Năm vừa qua, nhiều hoạt động về quản lý nhà nước lĩnh vực bưu chính cũng đã được Vụ Bưu chính tập trung thực hiện đạt kết quả nhất định như: Thực hiện báo cáo tổng kết Luật Bưu chính 2010, triển khai Chiến lược phát triển bưu chính; nhận diện các vấn đề của thị trường bưu chính như nhượng quyền, chia sẻ sử dụng chung hạ tầng...; chỉ đạo doanh nghiệp bưu chính hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử; sửa đổi, điều chỉnh kế hoạch phát triển nền tảng địa chỉ số; đề xuất các giải pháp cạnh tranh lành mạnh thị trường bưu chính...
Trong kế hoạch công tác năm nay, Vụ Bưu chính đã xác định việc xây dựng Luật Bưu chính (sửa đổi) là 1 trong 8 nhiệm vụ trọng tâm. Mục tiêu đặt ra với nhiệm vụ này là nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát triển của lĩnh vực bưu chính và các lĩnh vực khác liên quan như thương mại điện tử, logistics… giúp cho các doanh nghiệp bưu chính và thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững; đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Cùng với đó, ngày càng cải thiện chất lượng dịch vụ bưu chính, công tác quản lý nhà nước về bưu chính cũng hoàn thiện, chặt chẽ hơn.
Đóng góp ý kiến vào kế hoạch công tác năm 2024 của Vụ Bưu chính, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính Trần Như Hiền đề xuất Vụ rà soát, bố trí nguồn lực để tập trung cho các việc lớn như sửa đổi Luật Bưu chính, thực thi Chiến lược phát triển bưu chính, xây dựng Cổng thông tin và dữ liệu bưu chính.
Ở góc độ Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Trần Thị Nhị Thủy nhấn mạnh, thực tế cho thấy đến thời điểm hiện tại, Luật Bưu chính năm 2010 không còn đáp ứng được yêu cầu phát triển của lĩnh vực. Phân tích cụ thể về quy trình, thủ tục xây dựng, sửa đổi luật hiện nay, bà Trần Thị Nhị Thủy đề nghị Vụ Bưu chính đẩy nhanh tiến độ, với mục tiêu là hoàn thành các nội dung công việc liên quan đến lập đề nghị, trình xem xét ban hành Luật Bưu chính (sửa đổi) trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Điểm ra các nhóm công việc cần triển khai ngay để thực hiện việc xây dựng Luật Bưu chính (sửa đổi), đại diện Vụ Pháp chế nhấn mạnh: “Trong điều kiện lực lượng không nhiều, Vụ Bưu chính cần tổ chức công việc chặt chẽ, chia người giao việc. Bản thân lãnh đạo Vụ cũng phải chia việc ra mới đảm bảo được việc thực hiện dự án Luật này”.
Còn theo Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Trần Thanh Hà, năm 2024, Vụ Bưu chính cần quan tâm nhiều hơn đến việc thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương và đa phương về quản lý nhà nước lĩnh vực bưu chính, lưu ý việc rà soát, đối chiếu để quy định pháp luật về bưu chính của Việt Nam phù hợp với quốc tế, nhất là quá trình sửa đổi Luật Bưu chính 2010.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương chỉ đạo Vụ Bưu chính phải xác định việc xây dựng Luật Bưu chính (sửa đổi) là ưu tiên số 1 trong năm nay và phải làm sớm, với thời hạn tháng 2/2024, Vụ phải báo cáo Bộ trưởng, Ban cán sự Đảng về nhiệm vụ này.
Về cách làm, Thứ trưởng yêu cầu lãnh đạo Vụ Bưu chính chia nhóm để phân công các nội dung công việc phục vụ cho xây dựng Luật. Để phục vụ việc sửa đổi Luật Bưu chính, Vụ cần có kế hoạch đề xuất đoàn ra để học tập kinh nghiệm quốc tế trong quản lý bưu chính. “Trọng tâm nhất là câu chuyện xây dựng Luật, Bưu chính (sửa đổi), Vụ phải phải tập trung và đảm bảo đúng tiến độ”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương còn lưu ý Vụ Bưu chính một số việc như: Sớm công bố kết quả đánh giá, xếp hạng chất lượng doanh nghiệp bưu chính năm 2023; phối hợp chặt chẽ cùng Thanh tra Bộ giải quyết dứt điểm câu chuyện giấy phép bưu chính bị sử dụng sai mục đích. Ngoài ra, Trung tâm thông tin, Vụ Kế hoạch tài chính phối hợp với Vụ Bưu chính để triển khai sớm Cổng thông tin và dữ liệu bưu chính.
Luật Bưu chính được ban hành tháng 6/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011. Quá trình thực thi cho thấy, đến nay, Luật không còn đáp ứng được yêu cầu phát triển của lĩnh vực. Trong kế hoạch của Bộ TT&TT, trong giai đoạn 2024 – 2025, Luật Bưu chính (sửa đổi) là 1 trong 4 dự án luật Bộ sẽ đề xuất, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua. Trong Nghị quyết 01 ban hành ngày 5/1/2024, lập đề nghị xây dựng Luật Bưu chính (sửa đổi) là 1 trong những nhiệm vụ cụ thể Chính phủ giao Bộ TT&TT trong năm nay. |
3 loại mặt nạ không nên bỏ qua nếu da bạn bị khô
Rước họa vì làm đẹp bằng vitamin E
Làm đẹp bất ngờ từ đá lạnh chị em ít biết
Đừng bao giờ trang điểm để mắt và môi phải cạnh tranh với nhau
Các bạn gái có thói quen trang điểm này thì hãy từ bỏ ngay, bởi vì, nó làm bạn trông “quê kệch”. Nếu chọn màu đỏ để trang điểm cho môi thì hãy chọn tông màu nhẹ cho mắt và ngược lại, nếu màu mắt của bạn thực sự nổi bật thì hãy tránh xa những màu nóng khi “tô” son.
Đường viền môi không rõ hãy dùng bút kẻ môi
Khi kẻ đường viền, bạn phải thận trọng hơn để đường nét được đều và chuẩn
Khi bạn không may mắn được sở hữu một khuôn môi đẹp thì giải pháp dành cho bạn là sử dụng bút kẻ viền để khuôn môi được rõ hơn và đẹp hơn. Đường viền của môi thường dài hơn so với mắt, vì vậy, khi kẻ đường viền, bạn phải thận trọng hơn để đường nét được đều và chuẩn. Tốt nhất là bạn hãy bắt đầu từ giữa môi sau đó từ từ kéo sang hai bên
Dùng son môi thế nào là đúng
Không có bất cứ nguyên tắc nào về việc sử dụng son môi. Một số phụ nữ chọn bút lông để trang điểm. Tôi cũng sở hữu một cái và chưa bao giờ sử dụng chúng. Một số người khác lại dùng ngón giữa để tô son. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ đều dùng son ở dạng thỏi và tô son trực tiếp. Cách nào cũng được, miễn là bạn chọn màu son phù hợp và nó làm bạn trông thật xinh.
Bút kẻ môi
Trên thị trường hiện nay, bút kẻ môi cũng có rất nhiều màu khác nhau và nguyên tắc bạn phải tuân thủ khi sử dụng bút kẻ môi là, nếu màu son nhạt thì hãy chọn bút kẻ môi màu da.
Nước bóng thường bị trôi đi rất nhanh nhưng nếu bạn bôi lớp bóng trước khi tô son thì lớp bóng này sẽ lâu trôi bơn.
Bạn có thể kẻ viền môi trước hoặc sau khi tô son hay nước bóng
Một số phụ nữ thường chọn cách kẻ viền môi trước vì họ thường cho rằng, nếu tô son trước sau đó mới kẻ môi sẽ làm đường viền môi không thật tự nhiên. Nhưng thực tế thì môi sẽ trông tự nhiên hơn nếu khi bạn tô son rồi mới kẻ đường viền môi.
Không được dùng bút kẻ viền màu đậm khi màu son thuộc tông màu nhạt
Xác định đặc trưng của môi là rất quan trọng, nhưng phải chắc chắn rằng màu của bút kẻ viền hợp với màu son và nước bóng. Viền môi màu đậm kết hợp với son màu nhẹ sẽ làm bạn trông thật sự tệ.
Đừng bao giờ dùng môi để thử màu son
Đây là một hành động rất mất vệ sinh, thậm chí nó có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Thay vào đó, hãy thử son môi trên đầu ngón tay, các đầu ngón tay giống môi hơn là mu bàn tay.
Đứng bỏ đi những màu son bạn không ưa
Đừng bao giờ bỏ đi những màu son không thích, bởi vì, có thể lúc này mình không thích nhưng trong những trường hợp nào đó nó sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Việc phối màu son môi cũng sẽ giúp bạn tạo màu độc đáo.
Khi bạn đã có tuổi thì son có chứa “creamy” sẽ là giải pháp tốt nhất
Nhiều người không ưa son có nhiều “creamy” nhưng trên thực tế thì khi bạn đã có tuổi thì son “creamy” sẽ rất hợp.
Còn nếu môi của bạn không còn tròn đầy và đã có nếp nhăn thì hãy tránh những màu son “xỉn” hay nước bóng, loại son tốt nhất với bạn chính là son “creamy”.
Không phải tất cả dáng môi đều đẹp
Màu da của bạn sẽ xác định tông son nào là phù hợp với bạn. Bạn có thể coi son môi là người bạn thân thiết của mình, nhưng chưa chắc nó đã tốt cho bạn. Tông màu cam hay màu nâu, đỏ san hô chỉ có thể hợp với một số người bởi vì tông màu này sẽ làm cho răng bạn trông bị vàng.
Những bạn gái không có được may mắn sở hữu hàm rằng ngọc thì nhất định phải tránh xa những màu son này.
Nguỵ trang khi bạn có hàm răng không trắng
Để giảm bớt sắc vàng của răng, hãy sử dụng son có màu hơi xanh. Những tông màu giúp bạn khắc phục điều này gồm màu mận chín, màu hồng và màu tím.
Khi môi bị nứt nẻ
Bạn hãy nhớ rằng môi rất nhạy cảm với thời tiết, vì vậy mà môi thường xuyên bị khô hay nứt nẻ. Để khắc phục điều này, bạn nên thường xuyên dùng nước bóng, Vaseline và mát-xa cho môi thường xuyên cũng là một trong những điều kiện giúp môi mềm mại và tươi tắn.
Bạn đã biết được 12 tuyệt chiêu làm đẹp môi trên đây chưa? Nếu chưa biết, hãy bỏ túi ngay 12 tuyệt chiêu làm đẹp môi này để có đôi môi hoàn hảo nhé.
VNN tổng hợp
" alt=""/>Tuyệt chiêu giúp đôi môi đẹp hơn mỗi ngàyLần theo một con đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, xung quanh vẫn còn nhiều bãi đất hoang, cây dại mọc cao quá đầu người. Mỗi khi có xe đi qua là bụi bay mù mịt. Phần lớn cư dân trong khu vực đã nhận tiền đền bù giải tỏa để di dời đi nơi khác.
Ngoài lán trại công nhân thi công chỉ còn lại một khu tạm cư nằm lọt thỏm, bốn bề hoang vắng. Tại đây còn khoảng chục hộ dân sinh sống với điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, gần như cách ly hẳn với cộng đồng xung quanh. Phần lớn họ còn vướng mắc trong vấn đề đền bù giải tỏa đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Con đường chính đang thi công trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm |
Bà Nguyễn Thị Nhung, một người dân sống trong khu tạm cư cho biết: “Cứ đến buổi chiều nước lên là ngập, nước nhỏ ngập nhỏ, nước lớn thì ngập lớn, sống khổ sở lắm”. Bà Nhung và con cháu đã về ở khu này gần 5 năm trong cảnh chật chội, xuống cấp của căn nhà. Con trai bà Nhung phải đi bắt cá từ sáng sớm để kiếm kế sinh nhai cho gia đình.
Trước đây, người dân còn ở đông, chị Hoàng Cúc, cũng buôn bán được. “Bây giờ mỗi ngày chỉ bán được khoảng 100 ngàn, lời lãi không bao nhiêu. Chồng trước đây làm công nhân, giờ bị bệnh ở nhà, chị phải vay mượn thêm gia đình để có tiền nuôi con ăn học” - chị Cúc cho biết.
Gia đình cô Tư có 13 người được bố trí ở trong căn nhà có 2 phòng ngủ. “Từ ngày vào đây, cuộc sống rất khó khăn, đi làm xa. Con gái làm công nhân, chiều về phải nhận sửa quần áo làm thêm. Nước non lúc đầu xài thoải mái, giờ càng ngày càng yếu”.
Cuộc sống của người dân trong khu tạm cư trước đây đa phần là buôn bán, làm thuê làm mướn. Nhưng từ ngày chuyển vào đây, xung quanh vắng người nên làm ăn gì cũng khó. “Chúng tôi cũng mong sớm an cư, ổn định cuộc sống, nhưng mức đền bù 200 ngàn/m2 thì biết đi đâu?”.
![]() |
Con đường giữa 2 dãy nhà tạm cư “chiều nào cũng ngập” ![]() Ít ai hình dung khu nhà này lại ở ngay giữa Thủ Thiêm Phía ngoài căn nhà bà Nguyễn Thị Nhung ![]() Đồ đạc ngổn ngang, phòng khách cũng tận dụng làm chỗ ngủ Bên trong phòng ngủ tối tăm, cũ kỹ ![]() Quần áo cũng phải treo ra ngoài vì trong nhà quá chật ![]() ![]()
Chị Cúc vẫn buôn bán trong khu tạm cư chỉ vỏn vẹn khoảng 10 hộ ![]() Căn nhà đã chật lại càng chật vì nhiều đồ tạp hóa ![]() Thú vui hiếm hoi của trẻ con ở đây là xem TV ![]() Khu tạm cư đã xuống cấp trầm trọng ![]() Một dãy nhà hoang, không có người ở ![]() Một góc khác trong khu tạm cư ![]() Sát bên khu nhà là đất hoang, cây bụi rậm rạp ![]() Bộ lưới đánh cá, mưu sinh qua ngày ![]() Bữa trưa với một ít tôm cá nhỏ đánh bắt được |
Quốc Tuấn
Bất an ở khu tái định cư" alt=""/>Khu nhà tồi tàn khó tin giữa Sài Gòn