện Ngân hàng 2022
- ·Nhận định, soi kèo U21 Fleetwood vs U21 Bristol City, 20h00 ngày 29/4: Nỗi sợ xa nhà
- ·Tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ trong phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Thí sinh Nguyễn Hà Dịu Thảo. Người đẹp 23 tuổi giành giải thưởng Wonder Womanvà là thí sinh nhận được nhiều tương tác nhất trong phần phỏng vấn đăng trên trang Tik Tok của Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2023. Đây cũng là lợi thế cho người đẹp đeo sash Việt Nam trước thềm chung kết.
“Vấn đề tôi nghĩ đó là giáo dục cho thế hệ trẻ, vì trẻ em của hiện tại chính là những lãnh đạo tương lai của thế giới. Khi được giáo dục, các em sẽ biết cộng đồng LGBTQ+ là gì, khi đó chúng ta sẽ nhận được nhiều hơn sự tôn trọng, công bằng và ủng hộ. Các em sẽ biết chúng ta cũng bình thường như bao người và cộng đồng LGBTQ+ sẽ luôn đồng hành để cho thế giới thấy chúng ta là ai, chúng ta có thể làm được gì”, Dịu Thảo trả lời trong phần phỏng vấn.
Với chiều cao 1m83, người đẹp có màn trình diễn cuốn hút trong phần thi áo tắm. Với phần thi dạ hội, Dịu Thảo lựa chọn bộ trang phục mang tên The shinging gloory - Thời khắc tỏa sáng.
Bộ trang phục do nhà thiết kế Võ Tiến Đạt thực hiện với hai gam màu chủ đạo là xanh và bạc được phủ kín bởi những chi tiết đá pha lê lấp lánh.
Vòng chung kết dự kiến diễn ra vào ngày 24/6 tại Pattaya, Thái Lan. Tại đêm thi quan trọng này, Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2022 - Fuchsia Anne Ravena sẽ trao lại vương miện cho người chiến thắng.
Nguyễn Hà Dịu Thảo sinh năm 2000, quê Hải Dương. Cô tốt nghiệp cấp 3 tại trường THPT Bình An và thi đỗ vào Đại học Công nghệ Đồng Nai. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên cô ngừng học để mưu sinh. Dịu Thảo kể mình từng làm công nhân, phục vụ, nhân viên bán hàng…
Hiện tại, cô sống cùng gia đình ở Bình Dương và đang theo học ngành du lịch của một trường cao đẳng. Cô giành chiến thắng tại Miss Beauty Queen 2022 trước khi đăng quang Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam 2023.
Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2023 là cuộc thi sắc đẹp lớn dành cho người chuyển giới nữ. Cuộc thi được công ty Tiffany's Show Pattaya Co, Ltd. (Thái Lan) tổ chức. Đương kim Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế là Fuschia Anne Ravena đến từ Philippines, đăng quang vào ngày 25/6/2022.
Khoảnh khắc Nguyễn Hà Dịu Thảo nhận giải thưởng đầu tiên tại Bán kết Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2023:
Minh Thư
Người đẹp Dịu Thảo 'sao chép' bài giới thiệu của Hoa hậu Hoàn vũ Thái Lan?Nguyễn Hà Dịu Thảo hiện đang có mặt ở Thái Lan tham gia cuộc thi Miss International Queen 2023." alt="Dịu Thảo nhận giải thưởng đầu tiên tại Hoa hậu chuyển giới Quốc tế 2023" />
“Quấy rối tình dục xuất phát từ ham muốn. Nhiều nạn nhân bị quấy rối tình dục do mặc hở hang và có những cử chỉ quyến rũ. Vì vậy, là con gái các bạn nên biết cách tự bảo vệ, đừng mặc quần áo xuyên thấu hoặc hở hang hay có những đừng có hành động tán tỉnh", nguyên văn một câu trong bài giảng của Trường THCS Triệu Khánh số 1.
Câu nói này xuất phát từ lớp "giáo dục sức khỏe tinh thần" của trường vào tháng 4/2022. Tuy nhiên thời gian qua, những người dùng Weibo đã đăng tải một số đoạn trong giáo trình lên mạng xã hội. Quan điểm này đã gây ra nhiều tranh cãi.
Trước những ý kiến trái chiều, nhà trường cho biết mục đích của bài giảng nhằm nhắc nhở nữ sinh tự bảo vệ mình. Tuy nhiên, do cách truyền đạt và dùng từ ngữ của giáo viên chưa đúng nên đã gây hiểu lầm đối với công chúng.
Sau sự phản đối kịch liệt của dư luận, phòng Giáo dục TP Triệu Khánh đã tiến hành điều tra và xác nhận trong giáo trình dạy có một số chỗ "diễn đạt không phù hợp, gây hiểu lầm".
"Chúng tôi đã phê bình và yêu cầu ban giám hiệu khắc phục sai lầm bằng cách điều chỉnh lại giáo trình", đại diện phòng Giáo dục lên tiếng. Đồng thời, đơn vị này cũng yêu cầu trường phải kiểm duyệt nghiêm ngặt các bài giảng và nâng cao năng lực dạy của giáo viên.
Sự việc đã mở ra cuộc tranh luận gay gắt trên mạng xã hội những ngày qua. Nhiều người cho rằng đây không phải do sơ suất, trường đang dạy học sinh việc bị quấy rối tình dục là lỗi của nạn nhân.
“Tôi không hiểu tại sao người trẻ lại không được mặc đẹp, trong khi chúng ta đang sống và làm việc dưới pháp luật. Chẳng lẽ, khi ra đường con gái phải mặc xấu để tránh bị quấy rối tình dục?", một người bình luận.
Người khác lại cho rằng các nạn nhân bị quấy rối tình dục không có tội, lỗi ở thủ phạm. "Trường đang đổ lỗi về phía nạn nhân", một người khác bày tỏ.
“Các nạn nhân có thể không hoàn hảo nhưng thủ phạm là người có tội. Tôi không thể hiểu tại sao, trường lại dạy học sinh nữ điều này?”, một người khác bức xúc.
Đây không phải lần đầu tiên quan điểm này gây tranh cãi ở Trung Quốc. Trước đó, vào tháng 11/2022, một cô gái trẻ đã bị người đàn ông quấy rối tại nhà vệ sinh công cộng tỉnh Chiết Giang.
Cư dân mạng cho rằng người này ăn mặc hở hang nhưng mẹ cô phản bác: “Quần áo không liên quan đến việc bị tấn công. Không thể lấy lý do này để bao biện cho tội ác của thủ phạm”.
Trung Quốc phát động chiến dịch ngăn chặn quấy rối tình dục học đườngTrước những vụ quấy rối tình dục gần đây tại các trường nghệ thuật, Trung Quốc đã phát động một chiến dịch lớn nhằm ngăn chặn vấn nạn này." alt="Trường học gây phẫn nộ với giáo trình 'nữ sinh bị quấy rối do mặc hở hang'" />
PGS. TS Đoàn Lê Giang giải thích lý do tại sao nên đưa chữ Hán quay trở lại nhà trường phổ thông Việt Nam.
VietNamNet xin giới thiệu lược thuật bài viết của PGS. TS Đoàn Lê Giang (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM) giải thích lý do tại sao nên đưa chữ Hán quay trở lại nhà trường phổ thông Việt Nam. Báo cáo này đã được trình bày trong hội thảo "Phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong thời kỳ hồi nhập quốc tế" diễn ra từ năm 2010.
Ảnh Lê Anh Dũng Sự sụp đổ của Tiếng Việt?
Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong sách báo, Tiếng Việt đang bị dùng sai một cách khủng khiếp. Chỉ có mấy từ dùng sai mà sửa mãi mấy chục năm vẫn không hết: "yếu điểm" được dùng như "điểm yếu", "cứu cánh" được dùng như "cứu giúp", thậm chí có nhà văn nọ trên báo Văn nghệ còn dùng từ "khiếm nhã" như là "trang nhã"…
Những sai lầm yếu kém trên sẽ không có nếu học sinh được học chữ Hán, có thói quen tra từ điển Hán - Việt và Tiếng Việt. Với tình hình giáo dục như hiện nay thì nói đến việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt chính lại là phải học chữ Hán.
Ở Nhật Bản từ mấy chục năm trước đã cảnh báo về nguy cơ suy thoái của Tiếng Nhật qua một loạt sách bán rất chạy. Trong các sách ấy đều quy nguyên nhân cho sự suy thoái của Tiếng Nhật là ở chỗ dùng từ gốc Hán sai, kiến thức về chữ Hán nghèo nàn, lạm dụng từ gốc Tiếng Anh...
Tiếng Nhật với một chương trình giáo dục chú ý giảng dạy gần 2.000 chữ Hán mà còn như vậy, huống chi Tiếng Việt. Số từ gốc Hán chiếm đến 70% số từ vựng Tiếng Việt, mà người Việt không học, không hiểu chữ Hán, thế thì làm sao mà chẳng dùng từ sai và vốn từ nghèo nàn. Nếu tình hình không được cải thiện thì viễn cảnh về sự sụp đổ của Tiếng Việt sẽ còn không xa.
Vong bản ngay trên đất nước mình
Có lần một sinh viên Nhật Bản khoe với tôi: Em đến thăm chùa Vĩnh Nghiêm thấy đề là chùa thuộc phái Lâm Tế, em thấy rất thân thuộc vì giống như ngôi chùa ở gần nhà bà ngoại em. Nhưng đối với một thanh niên Việt Nam thì khi đến chùa, nhìn lên bảng hiệu, hoành phi, câu đối hay bài vị, họ sẽ cảm thấy xa lạ như bất kỳ một ngôi chùa nào ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…
Thanh niên Việt Nam không còn thấy có một mối dây liên hệ nào giữa mình với quá khứ của ông cha. Họ không có xúc cảm nào trước một tập thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, một quyển Kiều bằng chữ Nôm,…Có thể nói họ đang vong bản ngay chính trên đất nước mình.
Thế nên, so với các nước Đông Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… thanh niên Việt Nam hiện đại hóa yếu nhất, nhưng đồng thời cũng giữ bản sắc dân tộc kém nhất.
Các nhà nghiên cứu Đông Á - trừ Việt Nam - dù không chuyên về cổ điển nhưng vẫn hiểu được khá sâu chữ Hán và văn hóa truyền thống của họ, vẫn có thể đọc được thư tịch cổ của nước họ với nhiều mức độ khác nhau. Ở Việt Nam, một nhà nghiên cứu sẽ cảm thấy rất khó khăn khi hiểu về những vấn đề văn, sử, triết, ngôn ngữ cổ của dân tộc mình.
Sinh viên, nghiên cứu sinh về khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam gần như không hiểu được sách vở của cha ông nếu không được dịch, chú, phiên âm ra chữ quốc ngữ Latin.
Có thể nói khi ra nước ngoài học tập, sinh viên Việt Nam không thua kém gì so với sinh viên các nước Đông Á khác, nhưng riêng về khoa học xã hội và nhân văn thì còn kém khá xa. Không ít sinh viên Việt Nam than thở không biết biểu diễn bộ môn văn hóa truyền thống gì cho bạn bè các nước xem, ngoài áo dài và nem rán ra thì hết!
Tại sao? Trước hết là vì kinh tế, nhưng quan trọng hơn là: Nền giáo dục của chúng ta rất kém trong việc giáo dục văn hóa truyền thống mà việc loại bỏ chữ Hán là biểu hiện đầu tiên và gây ấn tượng nhất.
Ảnh Lê Anh Dũng
100 năm – một chủ trương bỏ dở
Trong luận văn khét tiếng Luận về chính học cùng tà thuyếtcủa Ngô Đức Kế, nhà chí sĩ đã phê phán một cách mạnh mẽ tình trạng học thuật đương thời: “Âu học vẫn chưa vin được ngọn ngành mà Hán học đã đứt cả cội rễ”.
Trường Đông Kinh Nghĩa Thục của các chí sĩ Duy tân thành lập năm 1907, cho đến nay vẫn được nhiều chuyên gia đánh giá là trường học có tư tưởng giáo dục tiên tiến, sâu sắc nhất ở nước ta từ trước đến nay. Tuy cổ động việc học chữ quốc ngữ Latin thay cho chữ Nôm, nhưng trường vẫn tổ chức học một cách nghiêm túc 2 ngoại ngữ bắt buộc: Pháp văn và Hán văn.
Nếu từ đó đến nay tư tưởng giáo dục ấy được thực hiện thì chúng ta đã có một nền giáo dục Việt Nam khác hẳn: Hiện đại hơn, nhưng cũng đậm đà bản sắc dân tộc hơn.
Trước năm 1945 ở nước ta, sau khi bỏ các kỳ thi chữ Hán, chữ Hán vẫn được giảng dạy trong nhà trường, mỗi tuần 1 - 2 tiết, nhưng cũng đủ cho người học hiểu được chữ Hán, không dùng sai Tiếng Việt và để cái tinh thần truyền thống qua thứ chữ ấy góp phần tạo nên cốt cách con người.
Nhờ vậy mà các trí thức được đào tạo thời Pháp nhìn chung đều có một kiến thức Hán học khá vững chắc bên cạnh kiến thức Tây học căn bản. Chính họ đã làm rường cột trí thức cho quốc gia và mãi mãi là niềm tự hào của đất nước: Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy, Đặng Thai Mai, Ca Văn Thỉnh, Trần Văn Giáp, Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Văn Huyên, Trần Văn Giàu…
Dạy chữ Hán trong nhà trường như thế nào?
Nhìn ra các nước Đông Á, không có nước nào dám đoạn tuyệt với chữ Hán.
Người Trung Quốc đã từng mơ Latin hóa chữ viết của mình, nhưng giấc mơ ấy bất khả. Họ đành bằng lòng quay về với việc dùng chữ Hán giản thể, và dạy cho học sinh phổ thông biết tối thiểu khoảng 3.000 chữ Hán để có thể đọc được tiếng phổ thông.
Người Nhật Bản cũng từng thử nghiệm dùng chữ Romaji (Chữ Latin) nhưng những văn bản ấy hồi đầu thế kỷ XX trở thành những bản mật mã. Họ đành sử dụng hệ thống chữ Kana (chữ phiên âm) mà dân tộc họ đã sáng tạo ra từ hơn 10 thế kỷ trước với hai dạng Hiragana và Katakana, bên cạnh đó vẫn bắt buộc học sinh tốt nghiệp trung học phải biết thuần thục 1.945 chữ Hán.
Người Hàn Quốc sử dụng chữ Hangul mà dân tộc họ đã sáng tạo ra từ TK.XV, trong văn bản thông thường hiện nay hầu như không còn chữ Hán nữa, nhưng những văn bản cổ hơn hay tài liệu khoa học thì dùng khá nhiều. Vì vậy Hàn Quốc vẫn dạy chữ Hán cho học sinh: Cấp 2 dạy 900 chữ, cấp 3 dạy 900 chữ, tổng cộng là 1.800 chữ. Lên đại học, sinh viên muốn đi sâu vào khoa học xã hội thì phải học chữ Hán nhiều hơn nữa.
Riêng có Việt Nam là hoàn toàn không dạy chữ Hán trong chương trình phổ thông. Điều ấy có liên quan gì với tình trạng kinh tế Việt Nam phát triển kém nhất, tiếng Việt dùng sai, nghèo nàn và bản sắc văn hóa dân tộc mờ nhạt nhất so với các nước trong khu vực?
Ảnh Đinh Quang Tuấn Làm thế nào để dạy chữ Hán trong nhà trường?
Chủ trương đưa chữ Hán vào dạy trong trường phổ thông chắc chắn sẽ gây phản ứng dữ dội từ nhiều phía. Chúng tôi đã hình dung ra những câu hỏi cơ bản và cách trả lời sau:
Hỏi:Sao không nghĩ học cái gì khác hiện đại, kiếm ra tiền, lại bày ra trò học Hán Nôm – một thứ chữ “cổ lỗ, lạc hậu” đã chết từ lâu rồi?
Trả lời: Việc giáo dục không phải chỉ học cái hiện đại, dễ kiếm tiền, việc giáo dục con người có sứ mệnh lớn hơn thế nhiều. Lợi ích của việc học chữ Hán như đã nói ở trên là để cứu lấy Tiếng Việt, để bảo vệ văn hóa dân tộc, để góp phần xây dựng người Việt Nam trở thành những con người có học vấn, có căn bản, biết tiếp thu cái mới, nhưng cũng biết kế thừa tinh hoa truyền thống…
Việc này không có gì mới mà chỉ là kế thừa tư tưởng giáo dục của ông cha, cũng tương tự như người Nhật, người Hàn dạy chữ Hán, người phương Tây dạy chữ Latin cho con em họ.
Hỏi: Học sinh hiện nay học đã quá tải rồi, học thêm chữ Hán nữa thì còn thì giờ đâu nữa?
Trả lời:Học trò quá tải vì chương trình của chúng ta quá rườm rà và vì cách học nhồi nhét, cách thi theo kiểu “trả bài” của chúng ta. Nên lược bớt chương trình đi, chỉ học những môn căn bản thôi. Chữ Hán là một trong những môn căn bản. Chính việc học chữ Hán sẽ cho chúng ta thấy học ngữ văn mà học thuộc văn mẫu mất rất nhiều thì giờ như hiện nay là không cần thiết. Hơn nữa có lẽ trước mắt chúng ta chỉ cần dạy cho học sinh khoảng 1.000 chữ Hán để biết chữ nghĩa căn bản, biết cách tra từ điển, biết cách tự học. Sau này khi có điều kiện tốt hơn, có thể dạy khoảng 2.000 chữ Hán như người Nhật, người Hàn Quốc đang làm.
Hỏi:Hay để giản tiện, chỉ học âm Hán Việt như trong các sách ngữ văn hiện nay có được không?
Trả lời:Không được. Vì chữ Hán là một thể thống nhất Hình - Âm - Nghĩa, chúng ta lược bỏ Hình đi thì từ gốc Hán sẽ không để lại một dấu ấn nào khả dĩ trong đầu óc học sinh. Hơn nữa mỗi một chữ Hán còn mang theo nó toàn bộ văn hóa truyền thống.
Hỏi: Giả sử Quốc hội cho phép thực hiện chương trình dạy chữ Hán đại trà ở trường phổ thông thì lấy đâu ra giáo viên?
Trả lời:Hiện nay vẫn có nhiều giảng viên ở những đại học lớn biết chữ Hán nhất là ở các khoa ngữ văn, lịch sử của các trường đại học. Chúng ta bắt đầu từ việc dạy đại trà cho sinh viên ngữ văn ở các đại học, rồi cho dạy thí điểm ở một số trường phổ thông. Sau đó dạy cho học sinh trung học cơ sở. Dần dần mở rộng ra học sinh chuyên ban khoa học xã hội ở trung học phổ thông. Cuối cùng mới tính toán đến việc dạy cho tất cả học sinh các ban khác.
Nếu chúng ta kiên quyết, kiên trì đưa Hán văn vào chương trình phổ thông thì sẽ đến ngày chúng ta thấy kết quả. Tiếng Việt của chúng ta sẽ giàu có hơn, trong sáng hơn, ít bị sai hơn.
Chúng ta sẽ có được thế hệ người Việt Nam mới: hiện đại, giàu có, mạnh mẽ, nhưng cũng uyên thâm cổ học, biết cắm rễ tri thức của mình vào nguồn mạch phương Đông và dân tộc, biết sống thung dung theo đạo học phương Đông và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc… Một thế hệ người Việt Nam mới như mong ước của các sĩ phu Duy tân đầu Thế kỷ XX và của cả dân tộc ta sẽ thành sự thật.
PGS.TS Đoàn Lê Giang" alt="Tại sao nên đưa chữ Hán quay trở lại trường phổ thông?" />
- ·Nhận định, soi kèo Spezia vs Salernitana, 20h00 ngày 1/5: Cửa dưới sáng
- ·Khán giả xúc động khi xem phim của NSND Hoàng Dũng, Lê Khanh
- ·Nam sinh Thái Bình hôn bạn gái giữa sân trường trong lễ bế giảng
- ·Công an phát thông báo về nữ sinh Học viện Ngân hàng mất tích
- ·Nhận định, soi kèo Godoy Cruz vs Atletico Tucuman, 3h15 ngày 29/4: Cơ hội của chủ nhà
- ·Tốn hàng chục triệu đồng chữa bệnh vì học theo mạng xã hội
- ·Ông bà Trung Quốc trồng rau chăm cháu, giúp con thực hiện ‘giấc mơ Mỹ’
- ·Nữ phó giáo sư 'yêu và say mê lâm sàng'
- ·Nhận định, soi kèo Arsenal vs PSG, 2h00 ngày 30/4: Thận trọng
- ·Cả nước có gần 11.000 điểm 10 thi tốt nghiệp THPT 2024, Lịch sử, Địa lý lên ngôi