Kết quả World Cup nữ 2023 hôm nay 28/7 | ||||
Ngày | Giờ | Trận đấu | Bảng | Trực tiếp |
28/7
| ||||
Câu lạc đầu tư tiền kỹ thuật số của sinh viên - hình ảnh dễ thấy tại các trường đại học Hàn Quốc. |
Một buổi tối cuối tuần tại Đại học Sungkyunkwan, Seoul, hàng chục sinh viên đang tập trung trong phòng học để chia sẻ bí quyết đầu tư cho cái gọi là tiền kỹ thuật số. Nhiều câu chuyện thần kỳ được đưa ra, mọi người tỏ ra vô cùng hào hứng.
Các sinh viên chia thành nhóm nhỏ, ngồi chăm chú theo dõi trưởng nhóm trình bày cách đọc dữ liệu tài chính và dự đoán xu hướng tiền kỹ thuật số. Không khí chộn rộn hẳn lên mỗi khi có tiếng kêu “giá vừa tăng rất mạnh” của ai đó.
“Tôi không muốn trở thành giáo viên dạy toán nữa. Tôi đã nghiên cứu lĩnh vực này hơn 10 tiếng mỗi ngày trong nhiều tháng qua, và tôi chắc rằng đây sẽ là tương lai của mình”, sinh viên 23 tuổi Eoh Kyong-hoon, người thành lập câu lạc bộ Cryptofactor, nói.
Bị tác động một phần bởi tương lai kinh tế ảm đạm cùng tỉ lệ thất nghiệp cao gấp ba lần mức trung bình quốc gia, những thanh niên trẻ Hàn Quốc đang tập trung cho tiền kỹ thuật số bất chấp rủi ro và cảnh báo từ chính quyền.
Xu hướng này khiến giới chức Hàn Quốc lo ngại. Tuần trước, nước này đã công bố nhiều biện pháp hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường đầu tư tiền kỹ thuật số tại đây.
Lo ngại về bảo mật và trộm cắp tiền kỹ thuật số cũng tăng cao. Một sàn giao dịch tiền kỹ thuật số Hàn Quốc đã phải đóng cửa gần đây và nộp đơn xin phá sản sau khi bị tin tặc tấn công hai lần và mất một số tiền kỹ thuật số rất lớn.
“Giới trẻ và sinh viên đang đổ xô vào buôn bán tiền kỹ thuật số để có khoản lợi lớn chỉ trong thời gian ngắn. Đã đến lúc chính quyền cần hành động bởi nếu không hiện tượng này sẽ gây ra hậu quả đáng tiếc”, cảnh báo của Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yeon đưa ra tháng 11/2017.
Eoh Kyong-hoon nói rằng quy định mới của chính phủ không mảy may tác động tới ý định của mình, nhất là khi khoản đầu tư của sinh viên này đã tăng gấp 20 lần chỉ trong sáu tháng qua.
Eoh cho biết nhiều sinh viên mang laptop tới lớp để theo dõi các khoản đầu tư, đồng thời tham gia các kênh buôn bán tiền kỹ thuật số ngay khi giáo viên đang giảng bài bên trên.
Theo giới phân tích, sinh viên Hàn Quốc chủ yếu đầu tư vào các đồng coin giá rẻ thay cho bitcoin, với giá trị giao dịch thấp hơn nhiều. Chúng được gọi là “các đồng coin thay thế”.
“Do giới trẻ thích ứng tốt hơn với lối sống di động nên họ có thể thực hiện đầu tư từ bất cứ đâu, thậm chí từ chiếc đồng hồ thông minh”, Kim Jin-hwa – một trong những người đứng đầu Hiệp hội Công nghiệp Blockchain Hàn Quốc (KBIA), cho hay.
"> Sinh viên Hàn Quốc ăn ngủ với tiền kỹ thuật sốSau khoảng thời gian tồi tệ đó, tôi bắt đầu chú ý nhiều hơn về thói quen sử dụng Facebook của mình. Nó không đơn thuần là một ứng dụng, nó chiếm hết quỹ thời gian của tôi.
Theo tính năng thống kê thời lượng sử dụng ứng dụng trên iOS, tôi phát hiện mình mất khoảng 2 giờ sử dụng Messenger, 57 phút lướt Facebook trên điện thoại mỗi ngày. Đó là chưa kể thời gian tôi sử dụng Facebook trên máy tính. Tôi có thể tự nhận mình là một "con nghiện Facebook" tiêu biểu.
Facebook chiếm của tôi khoảng 3 giờ mỗi ngày. |
Như vậy tôi mất 3 giờ mỗi ngày, gần 01 ngày mỗi tuần và gần 2 tháng mỗi năm. Tôi quyết định thử từ bỏ Facebook. Mọi chuyện sẽ rất khó khăn nhưng chắc chắn tôi sẽ chủ động hơn so với việc bị khóa tài khoản hay thậm chí là viễn cảnh một ngày nào đó Facebook bất ngờ biến mất khỏi App Store.
Khó khăn bắt đầu ngay từ thao tác đầu tiên, Facebook sử dụng mọi cách để níu giữ người dùng. Mạng xã hội này sẽ thông báo cho tôi về những nội dung, hình ảnh sẽ biến mất khỏi Facebook. Tiếp đến Facebook đánh vào cảm xúc. Họ thuyết phục rằng những người tôi thường xuyên liên lạc sẽ nhớ tôi. Và cuối cùng là buộc tôi cung cấp một vài lý do từ bỏ.
Nếu tôi chọn vào mục "Đây là hành động tạm thời..." Facebook sẽ hiện ra mục chọn ngày tự động kích hoạt lại tài khoản. Tóm lại họ giải quyết nhiệt tình tất các các vấn đề nếu tôi muốn kích hoạt lại. Nếu như việc tạo tài khoản chỉ mất vài bước đơn giản thì khóa tài khoản thật nhiêu khê.
![]() |
Facebook nhắc tôi rằng sẽ có rất nhiều người nhớ tôi. |
Ngoài ra, khóa tài khoản và dừng sử dụng Messenger là hai việc hoàn toàn khác nhau. Tôi phải chọn vào mục khóa luôn ứng dụng nhắn tin mới thực sự thoát khỏi "vòng tay" mạng xã hội này.
Trước khi đóng hoàn toàn Facebook, tôi nhắn cho một số người thân thiết, vài mối quan hệ công việc để thông báo về sự biến mất của mình trên Facebook.
Sau khi đóng thành công khoảng năm phút, tay chân tôi bắt đầu "ngứa ngáy", tôi đã mở Zalo như một giải pháp khác thay thế, tôi nhận ra mình cần tính năng nhắn tin của Facebook.
Khoảng 1-2 giờ sau đó, tôi mở ứng dụng Facebook và Messenger trong vô thức, như một thói quen khó bỏ. Vì vậy tôi quyết định xóa hai ứng dụng trên khỏi điện thoại của mình.
3 giờ sau khi đóng Facebook, tôi bắt đầu ngồi nói chuyện nhiều hơn với những người thân trong gia đình. Ngoài ra tôi mở ứng dụng đọc báo ra xem vì thật sự tôi "đói" thông tin từ thế giới xung quanh. Trước đây tôi thường dùng Facebook để cập nhật tin tức, mặc dù không ít những tin trong số đó là giả mạo, chưa được kiểm chứng.
Đôi lúc, tôi hỏi em trai tôi về những gì đang xảy ra trên Facebook. Khi nhận được câu trả lời "không có gì xảy ra" tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Nhưng trong thâm tâm, tôi vẫn không tin câu trả lời của em mình, vì hàng giờ, hàng phút Facebook đều cập nhật những thứ hay ho, những video hài hước, những tin tức nóng hổi.
Tôi quyết định đi ngủ sớm. Tôi đem theo điện thoại lên giường như mọi ngày. Lần này chiếc điện thoại thật chẳng có gì để hấp dẫn tôi, không Facebook, không Messenger. Nhưng thật may mắn khi tôi phát hiện ra YouTube, tôi xem video 30 phút trước khi chìm vào giấc ngủ.
Cơn nghiện chia sẻ
Tôi thường bắt đầu buổi sáng bằng việc kiểm tra email, tiếp theo là Facebook. Nhưng hôm đây tôi thay Facebook bằng ứng dụng đọc báo. Lướt từng trang thông tin nhưng thật sự tôi nhớ cảm giác lướt Facebook.
Trong lúc uống cà phê sáng, tôi chụp lại khung cảnh tại quán, rất đẹp. Bất giác tôi tự hỏi, "chụp xong tôi sẽ đăng nó lên đâu?". In ấn để chia sẻ đã trở nên bất tiện và thiếu đi sự tương tác từ khi Facebook xuất hiện.
Người dùng có thể chụp và đăng tải ngay hình ảnh đó, tiếp theo là ngồi đếm những lượt tương tác, phản hồi ngay bằng bình luận. Đây thật sự là một thú vui, đặc biệt là với những người yêu thích chụp ảnh như tôi. Nhu cầu chia sẻ là rất cao. Một số ứng dụng khác cũng đáp ứng được nhu cầu này tuy nhiên không mạnh mẽ như Facebook...
Trên Facebook có nhiều người hơn.
Vào buổi trưa, tôi nhận được cuộc gọi đầu tiên từ một người bạn, hỏi về lý do người này không thể nhắn tin được cho tôi. Phút chốc tôi thấy vui vì có người nhớ đến mình sau khi biến mất khỏi mạng xã hội.
![]() |
Ông chủ của "thế giới ảo" sống rất "thật". Ảnh: Facebook Mark Zuckerberg. |
Không giải quyết được một số nhu cầu giải trí có thể khó chịu nhưng vẫn không thực sự ảnh hưởng bằng những khó khăn khi giao tiếp trong công việc mà tôi gặp phải. Những thông tin từ nhóm chat, nhóm công việc, các trang của công ty hay lịch họp tôi đều phải nhờ đồng nghiệp cập nhật giúp. Việc gửi một liên kết hay hình ảnh cho ai đó gặp khó khăn rất nhiều.
">Thông báo của YouTube gửi tới các người dùng đối tác (partner)
Nói cách khác, trước đây YouTube chỉ cần bạn đạt tối thiểu 10.000 lượt view trên toàn kênh là đã có thể tham gia chương trình hợp tác quảng cáo kiếm tiền của họ, nhưng giờ đây họ yêu cầu các nhà sản xuất nội dung phải biết duy trì và giữ chân người xem nữa, thông qua số giờ và lượng người xem ở mức quy định mới. Quy định này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 20/2 tới đây và nếu không đủ điều kiện này, kênh YouTube của bạn sẽ tự động bị mất quyền kiếm tiền.
Theo chia sẻ trên blog của công ty, đại diện YouTube cho biết: "Chúng tôi đưa ra chính sách mới này sau khi trao đổi với những người sáng tạo nội dung của chúng tôi. Họ đều nhất trí cho phép chúng tôi nâng cao tiêu chuẩn để xác định những nhà sáng tạo đóng góp tích cực vào cộng đồng, giúp tăng quảng cáo của họ và tránh các hành động xấu, ngăn chặn các video không thích hợp kiếm tiền và gây tổn thương với người khác".
Hành động này được coi là động thái quyết liệt của YouTube để loại bỏ các kênh video reup (upload lại từ người khác) hoặc kiếm tiền từ những clip "vô bổ" và thậm chí là có hại. Đặc biệt sau sự cố tài khoản Logan Paul upload video xác chết lên YouTube để... câu view?!
Trước chính sách mới của YouTube, rất nhiều chủ kênh nhỏ lẻ đã lên tiếng phản đối và cho rằng đây là hành động áp phe không đẹp của YouTube, đi ngược chính sách hỗ trợ những nhà sáng tạo số mới nổi mà họ theo đuổi trước đó.
Một YouTuber có tên là Johnny Gurnett chia sẻ trên Twitter của mình rằng, "chỉ vì những thiệt hại bởi những kẻ kền kền như Logan và Jake Paul, mà giờ đây YouTube đang cố giải quyết vấn đề bằng việc thay đổi chính sách đối tác khiến những kênh sáng tạo nhỏ như tôi không thể kiếm tiền được nữa. Hơn bao giờ hết, đáng lẽ họ phải hỗ trợ những người dùng YouTube tiềm năng chứ".
Đại diện kênh ReActTV - một kênh troll video nhỏ trên YouTube tỏ ra phẫn nộ, "vậy là từ giờ tôi không thể kiếm tiền từ video của mình và cũng không còn là đối tác của YouTube nữa, trong khi Logan Paul có thể đăng ảnh xác chết lên YouTube và không bị gì cả?! Ok".
Nhà hoạt động Mies Backfire nhận xét trên Twitter: "YouTube chỉ có 30 ngày để thông báo tới những người không sở hữu một lượng fan đủ lớn. Thậm chí kể cả những ai đã và đang là đối tác của họ cũng bị "thổi bay". Liệu họ có nhận thức được điều này đang giết chết các kênh YouTube nhỏ không?"
Tại Việt Nam, điều này cũng tác động không nhỏ tới các YouTuber đang kiếm tiền từ nền tảng này. Ví dụ điển hình, sau khi chia tay với kênh YouTube với hơn 3 triệu người theo dõi để lập kênh mới, YouTuber Nguyễn Thành Nam đã có những video lên đến vài triệu lượt xem và không hề vi phạm chính sách của YouTube nhưng vẫn không thể kiếm tiền từ nền tảng này, do các video của anh không giữ khán giả lại đủ lâu...
YouTuber Vinh Vật Vờ (Ảnh chụp màn hình)
Trái ngược với sự rầu rĩ của một số YouTuber, chia sẻ với VnReview, anh Trần Xuân Vinh (Vinh Vật Vờ) - chủ sở hữu kênh Review Dạo và có tài khoản là Vật Vờ Studio trên YouTube với hơn 800.000 người theo dõi và hiện cũng là một đối tác của YouTube cho rằng, "việc YouTube đặt ra cột mốc 4.000 giờ xem là rất hợp lý. Vì trước đây YouTube khá dễ dãi trong việc kiếm tiền nên nhiều kênh reup (upload lại video của người khác) đã ăn lời từ nó, điều này khiến YouTube rất khó khăn trong việc kiểm soát trả tiền cho những người làm nội dung chân chính, vì bản thân YouTube đang phải trả cho cả những người lách luật như upload lại clip của kênh khác, upload các phim không bản quyền hay nội dung 18+,... Khi bị thắt chặt sẽ giúp hạn chế bớt những người chuyên reup hay làm nội dung không chính thống".
Anh Vinh cũng cho biết, việc YouTube thắt chặt như vậy sẽ khiến những người sản xuất nội dung thực sự như anh sẽ gắn bó với nền tảng này hơn, vì nó sẽ giúp loại bỏ các kênh rác và những người sáng tạo nội dung thực sự sẽ được tôn trọng hơn, nhà quảng cáo trả tiền sẽ hiệu quả và giá trị của nó cũng cao hơn.
Cũng phải thừa nhận rằng, chính sách mới của YouTube không hẳn loại bỏ các kênh video nhỏ như một số người than thở, thay vào đó họ đòi hỏi các kênh phải chủ động sáng tạo hơn thay vì chỉ biết "giật title, câu view" và reup nội dung như trước. Nói cách khác, bạn phải thực sự "sản xuất nội dung" chứ không phải chỉ biết upload lại và "ăn sẵn" các nội dung đã có.
Từ góc độ YouTube, thông qua chính sách này họ sẽ tiết kiệm được khối tiền phải chi trả cho các kênh nhỏ lẻ đang nở rộ và nhất là các kênh reup ăn sẵn nội dung. Tuy nhiên, khi đòi hỏi chất lượng nâng cao như thế thì sẽ cần cả một chính sách chi trả cao hơn, tương xứng với những gì mà các nhà sáng tạo nội dung đã và đang đổ vào nền tảng này thông qua các kênh YouTube của họ.

Những kênh vlogger phổ biến trên YouTube như Zoella sẽ không bị ảnh hưởng từ các chính sách mới
Nội dung số nở rộ và từng nhiều lần mất kiểm soát, với hàng loạt thiệt hại do tin giả cũng như tin giật gân/câu view gây ra khiến các ông lớn như Google và Facebook buộc phải tuyên chiến. Cùng với tuyên bố siết chặt và củng cố nền tảng Facebook, rốt cuộc YouTube cũng đã có hành động để cho thấy họ cũng muốn xây dựng lại chất lượng của nền tảng này.
Đáng tiếc là chính sách của họ sẽ khiến nhiều người khó tiếp cận chương trình quảng cáo/đối tác của YouTube hơn và làm nhiều người không vui. Lúc này người ta sẽ tự hỏi, liệu có cách tiếp cận khác ít gây tổn thương tới cộng đồng YouTube hơn hay không? Bởi trong số hàng loạt kênh video nhỏ bị thảm sát kia cũng có không ít kênh thực sự hữu ích và bị "giết oan".
Andrew Tolentino - một nhà thiết kế ứng dụng di động tại Anh đã gọi hành động thay đổi này là "sự ích kỷ". Ông chia sẻ với Telegraph rằng: "Họ không hỗ trợ các YouTuber nhỏ hơn để giúp phát triển cộng đồng của mình".
">