Ngày 07/11/2020, buổi công bố chương trình truyền hình du lịch thực tế 4.0 “Đi Việt Nam Đi - Vietnam Why Not”, ra mắt ứng dụng “Vietnam Why Not” được tổ chức tại TP.HCM.Ban tổ chức chương trình cho biết, đây là dự án hưởng ứng lời kêu gọi kích cầu du lịch Việt của Tổng cục Du lịch Việt Nam. Hơn thế, chương trình ra đời trong bối cảnh cả nước phối hợp kích cầu du lịch nội địa.
Do đó, chương trình truyền hình du lịch thực tế 4.0 này được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy nhu cầu, phát triển kinh tế du lịch.
 |
Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam phát biểu tại buổi ra mắt. |
Có mặt tại buổi ra mắt, ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam nhận định, chương trình là một trong những ý tưởng sáng tạo nhằm kích cầu ngành du lịch.
Cụ thể, ông Siêu cho biết, năm 2020 là một năm đầy sóng gió, khó khăn. Tuy nhiên, ông cũng nhận định, trong khó khăn của đại dịch đã lóe lên nhiều ý tưởng sáng tạo.
Trong đó, chương trình du lịch thực tế 4.0 “Đi Việt Nam Đi - Vietnam Why Not” và ứng dụng Vietnam Why Not App là một minh chứng cho sự vào cuộc rất sáng tạo của thế hệ trẻ, những doanh nghiệp rất năng động, có nhiều ý tưởng.
“Chúng tôi đánh giá rất cao ý tưởng này và thấy rằng ở đây hội tụ rất nhiều tinh hoa Việt. Đó là vẻ đẹp Việt, công nghệ Việt và ý tưởng Việt. Tất cả đã tạo nên một sức mạnh mới”, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam nhận định.
 |
Các đội chơi đều là hoa hậu, á hậu sẽ đối đầu nhau trong chương trình truyền hình thực tế. |
Theo đó, đây là chương trình truyền hình thực tế ứng dụng nền tảng tiên phong công nghệ với 3 đội chơi là các hoa hậu, á hậu.
Các đội chơi sẽ được áp dụng luật chơi hoàn toàn bằng thiết bị công nghệ cao, chỉ sử dụng điện thoại thông minh (điện thoại hành trình) và QR Code để truy xuất thông tin.
Chương trình bao gồm 10 tập tương ứng với 10 chặng hành trình tại mỗi tỉnh thành tiêu biểu trên cả nước. Nội dung chương trình ghi lại hành trình khám phá Việt Nam nhằm quảng bá du lịch.
Cùng ngày, đơn vị tổ chức cũng ra mắt ứng dụng và website chính thức của Vietnam Why Not. App Vietnam Why Not tạo ra kênh thông tin du lịch thông minh có hình thức tương tác trực tiếp với người sử dụng.
Dự kiến App Vietnam Why Not sẽ ra mắt trên App Store và Google Play từ trung tuần tháng 11/2020 trước thời gian phát sóng chính thức của chương trình.

Những điều thú vị trong văn hóa nước Đức
Người Đức rất thích mặc quần áo tối màu, đặc biệt là màu đen và hiếm khi mặc quần áo màu sáng trên đường phố.
" alt="'Đi Việt Nam Đi': Ý tưởng sáng tạo trong mục tiêu kích cầu ngành du lịch"/>
'Đi Việt Nam Đi': Ý tưởng sáng tạo trong mục tiêu kích cầu ngành du lịch
Sáng 14/11, tại Bệnh viện K trung ương - cơ sở 2 (Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội), họa sĩ Nguyễn Thị Kim Đức - nhà đồng sáng lập Mạng xã hội Phật giáo Butta - Chủ tịch Quỹ tranh thiện nguyện “Butta Sweet Life”, đã trao tặng bênh viện 35 bức tranh của các họa sỹ Việt Nam. |
Trao tặng tranh cho Bệnh viện K |
Với nhiều bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo, thời gian họ ở bênh viện còn nhiều hơn ở nhà. Ngoài điều trị y tế, chăm sóc về tinh thần cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa bệnh. Vì vậy việc tạo không gian sống đẹp, màu sắc là việc vô cùng quan trọng giúp bệnh nhân có thêm niềm tin, khát vọng sống trong quá trình chữa bệnh.
Những bức tranh được gửi đến bệnh viện K với mong muốn góp phần mang lại diện mạo mới cho bệnh viện và tiếp thêm động lực, hỗ trợ tinh thần cho người bệnh.
Bên cạnh việc động viên tinh thần người bệnh, những bức tranh cũng góp phần tạo sự hứng khởi cho các y, bác sỹ, nhân viên y tế sau những giờ làm việc căng thẳng. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi chương trình tặng tranh cho các bệnh viện của Quỹ tranh thiện nguyện “Butta Sweet Life” thực hiện trong thời gian tới.
Họa sỹ Kim Đức là tác giả bức tranh “Vỏ tương lai - Cover of Future” - bức tranh được chọn làm quà tặng cho các giáo hội Phật giáo trên thế giới nhân dịp Đại lễ Phật đản Vesak tổ chức tại Việt Nam năm 2019.
Bà cho biết: “Đến bệnh viện, cảm giác màu trắng khiến cho người ta cảm thấy lạnh lẽo hơn, cô đơn hơn và sợ hãi hơn. Nên tôi muốn cải thiện một chút tình trạng này.
 |
Các bức tranh được treo trong phòng khám... |
Khi có một bức tranh nhiều năng lượng tích cực được treo ở viện, người bệnh sẽ cảm thấy ấm áp. Trong thời khắc ngắm bức tranh, họ sẽ cảm thấy quên đi muộn phiền, cho họ có niềm tin cố gắng chiến thắng bệnh tật”.
Bắt đầu từ 35 bức tranh tặng Bệnh viện K - cơ sở 2, bà sẽ tiếp tục tặng tranh cho các bệnh viện khác từ Quỹ tranh thiện nguyện “Butta Sweet Life”.
Trong nhiều năm qua, họa sĩ Kim Đức đã thực hiện nhiều chương trình cho cộng đồng. Tháng 9/2019 Trung tâm Phát triển thế giới thêm xanh do họa sĩ này làm giám đốc đã phối hợp với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Chương trình hòa nhạc và đấu giá tranh gây quỹ “Chung tay trồng rừng Việt Nam”. Chương trình đã nhận được sự ủng hộ quỹ tranh của nhiều họa sỹ tên tuổi Việt Nam, thu được hơn 5 tỷ đồng và tổ chức trồng hàng triệu cây xanh cho các tỉnh miền Trung bị cháy rừng từ Nghệ An tới Phú Yên.
 |
...và dọc hành lang bệnh viện |
Mạng xã hội Phật giáo Butta là mạng xã hội trực thuộc Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ra mắt tại Đại lễ Phật đản - Liên hiệp quốc Vesak 2019 được tổ chức tại Việt Nam.
Theo Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Mạng xã hội Butta sẽ cập nhật thông tin Phật giáo ở Việt Nam và thế giới để tăng ni, phật tử có thêm cơ hội tiếp cận, học hỏi, mở rộng Phật pháp. Đây sẽ là địa chỉ truyền tải giáo lý đạo Phật đến với mọi người, giúp con người hướng thiện với những thông điệp từ bi, hòa ái".

Chàng trai 22 năm làm từ thiện, xây nhà tình nghĩa cho người nghèo
22 năm làm từ thiện, Thành Toàn cùng nhóm của mình xây dựng được 23 căn nhà tình nghĩa cho người nghèo.
" alt="Quỹ tranh thiện nguyện tặng tranh cho Bệnh viện K"/>
Quỹ tranh thiện nguyện tặng tranh cho Bệnh viện K
Mái ấm của người chạy thận 6h sáng, trời miền Tây tháng 11 se se lạnh, chị Nguyễn Thị Kiều Bảy (49 tuổi, quê xã Hoà Bình, Trà Ôn, Vĩnh Long) thức dậy cùng chồng sửa soạn đồ đạc rồi ăn vội đĩa cơm với thịt kho để còn kịp sang bệnh viện ở Cần Thơ chạy thận.
 |
Chị Nguyễn Thị Kiều Bảy tranh thủ ăn cơm để còn kịp giờ đi chạy thận. |
Vợ chồng chị Kiều Bảy đang tá túc tại căn nhà ở khóm 5, phường Thành Phước, TX Bình Minh, Vĩnh Long, do vợ chồng anh Trần Văn Hiền (45 tuổi, ngụ cùng địa phương) dựng lên cho những bệnh nhân chạy thận ở miễn phí.
Người phụ nữ tóc ngắn, dáng vẻ gầy gò, làn da vàng vọt, gương mặt hốc hác, thiếu sự sống, mạch trên tay sưng lên gân guốc - đây là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh nhân suy thận.
Chín năm trước, chị thấy sức khoẻ có dấu hiệu bất thường nên vào bệnh viện khám, khi nghe bác sĩ thông báo mình bị suy thận giai đoạn cuối, chị không tin vào tai mình.
“Bác sĩ nói, tôi phải chạy thận một tuần 3 lần để duy trì sự sống, tôi thực sự sốc”, chị Bảy nhớ lại.
 |
Cơ thể ốm yếu, da vàng vọt, chị Bảy liên tục kêu lạnh khi có gió thổi qua. Chồng chị phải mặc thêm áo khoác cho vợ. |
Bác sĩ nói sao thì làm vậy, đều đặn một tuần 3 lần chị Bảy được chồng đưa lên Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ chạy thận nhân tạo.
Mỗi lần chạy thận mất từ 3 - 4 tiếng, có những hôm chạy xong thì trời đã tối, hai vợ chồng chị phải nằm ngủ ở hành lang bệnh viện.
Đến khi nghe nói, anh Hiền có xây nhà ở thị xã Bình Minh (cách Cần Thơ chỉ con sông Hậu) cho những bệnh nhân chạy thận tá túc miễn phí vợ chồng chị liền xin sang sống nhờ.
“Ở đây, vợ chồng tôi được miễn phí ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt...”, chị Bảy nói và cho biết: “Dù chạy thận không tốn tiền do có bảo hiểm nhưng vẫn phải chi tiêu nhiều thứ, nhà lại nghèo nên rất khó khăn, may mắn có vợ chồng chú Hiền cho ăn, ở miễn phí. Mỗi lần sang Cần Thơ chạy thận có xe cứu thương từ thiện đưa sang rồi rước về nên tôi không tốn đồng nào”.
 |
Anh Trần Văn Hiền, người xây nhà nuôi bệnh nhân chạy thận ăn ở miễn phí. |
Cách đây nhiều năm, bà Võ Thị Viễn (63 tuổi, quê xã Tân Lược, Bình Tân, Vĩnh Long) thường xuyên lên cơn đau đầu, mỏi lưng bất chợt.
Cuộc sống bộn bề lo toan nên bà cũng không chú ý. Đến khi sức khoẻ ngày càng suy giảm, bà đi khám thì nhận được tin sét đánh - suy thận giai đoạn cuối, bắt buộc phải chạy thận.
 |
Bà Võ Thị Viễn chia sẻ, việc được ở trong "mái nhà chung" như trút bỏ được một phần âu lo và gánh nặng về kinh tế. |
“Từ nhà qua Cần Thơ xa mấy chục km, mỗi lần chạy thận xong rất mệt, có khi phải nhập viện cấp cứu nên hai vợ chồng thường xuyên nằm vật vờ ở hành lang bệnh viện. Thấy vậy, chú Hiền thương tình kêu về đây sống, lo cho ăn ở miễn phí.
Về đây sống thì những người bị suy thận như tôi trút bỏ được một phần âu lo và gánh nặng về kinh tế. Ở đây, chị em là bệnh nhân chạy thận như nhau nên cũng đồng cảm, quây quần bên nhau, tụ tập kể những câu chuyện vui...”, bà Viễn nói.
 |
Mái nhà chung được vợ chồng anh Hiền dựng lên cho những bệnh nhân chạy thận ăn ở miễn phí. |
Bị bệnh thận từ năm 25 tuổi, Phạm Văn Hoà (ngụ huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) đã chạy thận được 5 năm.
Hồi năm 2015, thường xuyên mệt mỏi, chân nhức mỏi, sưng to, Hoà vào bệnh viện khám thì bác sĩ bảo “thiếu canxi”.
“Đi khám, xét nghiệm thêm lần nữa thì bác sĩ nói tôi bị bệnh suy thận ở giai đoạn cuối. Lúc đó tôi suy sụp dữ lắm”, Hoà nói.
 |
5 năm qua, mỗi tuần Hoà phải chạy thận 3 lần. |
Cũng kể từ đó cuộc chiến giành lại sự sống bắt đầu với chàng trai trẻ này. Hoà trở thành “công dân” chạy thận của Bệnh viện đa khoa TP. Cần Thơ.
Hoà ý thức được căn bệnh mà mình mắc phải là bệnh “nhà giàu” vì việc điều trị hết sức tốn kém. Mỗi tuần phải đến bệnh viện lọc máu 3 lần, nhằm duy trì sự sống.
"Bệnh nhân nào có thẻ bảo hiểm y tế thì đỡ, nếu không phải tốn tiền. Tôi có bảo hiểm nên không tốn tiền chạy thận, lại được về đây sống cùng các cô bác nên không phải lo nhiều. Tôi ở đây sống một mình, khi nào cảm thấy sức khoẻ không ổn mới gọi điện thoại cho cha từ quê sang chăm sóc”, Hoà tâm sự.
Theo Hoà, bệnh nhân chạy thận giai đoạn cuối như mình đều gắn cuộc đời với chiếc máy chạy thận nhân tạo.
“Tôi biết căn bệnh mình mắc phải mỗi ngày chỉ có nặng thêm, sự sống chỉ tính bằng ngày nên mình phải yêu quý cuộc sống”, Hoà chia sẻ.
Mái nhà để đùm bọc lẫn nhau
Hiện có 25 người đang tá túc tại căn nhà do anh Hiền xây dựng, họ là bệnh nhân đang chạy thận, bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, người đi theo nuôi bệnh, người già neo đơn không nơi nương tựa. Họ mỗi người một quê, người ở Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ… đang duy trì cuộc sống từng ngày.
 |
Anh Trần Văn Hiền (thứ 2, từ phải qua) cùng với các bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. |
Theo lời anh Hiền, "mái nhà chung" được vợ chồng anh dựng lên cách đây 2 năm với diện tích 200m2.
“Những bệnh nhân này có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhà ở xa nên không đủ tiền đi về mỗi lần chạy thận liên tục. Ở lại bệnh viện thì họ không có chỗ ở, phải ở tạm mái hiên, ăn uống kham khổ lắm. Thấy vậy, tôi quyết định xây dựng lên căn nhà có đầy đủ giường, nệm, mùng, mền, nhà vệ sinh… rồi “rủ” họ về ở. Họ ở đây không tốn bất cứ chi phí nào, tất cả tiền điện, nước, ăn uống đều được miễn phí".
“Tôi có 1 chiếc xe cẩu, 1 chiếc xe cuốc, vợ thì bán mỹ phẩm nên không lo nhiều chuyện tiền bạc. Làm ra được tiền, tôi để dành một khoản để góp vào lo cho những người trong “mái nhà chung”, anh Hiền cho hay.
 |
Cánh tay của bệnh nhân chạy thận đầy những u, cục - dấu vết của hàng nghìn lần cắm kim lọc máu. |
Ngoài ra, có nhiều mạnh thường quân cũng chung tay với anh Hiền để giúp đỡ, kéo dài sự sống cho các bệnh nhân.
Những bệnh nhân, người nhà đi cùng khi đến ở đều được anh Hiền yêu cầu xuất trình CMND để trình báo chính quyền địa phương.
Những người sống trong "mái nhà chung" luôn bảo bọc, che chở cho nhau, người khỏe quan tâm, nấu cho người bệnh ăn.
 |
Đúng 8h, các bệnh nhân chạy thận được người thân đưa ra xe chuyển viện từ thiện để sang Cần Thơ chạy thận. |
Hằng ngày, cứ đến ca ai đi chạy thận sẽ có xe cấp cứu của Hội Đông y thị xã Bình Minh đến đưa đi.
Ca sớm nhất bắt đầu từ 3h sáng, tiếp theo là 8h sáng, có bao nhiêu người cũng đều được xe đưa đi đón về.
Theo lời anh Hiền, những bệnh nhân qua đời nếu không có người thân, anh sẽ cùng các mạnh thường quân tổ chức đám ma, tụng kinh, rồi mang đi thiêu, tro cốt sẽ được gửi vào chùa.
 |
Mỗi lần chạy thận thường mất từ 3 - 4 tiếng. |
Ngoài chăm lo cuộc sống cho những bệnh nhân chạy thận nói trên, anh Hiền còn tham gia vào đội cứu hộ đường thủy, chuyên đi vớt những thi thể chết đuối trên sông Hậu.
Theo lời người đàn ông này, anh chỉ mong bệnh nhân, những người đang sống trong “mái nhà chung” sống vui vẻ, hoà đồng tương trợ, đùm bọc, động viên nhau trong quãng thời gian khó khăn của cuộc đời.
“Của cải, tiền bạc rồi cũng hết, tôi chỉ muốn làm điều gì đó ý nghĩa cho cuộc sống”, anh Hiền nói.

Chuyện về 'bà nội' của 26 đứa trẻ mồ côi ở miền Tây
Ở miền Tây, câu chuyện người bà cưu mang, nuôi nấng 26 đứa trẻ mồ côi, xem các em như cháu nội ruột của mình làm nhiều người xúc động, kính phục.
" alt="Vợ chồng Vĩnh Long xây nhà nuôi bệnh nhân chạy thận ăn ở miễn phí"/>
Vợ chồng Vĩnh Long xây nhà nuôi bệnh nhân chạy thận ăn ở miễn phí