Bộ phim xoay quanh câu chuyện về cô bé Laura Chant (Erana James) sống cùng mẹ Kate (Melanie Lynskey) và em trai Jacko (Benji Purchase) tại một khu dân cư nghèo ở vùng ngoại ô thành phố Christchurch. Một ngày kia sau giờ tan học, Laura đã để lạc Jacko và tìm thấy em trai mình đang mải mê với những trò chơi ở một cửa tiệm được bày trí với vô số những món đồ chơi kỳ lạ. Carmody Braque (Timothy Spall) – người chủ bí ẩn của gian hàng – thậm chí còn dán một con tem lên tay của Jacko trước khi hai chị em ra về. Sau đó, hàng loạt những điều bí ẩn và khủng khiếp xảy đến với gia đình Laura. Liệu cậu bạn cùng lớp Sorensen Carlisle (Nicholas Galitzine) có giúp đỡ được cô? Và liệu Laura có thể giành chiến thắng và cứu được tính mạng của em trai mình?
The Changeover – Thoát Xác được thực hiện dưới sự chỉ đạo của bộ đôi đạo diễn Miranda Harcourt và Stuart McKenzie. Đảm nhận vai trò nhà sản xuất của phim là Emma Slade. Phim được xây dựng dựa trên kịch bản do Stuart McKenzie chắp bút. Bộ phim có sự tham gia của các diễn viên Timothy Spall, Melanie Lynksey, Lucy Lawless, Nicholas Galitzine, Erana James, Kate Harcourt và Benji Purchase. Trong đó, Erana James và Nicholas Galitzine là những gương mặt mới của làng điện ảnh. Còn Timothy Spall là nam diễn viên gạo cội, gây tiếng vang với nhiều bộ phim như Mr. Turner (2014), The King's Speech (2010), Enchanted (2007), …
Theo GameK
" alt=""/>The ChangeoverHiện Google đang nghiên cứu hệ điều hành có tên Fuchsia. Điều khác biệt giữa Fuchsia với Chrome OS và Android chính là lõi của nó. Fuchsia sử dụng loại nhân mới có tên Zircon giúp nó hoạt động trên nhiều nền tảng không chỉ riêng điện thoại và laptop.
Tuần trước, một nhân viên IT thuộc Tổ chức môi trường quốc tế tên Mitch Blevins đã tải lên YouTube đoạn video giới thiệu các tính năng của Fuchsia. Khi khởi động, người dùng sẽ thấy màn hình khóa tương tự Android, dưới góc phải có 3 nút. Biểu tượng Fuchsia nằm ở góc trái phía trên.
Khi đăng nhập vào hệ điều hành, Google sẽ chạy một số thủ tục thông thường, nhưng màn hình cuối vẫn còn để trống. Người dùng chỉ có thể vào với vai trò là khách.
Màn hình chính khác hoàn toàn so với những hệ hiều hành trước đó trên điện thoại và máy tính. Giữa màn hình có một số thông tin như thời gian, tình trạng Wi-Fi và nơi nhập dữ liệu cá nhân liên quan đến Google.
Khi trượt lên sẽ xuất hiện trang tương tự với Google Now. Đây là trợ lý ảo với sức mạnh trí tuệ nhân tạo cao hơn Google Now. Trên màn hình chỉ xuất hiện 3 yêu cầu mẫu, do chưa có người dùng đăng nhập vào.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa màn hình chính của Fuchsia với các hệ điều hành trước đó là không có ứng dụng. Trên màn hình không xuất hiện thanh Dock, biểu tượng desktop, launcher, tại đây chỉ có công cụ tìm kiếm của Google. Công cụ này giúp tìm kiếm các tài liệu, ứng dụng có trong thiết bị.
Hệ điều hành này cũng sở hữu chức năng đa nhiệm, người dùng có thể làm việc trên 2 cửa sổ của 2 ứng dụng. Thậm chí, người dùng còn có thể gộp 2 ứng dụng vào cùng một cửa sổ như 2 trình duyệt và chuyển đổi qua lại dễ dàng.
Khi nhấn vào dấu chấm ở bên dưới, người dùng có thể quay về màn hình chính. Nhưng nếu làm vậy khi đang chạy chương trình nào đó, thiết bị sẽ mở trang chuyển ứng dụng. Khác với các hệ điều hành trước, trang chuyển này sẽ xuất hiện ứng dụng xếp theo thứ tự thời gian đảo ngược.
Người dùng có thể lướt lên và thấy các ứng dụng đã mở trước đó. Lúc này, Fuchsia giống hệ điều hành trên điện thoại.
Để mở trang cài đặt, người dùng nhấn vào biểu tượng Fuchsia giữa màn hình. Trang cài đặt bao gồm thanh điều chỉnh độ sáng, âm lượng và một số nút giống Android.
Fuchsia có thể chạy trên nhiều nền tảng. Nó hỗ trợ chế độ dành cho điện thoại. Người dùng dễ dàng chuyển từ chế độ điện thoại sang máy tính bảng, có thể nói đây là một hệ điều hành toàn diện.
Google đã ra mắt Material Design từ năm 2014, đây là sách hướng dẫn thiết kế tổng quát, có tính linh hoạt. Khi chạy trên Fuchsia, chương trình tự động thích ứng với kích thước màn hình và thay đổi giao diện cho phù hợp.
Theo Zing
" alt=""/>Hình ảnh đầu tiên về hệ điều hành Fuchsia mới của GoogleNguồn tin từ Next Media vừa cho biết, Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) vừa đạt được thỏa thuận với Next Media mua bản quyền toàn bộ các trận của U23 Indonesia tại bảng K Vòng loại U23 châu Á 2020 diễn ra trên sân Mỹ Đình từ ngày 22 đến 26/3/2019. Đồng thời các trận đấu diễn ra tại Mỹ Đình sẽ được phát sóng trực tiếp bằng công nghệ truyền hình siêu nét 4K trên lãnh thổ Indonesia.
“Với việc mua bản quyền các trận đấu, chúng tôi hi vọng đội tuyển U23 Indonesia sẽ có những màn trình diễn tuyệt vời ở Việt Nam”, Eng Marsal Masita, Phó Tổng thư ký Liên đoàn bóngđá Indonesia phát biểu.
Next Media là đơn vị chính thức và duy nhất thay mặt Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) trong việc sản xuất, phát sóng và phân phối bản quyền phát sóng 6 trận đấu thuộc bảng K Vòng loại U23 châu Á 2020 diễn ra trên sân VĐQG Mỹ Đình từ ngày 22-26/3/2019.
" alt=""/>Vòng loại U23 châu Á 2020 sẽ phát sóng tại Indonesia bằng công nghệ siêu nét 4K